Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
2.3. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT
2.3.1. Thực trạng nhận thức về quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ văn
Để tìm hiểu về mục đích đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm CBQL, GV và nhóm HS, kết quả thể hiện ở bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5. Nhận thức về mục đích đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triền năng lực học sinh
Mục đích Nhóm ĐTB Thứ hạng
1. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hướng tới học tập chủ động
CBQL, GV 3,59 1
HS 3,15
2. Phát huy khả năng làm việc tích cực, độc lập và khả năng phối hợp, hợp tác của HS
CBQL, GV 3,34 2
HS 3,16
3. Nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay
CBQL, GV 3,22 3
HS 3,15
4. Giải quyết mâu thuẫn giữa khối lƣợng tri thức phong phú, yêu cầu dạy học Ngữ văn ngày càng cao và thời gian học tập hạn chế
CBQL, GV 3,00 5
HS 3,07
5. Thực hiện dạy học tích hợp và phân hóa
CBQL, GV 3,20 4
HS 3,06
Từ kết quả thống kê từ bảng 2.5, trên cả 2 nhóm đối tƣợng là nhóm CBQL, GV và nhóm HS đều cho thấy đa số có nhận thức đúng về mục đích của đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực. Trong đó, tiêu chí
“phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, hướng tới học tập chủ động” đƣợc CBQL, GV “rất đồng ý” (ĐTB = 3,59) xếp hạng 1 và đƣợc HS
“đồng ý” (ĐTB = 3,15) xếp thứ hạng 2. Với tiêu chí này CBQL, GV và HS đều cho rằng việc học tập chủ động của HS phải dựa trên sự tổ chức, hướng dẫn của
GV, phải có sự tương tác của GV và HS nhằm tạo điều kiện cho HS chủ động khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Tiêu chí “giải quyết mâu thuẫn giữa khối lƣợng tri thức phong phú, yêu cầu dạy học Ngữ văn ngày càng cao và thời gian học tập hạn chế” đƣợc nhóm CBQL, GV và nhóm HS “đồng ý” ở các thứ hạng thấp nhất lần lƣợt là 5 (ĐTB = 3,00) và 4 (ĐTB = 3,07).
Có 5/5 tiêu chí đƣa ra đƣợc nhóm CBQL, GV lựa chọn ở mức “đồng ý”
và “rất đồng ý” (3,00< ĐTB ≤ 3,5); còn nhóm HS ở mức “đồng ý” (3,06 ≤ ĐTB ≤ 3,16). Điều này cho thấy CBQL và GV đã thực hiện các biện pháp giáo dục nhận thức cho HS về mục đích của đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực, từ đó thể hiện được tính tích cực trong nhận thức của HS, là nhân tố thuận lợi cho việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận HS chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
2.3.1.2. Nhận thức về các nội dung đổi mới PPDH Ngữ văn theo tiếp cận năng lực
Để tìm hiểu về định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, tôi tiến hành nghiên cứu trên nhóm CBQL, GV, kết quả thể hiện ở bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV về định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
RĐY: Rất đồng ý; ĐY: Đồng ý; PV: Phân vân; KĐY: Không đồng ý
Ðịnh hướng Tỉ lệ %
ÐTB Thứ hạng
RĐY ĐY PV KĐY
1. Dạy học Ngữ văn thông qua tổ
chức các hoạt động học tập của HS 24.4 73.2 2.4 0.0 3.22 5 2. Dạy học Ngữ vãn chú trọng
rèn luyện phương pháp tự học 19.5 73.2 7.3 0.0 3.12 7
3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong dạy học Ngữ văn
12.2 82.9 4.9 0.0 3.07 8 4. Kết hợp đánh giá của GV với
tự đánh giá của HS trong dạy học Ngữ văn
0.0 100.0 0.0 0.0 3.00 9 5. Ðổi mới PPDH môn Ngữ văn
là một quá trình lâu dài, phải đƣợc thực hiện đồng bộ với các nhân tố trong hoạt động dạy học
39.0 58.5 2.4 0.0 3.37 1
6. Cần đổi mới cách thức thực hiện các PPDH Ngữ văn truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực của HS
19.5 78.0 2.4 0.0 3.17 6
