Quan sát, đánh giá năng lực của một nhóm học sinh để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài (Case- study)

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp trong dạy học toán lớp 2 (LV02059) (Trang 85 - 90)

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Quan sát, đánh giá năng lực của một nhóm học sinh để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài (Case- study)

3.5.1.1. Lựa chọn chọn mẫu

Quan điểm lựa chọn mẫu: Việc lựa chọn các đối tượng để theo dõi sự tiến bộ của các em trong quá trình TNSP dựa vào các tiêu chí sau:

- Chất lượng học tập môn Toán đã đạt được ở cuối năm học lớp 1, đầu lớp 2.

- Mức độ tự xác định nhu cầu, mục đích, động cơ học tập.

- Mức độ vận dụng các kiến thức vào tình huống mới,…

Để có được các thông tin, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với GV chủ nhiệm, quan sát thái độ, hành động và kết quả học tập của các em …

Kết quả xử lý toàn bộ các thông tin trên sẽ là căn cứ để đề tài lựa chọn đối tượng.

Kết quả chọn mẫu: Với cách tiếp cận như trên đề tài đã chọn ra 04 HS thuộc lớp 2A26 trường TH Vinschool, thành phố Hà Nội để tiến hành quan sát, thu thập và xử lý thông tin để đưa ra những nhận định về quá trình học các tiết TNSP của mỗi HS, cụ thể:

78

Bảng 3.2. Danh sách HS trong quá trình nghiên cứu trường hợp

Họ tên

Kết quả học tập môn Toán năm lớp 1 Điểm

KT cuối HK2

Tinh thần học tập

Số học Đại lƣợng

Hình học

Toán có lời văn Nguyễn Tuệ

Lam 10 Xuất sắc Xuất sắc Tốt Xuất

sắc Tốt Cao Phương

Nhi 9 Xuất sắc Xuất sắc Tốt Tốt Tốt

Nguyễn

Duy Anh 7 Tốt Tốt Tốt Tốt Đạt

Nguyễn

Dược Lam 6 Đạt Đạt Đạt Tốt Cần cố

gắng Đặc điểm của HS trước khi TNSP được ĐG thông qua quan sát và nhận xét của GV chủ nhiệm và GV bộ môn Toán như sau:

1.HS Nguyễn Tuệ Lam: Em là một học sinh giỏi có năng lực tự học khá tốt. Em có thể xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động. Là HS luôn đứng đầu lớp về kết quả học tập các môn học. Em chịu khó làm bài tập ở nhà và tự tin trong các đợt kiểm tra của lớp, của trường.

2. HS Cao Phương Nhi: là học sinh có học lực khá, chịu khó, chăm chỉ học tập, thường xuyên phát biểu xây dựng bài tuy nhiên trong quá trình học còn nhiều lúc chưa phát hiện được vấn đề và chưa đưa ra được cách giải quyết vấn đề tối ưu. Thỉnh thoảng khi giải bài Toán vẫn còn nhiều chỗ chưa đúng.

3. Nguyễn Duy Anh: Đây là HS có học lực trung bình, khả năng tiếp thu kiến thức của HS Duy Anh chưa tốt. Mặc dù cũng chịu khó học tập, tham gia xây dựng bài nhưng do khả năng nhận thức chưa tốt nên HS Duy Anh thường lúng túng, mất bình tĩnh khi được GV gọi phát biểu đặc biệt thường mất bình tĩnh trong khi làm các bài KT.

79

4.Nguyễn Dược Lam: Có học lực yếu, không chăm chỉ học; khả năng nhận thức của Lam có hạn nên thường xuyên không chú ý trong quá trình học. HS Lam ít khi phát biểu trong lớp cũng ít quan tâm hợp tác cùng các bạn khác khi thảo luận nhóm. Nhiều lúc HS Lam còn tỏ thái độ không thích học và thường làm việc riêng trong giờ học.

3.5.1.2. Phân tích kết quả theo dõi, quan sát

Chúng tôi tiến hành theo dõi quá trình học tập của 4 HS trên, trong suốt quá trình TNSP:

- Về ý thức, thái độ:

Trong tiết học đầu tiên là tiết học có một số vấn đề khó khăn chung với cả lớp TN khi GV thay đổi hình thức dạy theo giáo án đã thiết kế. Đa số HS chưa quen và bỡ ngỡ với phương pháp dạy học mới nên nhiều HS lúng túng.

Chúng tôi quan sát riêng 04 HS trên thì thấy rằng: HS Tuệ Lam tiếp thu tốt;

có thể làm bài kiểm tra kiến thức nền, ma trận trí nhớ khá tốt, HS Phương Nhi cũng hoàn thành ngay phiếu kiểm tra kiến thức nền nhưng đến đề kiểm tra ma trận trí nhớ thì vẫn bị sai một số chỗ. Riêng HS Duy Anh thì hoàn thành phiếu kiểm tra kiến thức nền nhưng quá thời gian quy định; HS Dược Lam không làm bài kiểm tra kiến thức nền, mãi khi GV nhắc thì HS Dược Lam mới hoàn thiện và nộp sau cho GV. Trong quá trình dạy học, GV đưa ra các đề kiểm tra, HS Tuệ Lam, Phương Nhi tích cực chủ động tham gia các hoạt động dạy học do GV đưa ra nhưng HS Duy Anh và HS Dược Lam gần như không chú ý.

