2.3. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2
2.3.2. Nhóm kĩ thuật đánh giá năng lực vận dụng
Kĩ thuật đánh giá này giúp GV đánh giá cách HS nhận diện các loại vấn đề khác nhau, bước đầu xác định phương pháp giải quyết ứng với từng loại vấn đề. Thông qua việc thực hiện bài tập này, HS được thực hành phương pháp tư duy, khái quát các vấn đề riêng lẻ, phát triển kĩ năng dự báo, chẩn
61
đoán các phương hướng giải quyết vấn đề. Kĩ thuật đánh giá này đòi hỏi học sinh nhận diện được bản chất vấn đề và nhận biết được vấn đề cụ thể. Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên đưa ra tập hợp những vấn đề để học sinh nhận diện, phân loại.
- Giáo viên sàng lọc những thông tin cần cung cấp để học sinh có căn cứ nhận diện vấn đề.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tên cho các vấn đề nhận diện được.
- Giáo viên thiết kế một mẫu phiếu nhận diện vấn đề có hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Dành thời gian hợp lý cho học sinh thực hiện.
Ví dụ 2.25: Sau khi dạy bài Bài Toán về ít hơn, GV muốn HS phân biệt rõ 3 bước cơ bản khi giải bài Toán dạng bài này. GV có thể phát phiếu sau vào cuối giờ học:
Hãy thực hiện các nhiệm vụ được giao trong cột Hoạt động và tự cho điểm mức độ hoàn thành của mình theo thang điểm từ 1- 5 (1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất)
Hoạt động Đánh giá
Phân tích đề: Hà có 7 bông hoa. Hà có ít hơn Mai 5 bông hoa. Hỏi Mai có mấy bông hoa?
Tóm tắt bằng sơ đồ:
Phép tính:
Thực hiện nhiệm vụ trên, HS sẽ nhận ra được các bước cơ bản của việc giải Toán có lời văn dạng Bài Toán về ít hơn. Căn cứ vào kết quả bài làm của HS và mức điểm HS tự đánh giá về mình, GV có thể đưa ra kết luận về việc học tập kiến thức mới của HS sau tiết học. GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt kiến thức tiết học. GV ghi chép vào sổ theo dõi những HS cần kèm
62 cặp với mỗi kĩ năng trên.
Ví dụ 2.26: Sau khi học bài Bảng chia 3, GV có thể đưa ra một đề Toán như sau: Lớp 2A tham gia học Thể dục. Các bạn HS được chia đủ vào 3 hàng, Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn, biết rằng số HS lớp 2A lớn hơn 22 và nhỏ hơn 25?
Đây là một bài Toán hợp gồm ít nhất 2 vấn đề riêng lẻ cần được giải quyết. Trước hết, HS cần tìm được số lớn hơn 22 và nhỏ hơn 25. Ở đây có thể là số 23 và 24. Vận dụng kiến thức bảng chia 3 vừa học, HS sẽ lựa chọn số 24. Vì chỉ có 24 HS chia đủ vào 3 hàng, không dư HS nào. Bài Toán này thích hợp với đối tượng HS khá giỏi đòi hỏi HS phải nhận diện được từng vấn đề riêng lẻ và chẩn đoán các phương hướng giải quyết.
Ví dụ 2.27: Sau khi HS học xong các dạng Toán khác nhau trong mảng kiến thức Giải Toán có lời văn, HS thường bị nhầm lẫn, khó phân biệt các dạng này, dẫn đến HS không lựa chọn đúng phép tính cho bài Toán. GV đưa phiếu này vào tiết Luyện tập sau bài Bài Toán về ít hơn. GV phát cho mỗi HS 1 phiếu. Bài số 1, GV hướng dẫn cả lớp cùng làm.
GV có thể đưa phiếu như sau:
Bài Toán Dạng Toán Phép tính
1. Lan có 7 cái kẹo. Mai có ít hơn Lan 2 cái. Hỏi Mai có mấy cái kẹo?
Bài Toán về ít hơn. 7 – 2 = 5 (cái kẹo) 2. Bình có 15 viên bi. Hùng có nhiều
hơn Bình 9 viên bi. Hỏi Hùng có bao nhiêu viên bi?
