Nhóm kĩ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy – học

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp trong dạy học toán lớp 2 (LV02059) (Trang 73 - 79)

2.3. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2

2.3.3. Nhóm kĩ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy – học

GV xây dựng một bản liệt kê các mối quan tâm, kiến thức, kĩ năng gồm danh mục các nội dung, những kiến thức, kĩ năng cần được tăng cường và yêu cầu cần hoàn thành sau khi học xong môn học đó. HS sẽ cho biết mối quan tâm và đánh giá mức độ quan trọng của kiến thức đó bằng cách lựa chọn phương án theo thang từ 1-5. Đầu mỗi học kì hoặc tháng học, GV tổ chức giới thiệu các nội dung được học trong thời gian tới để HS có cái nhìn tổng quan về những gì mình được học. Sau đó, GV dành 5 phút để cho HS thể hiện ý kiến/ mỗi quan tâm/ mức độ yêu thích của mình với các nội dung sắp học.

Ví dụ 2.30: Đầu học kì 1, GV giới thiệu các kiến thức, kĩ năng sẽ được học trong học kì 1 và tổ tổ chức cho HS điền bảng thể hiện mối quan tâm của mình với các nội dung sẽ học như sau:

Con hãy đánh dấu tích thể hiện mức độ quan tâm của mình tới các kiến thức, kĩ năng sau:

Nội dung kiến thức Mức độ quan tâm

Thích Bình thường Không thích Học làm tính cộng trừ

Học giải Toán có lời văn Học vẽ hình, đếm hình Học cân, đo đồ vật Hình thức học tập Làm việc nhóm Làm việc cá nhân Trò chơi học tập Học tập ngoài trời Làm phiếu bài tập Giải Toán qua mạng

66

Thông qua kết quả thu được từ việc đánh giá của HS, GV có cái nhìn ban đầu về những điều mà học sinh yêu thích, quan tâm. Từ đo, GV có kế hoạch xây dựng bài học đáp ứng nhu cầu học tập của HS.

Lưu ý: Chuẩn bị bảng liệt kê khá tốn thời gian. Mối quan tâm, kiến thức, kĩ năng cần thiết thu được từ HS thông qua bảng liệt kê có thể dẫn đến việc cấu trúc lại nội dung. Nhiều HS có thế không hứng thú với môn học từ đầu. Do đó, sự quan tâm có thể là rất thấp. Tuy nhiên, có thể là khá thú vị nếu HS trả lời vào bảng liệt kê này với câu hỏi giống nhau ở đầu và cuối học kì nhằm cho thấy sự khác biệt. HS có thể mong đợi GV thực hiện các phong cách học tập riêng của họ, vì họ được hỏi, được biết về phong cách học tập của mình. Các GV có thể mất thời gian để phân nhóm phong cách học tập và minh họa cho HS.

2.3.3.2. Khảo sát sự tự tin về khóa học

Bằng cách xây dựng một cuộc khảo sát đơn giản liên quan đến những kiến thức, kĩ năng cụ thể và yêu cầu HS đánh giá mức độ tự tin. GV có thể dễ dàng nhìn thấy mình cần giáo dục cái gì cho HS. Bài học sau đó có thể được cấu trúc lại để hình thành sự tự tin ở HS.

Ví dụ 2.31: Giữa học kì 1, GV có thể tiến hành khảo sát để HS tự đánh giá mình về những kiến thức, kĩ năng được học.

Con hãy tự đánh giá bản thân mình về các kiến thức, kĩ năng sau bằng cách tích vào ô tương ứng:

NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH Tốt Khá Trung bình Kĩ năng cộng trừ có nhớ

Kĩ năng tóm tắt (sơ đồ) Kĩ năng giải Toán có lời văn Kĩ năng đếm hình

Kĩ năng đổi giữa các đơn vị đo độ dài

67

Sau khi nhận lại bản tự đánh giá của bản thân, GV sẽ tổng hợp lại và lưu ý với những trường hợp HS tự đánh giá mình ở mức thấp. Điều đó có nghĩa là HS chưa thực sự tự tin với kĩ năng đó. GV nên tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giúp HS đó tiến bộ.

