1.3. Các kĩ thuật đánh giá trên lớp học
1.3.1. Nhóm kĩ thuật đánh giá mức độ nhận thức
- Kiểm tra kiến thức nền: Kĩ thuật kiểm tra kiến thức nền là một trong những kĩ thuật được sử dụng để tìm hiểu đối tượng dạy học, về những kiến thức học sinh đã học, liên quan đến nội dung của môn học/ bài học mới. Bài kiểm tra kiến thức nền thường là một bảng hỏi ngắn hoặc một bài trắc nghiệm
22
đơn giản yêu cầu học sinh hoàn thành trước khi bắt đầu môn học hoặc bắt đầu một mảng kiến thức mới, bài mới. Kiểm tra kiến thức nền không chỉ giúp giáo viên có được thông tin về những kiến thức học sinh đã chuẩn bị cho bài học mà còn giúp xác định được điểm bắt đầu hiệu quả nhất của bài học mới phù hợp với từng đối tượng. Bên cạnh đó, kết quả thu được từ bài kiểm tra kiến thức nền sẽ giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã tích lũy được liên quan đến bài học mới.
- Ma trận trí nhớ: Ma trận trí nhớ có dạng một bảng 2 chiều có các hàng và cột được dùng để tổ chức thông tin và minh họa mối liên hệ giữa chúng.
Ma trận trí nhớ giúp giáo viên không chỉ đánh giá khả năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức về các nội dung của bài học, mà còn đánh giá được kĩ năng tổ chức, các định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản học sinh được học. Khi muốn đánh giá khả năng tái hiện, nắm vững các khái niệm, sự kiện, tính chất thì ma trận trí nhớ là một công cụ đánh giá khá hiệu quả. Kĩ thuật đánh giá này thường dùng sau một bài giảng, một nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu hoặc sau khi xem, nghiên cứu các băng hình, tư liệu…
- Ma trận đặc trưng: được thiết kế để đánh giá kĩ năng đọc, phân tích các thông tin quan trọng trong bài học của học sinh. Việc sử dụng kĩ thuật đánh giá này giúp GV xác định được kĩ năng nhận biết, phân biệt các khái niệm tương đối giống nhau của HS. Đồng thời, giúp HS xác định được những khác biệt giữa các khái niệm đó. Ma trận đặc trưng được dùng nhiều trong các bài học có yêu cầu HS phân biệt các thuật ngữ, khái niệm có liên hệ chặt chẽ với nhau và tương đối giống nhau. Vì nhiệm vụ được cấu trúc dưới dạng ma trận – bảng 2 chiều nên thuận lợi cho GV trong việc xử lý các câu trả lời và dễ thực hiện kể cả với lớp đông.
- Bảng kê điểm mạnh/ điểm yếu, thuật lợi/ bất lợi, lợi ích/ chi phí: Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu người học chỉ ra những điểm mạnh/ điểm yếu,
23
điểm thuận lợi/ bất lợi, lợi ích/ chi phí cho một tình huống đưa ra. Trên cơ sở phân tích vấn đề, người học có thể đưa ra nhận định, lựa chọn thích hợp, quyết định tối ưu cho một tình huống cụ thể.
- Trưng cầu ý kiến lớp học: Kĩ thuật này giúp các GV có thể thu thập được những ý kiến về những vấn đề cần được thảo luận trong lớp học. Với nguồn thông tin này, GV biết ai sẽ là người tiếp nhận thông tin, vấn đề gì sẽ xảy đến và GV có thể chuẩn bị để đối mặt. Bảng trưng cầu ý kiến được thiết kế ngắn gọn và tốt nhất là được thực hiện trên giấy để HS có thể giữ bí mật.
Nó cũng giúp cho HS có một cái nhìn về những vấn đề ở phía trước và bắt đầu nghĩ về nó.