Đến tiết học thứ 2: GV yêu cầu HS nộp lại hai bài kiểm tra ma trận trí nhớ đã được giao về nhà để GV chấm. HS Tuệ Lam và HS Phương Nhi, HS Duy Anh nộp bài đầy đủ nhưng riêng HS Dược Lam chỉ nộp được 1 bài KT, khi GV trao đổi thì được HS Dược Lam trả lời không làm được. Trong quá trình học, HS Tuệ Lam và HS Phương Nhi tỏ ra rất tự tin với các bài KT do

80

GV đưa ra trong quá trình học, tích cực thảo luận khi GV đưa ra đề số. Khi thảo luận vấn đề này sau thời gian 5 phút suy nghĩ, HS Duy Anh đã chủ động xung phong trả lời nhưng câu trả lời không chính xác. HS Tuệ Lam và HS Phương Nhi đưa ra nhận xét và bổ sung lời giải đúng. Riêng HS Duy Anh có sự tiến bộ hơn như có chú ý theo dõi các bạn trong lớp trao đổi nhưng thái độ vẫn thờ ơ, chưa hứng thú với quá trình học.

Sang tiết học thứ 3 là: Do chúng tôi không tiến hành 3 tiết TNSP liên tục mà sau khi dạy tiết 1 và tiết 2 một tuần,chúng tôi mới tiếp tục thực nghiệm dạy tiết 3, vì vậy khi quay lại lớp, chúng tôi nhận thấy các HS nói chung và 4 HS trên đều háo hức mong chờ để được biết kết quả điểm của mình trong các bài KT được giao về nhà. Chúng tôi yêu cầu HS nộp thì cả lớp đều tích cực nộp bài, riêng HSDược Lam đã hào hứng nộp bài KT cho chúng tôi. Khi thông báo kết quả KT của bài KT trước, HS Tuệ Lam rất phấn khởi vì em được điểm tối đa, xong HS Phương Nhi vẫn chưa đạt điểm tối đa, HS Duy Anh vẫn đã đạt điểm Khá nên em tỏ ra thích thú. Riêng HS Dược Lam vẫn chỉ đạt điểm yếu, tuy nhiên sau khi chúng tôi động viên HS Dược Lam thì em đã rất tích cực tham gia các bài KT trong quá trình dạy tiết bài tập. Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy chính là sự tiến bộ của HS Duy Anh và HS Dược Lam trong tiết học này là tích cực làm bài do GV giao; tích cực thảo luận nhóm và hào hứng xây dựng bài trong quá trình dạy học.

- Về kết quả học tập:

Chúng tôi thu chấm tất cả các đề kiểm tra đã phát trong lớp học và đề kiểm tra giao cho HS về nhà làm cùng với đề KT cuối đợt TNSP, tách riêng kết quả KT của 4 HS trên để ĐG, kết quả thu được như sau:

81

Bảng 3.3. Kết quả học tập của một số HS được theo dõi sau quá trình TNSP

TT Đề kiểm tra

Điểm đạt được của các HS Tuệ

Lam

Phương Nhi

Duy Anh

Dược Lam

1. Đề số 1

(KT kiến thức nền) 10 8 5 1

2. Đề số 2

(KT theo Ma trận trí nhớ) 9 9 6 4

3.

Đề số 3

(KT theo Trưng cầu ý kiến lớp học)

10 10 7 Không

nộp

4. Đề số 4

(KT Nhận diện vấn đề) 9 9 7 3

5. Đề tổng hợp sau đợt TNSP 10 10 8 5

Nhìn vào kết quả học tập của HS trong các bài KT trên lớp học, chúng ta thấy HS đã tiến bộ hơn sau khi có sự KT ĐG thường xuyên trên lớp. Mỗi khi đến lớp các em mong chờ được biết kết quả học tập của mình, từ đó GV sẽ kịp thời nắm bắt kết quả học tập của các em để nhận xét, hướng dẫn và khích lệ để HS có thể biết được năng lực của mình, biết được điểm yếu để khắc phục và đổi mới phương pháp học tập theo hướng tích cực hơn. Do khuôn khổ của luận văn, nên chúng tôi mới tổ chức TNSP được 03 tiết nên việc theo dõi sự tiến bộ của HS khi vận dụng các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong quá trình dạy học môn Toán chưa được nhiều nên bước đầu chỉ nghiên cứu được một số trường hợp HS cụ thể. Tuy vậy, với kết quả TNSP trên cũng giúp chúng tôi bước đầu khẳng định được nếu chúng ta vận dụng tốt các kĩ thuật ĐG trên lớp học trong ĐG quá trình dạy học môn Toán sẽ nâng cao kết quả dạy học và phát huy tính tích cực của HS trong học tập.

82

Một phần của tài liệu Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp trong dạy học toán lớp 2 (LV02059) (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)