Lưu ý: Các HS quá tự tin có thể khó xác định hơn từ bản điều tra, nên với các em này nên bổ sung phỏng vấn. GV nên có nhiều nguồn thông tin nữa để đánh giá khách quan câu trả lời của HS.

2.3.3.3. Phản hồi về giáo viên

Qua bảng thông tin phản hồi về GV, bản thân mỗi GV có cơ hội được nghe ý kiến của HS về phương pháp giảng dạy của mình theo một góc nhìn đa chiều. Dựa vào đó, ta có thể xem xét lại phương pháp giảng dạy của chính mình.

Ví dụ 2.32: Hãy khoanh tròn vào các chữ số tương ứng trong bảng hỏi theo thang đánh giá:

4 = thích nhất; 3 = thích vừa; 2 = bình thường; 1 = không thích Trong các tiết dạy của các Thầy/ cô, con thích những điều nào sau đây?

NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý KIẾN TRẢ LỜICỦA HỌC SINH

Giọng nói của thầy/ cô 4 3 2 1

Chữ viết của thầy/ cô 4 3 2 1

Bài giảng điện tử của thầy/ cô 4 3 2 1

Phiếu bài tập mà thầy cô giao 4 3 2 1

Trò chơi học tập thầy/ cô tổ chức 4 3 2 1

Những điều khác mà con mong muốn thầy cô thay đổi trong tiết dạy:

……….

Lưu ý: Những câu hỏi cụ thể, câu trả lời sẽ rõ ràng hơn. Điều này sẽ rất hữu ích cho nhiều GV nhưng cần lưu ý, HS sẽ viết câu trả lời với hi vọng nhận được những thay đổi.

68 2.3.3.4. Đánh giá làm việc nhóm

Kĩ thuật đánh giá này có dạng một bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi của HS về việc học tập hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Các câu hỏi về vệc đánh giá nên là câu hỏi nhiều sự lựa chọn và câu hỏi mở cho phép HS cung cấp thông tin cụ thể. Phương pháp này có thể được thực hiện ở giữa thời điểm của một dự án nhóm, để xem cách mà mọi thứ đang diễn ra, hoặc ở giai đoạn cuối của dự án hoặc cả hai. Việc đánh giá ở giai đoạn giữa dự án cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Vì sau khi nghe đánh giá, HS sẽ cơ hội thay đổi, sửa chữa để tiến bộ hơn.

Ví dụ 2.34: Với các dự án học tập có tổ chức hoạt động nhóm, GV có thể cho các bạn HS trong nhóm đánh giá lẫn nhau hoặc tự đánh giá bản thân vào một giai đoạn giữa hoặc sau khi dự án học tập kết thúc.

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM HỌ VÀ TÊN:

STT Nội dung đánh giá Thường xuyên 20

Thỉnh thoảng

10

Không bao giờ 0

1 Tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

2 Tập trung hoàn thành công việc nhóm giao, không làm việc riêng.

3 Biết lắng nghe khi bạn trình bày ý kiến 4 Có ý tưởng mới, hay

để đóng góp cho nhóm.

5 Biết giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm.

TỔNG ĐIỂM Xếp loại:

Tiêu chuẩn đánh giá:

Từ 80 – 100: Xếp loại Tốt Từ 60 – 79: Xếp loại Khá Từ 40 – 59: Xếp loại Trung Bình Từ 39 trở xuống: Xếp loại Yếu

69

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Tên nhóm:...

Tổng số thành viên:...

Họ tên thành viên được ĐG:...