- Hồ sơ người nổi tiếng: Kĩ thuật đánh giá này cung cấp cho GV thông tin về quan điểm và giá trị của HS thông qua cách mà mỗi HS nhìn vào các giá trị của người mà họ ngưỡng mộ. Mỗi HS chọn một người mà họ ngưỡng mộ liên quan đến môn học hoặc lĩnh vực nào đó. Sau đó, họ viết về những giá trị của người đó và mối liên quan đến các giá trị riêng của HS.
- Tóm tắt một câu: Kĩ thuật này giúp GV đánh giá được kĩ năng tổng kết, khái quát thông tin đầy đủ, ngắn gọn, xúc tích của HS. Việc tổng kết nhiều thông tin thành một câu giúp GV có thể thu thập và so sánh câu trả lời của các HS khác nhau nhanh chóng, dễ dàng, rèn luyện cho HS cách tóm tắc và tổ chức thông tin thành một câu dễ nhớ.
- Bản đồ khái niệm: Kĩ thuật đánh giá này yêu cầu học sinh vẽ một sơ đồ, biểu đồ hoặc bản đồ các khái niệm, kiến thức có trong bài học và chỉ ra mối liên hệ giữa các khái niệm, kiến thức của bài học và các khái niệm, kiến thức liên quan đã được học. Qua hoạt động này, giáo viên được rèn luyện kĩ năng xác định mối liên hệ giữa các khái niệm, kiến thức được học, tổ chức các khái niệm được học thành một bản đồ để dễ dàng ghi nhớ.
- Câu hỏi do người học tự chuẩn bị: Người học được yêu cầu tự xây
24
dựng câu hỏi và phương án trả lời cho các nội dung quan trọng của môn học.
Bằng cách này, GV sẽ biết được HS xem nội dung nào là quan trọng và đáng ghi nhớ nhất, cách thức họ trả lời cho các câu hỏi đó như thế nào. Những câu hỏi mà HS đặt ra không chỉ giúp GV định hướng cho việc dạy mà còn cho GV biết HS mong muốn gì trong những bài kiểm tra sắp tới. Khi tự trả lời câu hỏi do mình đặt ra, HS sẽ tự đánh giá được mức độ nắm vững môn học của mình.
Những thông tin phản hồi của GV sẽ giúp HS tự định hướng lại việc học. Nếu được chuẩn bị cẩn thận, kĩ thuật đánh giá này có thể khuyến khích HS chủ động chuẩn bị các câu hỏi, các vấn đề có thể có trong bài thi, bài kiểm tra và GV có thể nghiên cứu, điều chỉnh và đưa vào bài thi những câu hỏi hợp lý.
- Bài tập 1 phút 30 giây: Bài tập 1 phút 30 giây này là kĩ thuật đánh giá đơn giản, tốn ít thời gian và là một trong những cách thức nhanh và hiệu quả nhất để thu thập thông tin phản hồi về việc học của HS. Để triển khai kĩ thuật này, GV chỉ cần dành 3-4 phút cuối giờ học, yêu cầu HS viết câu trả lời ngắn gọn cho 1-2 câu hỏi. Chẳng hạn như: “Điều quan trọng nhất mà em học được trong giờ học này là gì?” và “Còn điều gì quan trọng mà em chưa hiểu?”.
Việc sử dụng bài tập 1 phút 30 giây có thể giúp GV nhanh chóng kiểm tra được việc HS hiểu như thế nào về những vấn đề được học, từ đó, ra được những quyết định điều chỉnh cần thiết trong các tiết học tiếp theo. Bên cạnh đó, sau khi có phản hồi của GV, HS cũng nhận biết rõ hơn các kiến thức trọng tâm, kiến thức bổ trợ của bài học. Việc sử dụng bài tập 1 phút 30 giây còn giúp cho HS có cơ hội được đặt câu hỏi để GV giải đáp, giúp cho việc học tập được thuận lợi hơn. Bài tập 1 phút 30 giây hay dùng trong các bài giảng cung cấp nhiều thông tin, những giờ học có thảo luận nhóm, kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà… Do thực hiện nhanh và dễ xử lý nên bài tập 1 phút 30 giây được dùng trong các lớp đông.
25