7. Sử dụng phối hợp các PPDH Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS
29.3 70.7 0.0 0.0 3.29 3 8. HS tự tổ chức, tự điều khiển
hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn sƣ phạm của GV
36.6 58.5 4.9 0.0 3.32 2 9. GV tổ chức, hướng dẫn, điều
khiển, cố vấn quá trình học tập của HS
34.1 61.0 4.9 0.0 3.29 3 10. Tăng cường ứng dụng CNTT
và sử dụng các PTDH hiện đại trong dạy học Ngữ văn
0.0 85.4 14.6 0.0 2.85 10
Kết quả thống kê từ bảng 2.6 cho thấy, trong 10 tiêu chí về định hướng đổi mới PPDH môn Ngữ văn, thì có 4 tiêu chí đƣợc CBQL, GV “rất đồng ý”, 6 tiêu chí còn lại ở mức “đồng ý”. Cụ thể là:
Tiêu chí “đổi mới PPDH môn Ngữ văn là một quá trình lâu dài, phải đƣợc thực hiện đồng bộ với các nhân tố trong hoạt động dạy học” đƣợc xếp thứ hạng 1, ở mức “rất đồng ý” (ĐTB = 3,37). CBQL và GV cho rằng việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn cần thực hiện đồng bộ với nhiều vấn đề nhƣ: đổi mới mục tiêu dạy học, đổi mới cách thiết kế nội dung dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ GV Ngữ văn, trang bị CSVC, phương tiện kĩ thuật dạy học. Cho nên, khi thực hiện nhất thiết phải trải qua một quá trình lâu dài với các mức độ từ thấp đến cao.
Hai tiêu chí “HS tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn sư phạm của GV” và “GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, cố vấn quá trình học tập của HS” lần lƣợt xếp ở vị trí thứ 2 (ĐTB = 3,32) và 3 (ĐTB = 3,29), ở mức “rất đồng ý”. Nhƣ vậy, CBQL, GV đã quan tâm nhiều đến vai trò, chức năng của GV và HS trong quá trình dạy học tích cực.
Các tiêu chí “dạy học Ngữ văn thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS” đƣợc xếp thứ hạng 5 (ĐTB = 3,22 ); “Dạy học Ngữ văn chú trọng rèn luyện phương pháp tự học” được xếp thứ hạng 7 (ĐTB = 3,12) và “tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong dạy học Ngữ văn” đƣợc xếp thứ hạng 8 (ĐTB = 3,07) đều đƣợc lựa chọn nhiều ở mức “đồng ý”. Thực tế cho thấy, để HS không chỉ là đối tƣợng của hoạt động dạy mà còn là chủ thể của hoạt động học thì GV Ngữ văn phải hướng dẫn HS hành động thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập.
Các tiêu chí “cần đổi mới cách thức thực hiện các PPDH Ngữ văn truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực của HS” được xếp thứ hạng 6, ở mức
“đồng ý” (ĐTB = 3,17) và “sử dụng phối hợp các PPDH Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực của HS” đƣợc xếp thứ hạng 3, ở mức “rất đồng ý” (ĐTB
= 3,29). Theo CBQL và GV thì hai tiêu chí này cần phải thực hiện đồng bộ với nhau bởi đổi mới PPDH môn Ngữ văn không đồng nghĩa với việc loại bỏ các PPDH truyền thống, bởi các PPDH truyền thống luôn có vị trí quan trọng trong hoạt động dạy học.
Tiêu chí “kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS trong dạy học Ngữ văn” đƣợc xếp ở thứ hạng 9, ở mức “đồng ý” (ĐTB = 3,00). Đối với tiêu chí này, GV không còn giữ độc quyền đánh giá HS, mà hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để điều chỉnh cách học cho phù hợp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để HS đƣợc tham gia đánh giá lẫn nhau.
Tiêu chí “tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng các PTDH hiện đại trong dạy học Ngữ văn” đƣợc CBQL, GV “đồng ý” ở thứ hạng thấp nhất (ĐTB
= 2,85). Điều này có thể lý giải bởi CSVC và PTDH hiện nay chƣa đáp ứng tốt cho việc thực hiện đổi mới PPDH môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực… Chính vì vậy, GV Ngữ văn cần phải rèn luyện nhiều hơn để có thể ứng dụng CNTT và sử dụng các PTDH hiện đại một cách hiệu quả.