Hãy ghi điểm phù hợp cho mỗi thành viên trong nhóm theo các mức độ sau:

1 – Luôn luôn 2 – Thỉnh thoảng 3- Không bao giờ STT Kết quả và kỹ năng làm việc

nhóm

Tên các thành viên

Lan Mai Hùng An Hà 1 Sẵn sàng nhận nhiệm vụ do

nhóm phân công.

2 Có nhiều ý kiến hay, sáng tạo 3 Biêt lắng nghe ý kiến của các

bạn.

4 Chăm chỉ hoàn thành công việc được giao.

5 Biết giúp đỡ các thành viên khác.

- Những nhận xét khác (nếu có):……...

Lưu ý: HS có thể muốn GV can thiệp hay thay đổi nhóm hoặc chuyển đổi bài tập. Có thể điều tra ý kiến của HS về việc hợp tác của các thành viên khác trong nhóm nhưng không nên viết rõ tên của các thành viên.

2.3.3.5. Đánh giá nhiệm vụ được giao

Sau khi tổ chức các hoạt động, GV muốn lắng nghe ý kiến đánh giá của HS. Do đó, GV có thể thiết kế phiếu Đánh giá nhiệm vụ được giao. Phiếu này bao gồm một số câu hỏi liên quan đến sự hữu ích của nhiệm vụ đưa ra cho HS. Nhưng câu hỏi này thường kết thúc mở và tập trung vào những gì đã làm, những lợi ích đối với quá trình học tập và những cải tiến đối với HS sẽ được

70

thực hiện. Hoặc phiếu được thiết kế để HS tổng hợp lại những hoạt động được giao trong thực tiễn đã vận dụng những kiến thức được học nào.

Ví dụ 2.35: GV tổ chức cho HS 1 dự án học tập vào cuối học kì 2 với chủ đề “Con đã lớn khôn”. Trong dự án này, HS được giao nhiệm vụ làm việc nhóm để đi chợ mua đồ ăn để chuẩn bị cho một bữa ăn. HS sẽ vận dụng những kiến thức Toán được học vào việc cân, đo, đong, đếm, cộng, trừ, nhân, chia… Sau khi kết thúc dự án học tập, GV tổ chức cho HS đánh giá các kiến thức, kĩ năng mình đã sử dụng với bảng đánh giá như sau:

Hoạt động đã tiến hành Kiến thức vận dụng vào thực tiễn Mua táo

Mua dầu ăn

Tính tiền phải trả/ tiền thừa Ước lượng đoạn đường

GV hướng dẫn HS nhớ lại các hoạt động của dự án để hoàn thành bảng đánh giá trên. Với hoạt động mua táo, HS có thể ghi vào cột 2: kiến thức được vận dụng là kg. Tương tự, hoạt động mua dầu ăn, kiến thức vận dụng là đơn vị đo lít…

Ví dụ 2.36: Sau khi dạy bài Ki – lô – gam, Lít GV giao cho HS bài tập thực hành như sau: Vận dụng kiến thức đã học để giúp mẹ đi chợ mua thức ăn theo thực đơn và khối lượng theo yêu cầu của mẹ/ cô: 1 kg táo, 3 kg nho, 1 lít nước mắm, 2 kg đường……

Sau khi HS hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân được giao về, HS tích vào ô thể hiện ý kiến của mình trong bảng sau:

71

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ ĐƢỢC GIAO

Nội dung đánh giá Ý kiến đánh giá

Nhiệm vụ được giao dễ hay khó? Dễ Khó Bình thường Con có vận dụng kiến thức đã học trên lớp

vào thực hành?

Có Không Bình thường

Con tự hoàn thành hay cần có người trợ giúp?

Có Không Bình thường

Con có thích dự án học tập này không? Có Không Bình thường Con có nhớ các đơn vị đo được học không? Có Không Bình thường Con có góp ý gì khác để hoạt động học tập này tốt hơn không?

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp trong dạy học toán lớp 2 (LV02059) (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)