Bài Toán về
……….. ………
3. Có 21 con gà trống. Gà mái ít hơn gà trống 7 con. Hỏi có bao nhiêu con gà mái?
Bài Toán về
……….. ………
4. Trong vườn có 34 cây cam. Số cây quýt nhiều hơn số cây cam 9 cây. Hỏi
Bài Toán về
……….. ………
63 có bao nhiêu cây quýt?
- Gọi HS đọc đề bài. Sau đó, GV yêu cầu HS tự phân tích đề (gạch chân từ khóa và số liệu của bài Toán).
- Dựa vào từ khóa xác định dạng Toán, HS ghi tên dạng Toán vào cột 2.
- Sau khi xác định đúng dạng Toán, HS sẽ viết phép tính vào cột thứ 3.
Với các bài sau, GV lần lượt tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi để tiếp tục làm quen và làm việc cá nhân để luyện tập và hình thành kĩ năng.
Lưu ý mỗi ví dụ đưa ra chỉ minh họa cho một vấn đề. Thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ phải dài hơn thời gian GV cần để hoàn thành nhiệm vụ.
2.3.2.2. Thẻ áp dụng
Sau khi HS thảo luận hoặc đọc một khái niệm, một lý thuyết hoặc nguyên tắc nào đó, yêu cầu HS viết ít nhất từ 1 – 3 ví dụ áp dụng trong thực tế liên quan đến khái niệm, lý thuyết hay nguyên tắc đó. Sử dụng kĩ thuật đánh giá này giúp HS liên hệ những vấn đề lý thuyết được học với các vấn đề gặp trong cuộc sống hằng ngày. Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, người giáo viên cần thực hiện như sau:
- Lựa chọn các vấn đề lý thuyết, các khái niệm, nguyên tắc, quy trình quan trọng mà người học đã hoặc đang học, xác định số lượng ứng dụng thực tế cần yêu cầu người học tìm ra.
- Thời gian dành cho học sinh thực hiện nhiệm vụ nên từ 3-5 phút.
- Giải thích rõ ràng cho học sinh, phát cho học sinh các thẻ đã chuẩn bị để học sinh hoàn thành.
- Thu lại thẻ sau khi học sinh hoàn thành xong và thông báo cho học sinh biết thời gian sẽ phản hồi thông tin.
- Phản hồi cho học sinh về kết quả làm bài của mình, đồng thời giới thiệu những bài làm tốt.
64
Ví dụ 2.28: Sau khi học xong bài “Ki-lô-gam”, HS sẽ làm thẻ áp dụng như sau: Con sử dụng đến đại lượng đo Ki – lô –gam trong trường hợp nào sau đây? Hãy tích vào ô trống tương ứng:
Chỉ quãng đường từ nhà tới trường Chỉ cân nặng của mình
Chỉ chiều rộng chiếc bàn Chỉ chiều cao của tòa nhà Chỉ cân nặng của bao gạo Chỉ số lượng con gà
Ví dụ khác: ………..
Do HS lớp 2 còn nhỏ nên việc viết thẻ áp dụng sẽ được thay đổi bằng hình thức trắc nghiệm ngắn gọn như ví dụ trên nhằm tiết kiệm thời gian làm bài của HS.
Ví dụ 2.29: Sau khi học xong bài “Hình chữ nhật – Hình tứ giác”, HS sẽ làm thẻ áp dụng như sau:
Con viết tên 3 đồ vật xung quanh lớp học có dạng hình chữ nhật vào bảng sau:
Hình chữ nhật
……….
……….
Lưu ý: Nên đánh số các thẻ để thuận lợi trong việc lưu trữ. Lưu ý HS nên tìm những ứng dụng trong thực tế chứ không nhắc lại những ví dụ áp dụng đã được nhắc đến trên lớp hoặc trong tài liệu. Cần thiết phải phản hồi thông tin cho HS để HS biết những điều mình nghĩ là đúng hay sai. Có thể triển khai theo nhóm học tập để HS được trao đổi và biết ý kiến của HS khác.
65