2.3. Vận dụng một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học trong quá trình dạy học môn Toán lớp 2
2.3.1. Nhóm kĩ thuật đánh giá mức độ nhận thức
Kiến thức nền hay gọi đầy đủ là kiến thức nền tảng, kiến thức cơ sở.
Việc nắm được kiến thức nền có vai trò quan trọng, làm nền tảng cho việc tiếp thu bài mới của HS. Nếu kiến thức nền của HS bị hổng sẽ khiến cho việc tiếp thu bài mới gặp nhiều khó khăn. Chúng ta thường thấy, các GV có tiến hành kiểm tra lại kiến thức cũ của HS. Tuy nhiên, GV thường lựa chọn hình thức kiểm tra miệng. Ta có thể nhận thấy rằng, hình thức kiểm tra miệng sẽ không giúp GV kiểm tra được nhiều HS. Do đó, GV có thể sử dụng bảng câu hỏi ngắn để kiểm tra kiến thức nền nhằm ĐG kiến thức HS đã học từ trước.
Để sử dụng kĩ thuật đánh giá này, giáo viên có thể thực hiện theo các bước như sau:
- GV rà soát lại những kiến thức đã học có liên quan đến nội dung bài mới, chuẩn bị 1 câu hỏi mở (yêu cầu câu trả lời ngắn gọn), hoặc 3-5 câu hỏi nhiều lựa chọn để kiểm tra kiến thức của HS về các khái niệm, vấn đề liên quan đến nội dung sẽ học.
- Viết các câu hỏi lên bảng hoặc lên giấy để phát cho người học.
39
- Hướng dẫn người học cách trả lời và thông báo cho HS biết kết quả của bài kiểm tra không ảnh hưởng tới kết quả học tập môn học mà nhằm mục đích giúp GV và HS xây dựng được kế hoạch dạy học hiệu quả.
- Ngay sau khi tiến hành ĐG, GV cần thông báo lại cho HS kết quả của bài kiểm tra và rút ra nhận xét, kết luận về kết quả của bài đánh giá, giúp HS xác định được những công việc cần phải chuẩn bị để học bài mới.
Những ví dụ đưa ra sau đây sẽ là những bước làm cơ bản, trọng tâm nhất được rút gọn dựa trên quy trình vận dụng các kĩ thuật đánh giá trên lớp vào dạy học Toán 2.
Ví dụ 2.1: Trước khi bắt đầu dạy bài Đề -xi – mét, GV có thể sử dụng đề kiểm tra này nhằm kiểm tra xem HS có còn nhớ đơn vị đo xăng – ti – mét đã được học từ lớp 1 hay không và có biết về đơn vị đo đề - xi – mét hay chưa?
Bước 1: GV rà soát lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài đã học thì thấy ở lớp 1 HS đã học về đơn vị đo xăng – ti – mét, biết vẽ những đoạn thẳng ngắn với số đo cho trước. GV có thể thiết kế phiếu như sau:
Họ và tên học sinh:………Lớp:………
Khoanh vào những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo độ dài?
A. cm B. dm C. kg D. m Câu 2: Thước kẻ con thường dùng sử dụng đơn vị đo nào?
A. cm B. dm C. kg D. m Câu 3: Hãy vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm.
Bước 2: GV phát cho mỗi HS một phiếu để làm trong 5 phút đầu giờ.
Trong lúc HS làm bài kiểm tra, GV có thể quan sát và đánh giá luôn. Ở câu 1, nếu HS khoanh vào đáp án C. kg chứng tỏ HS vẫn nhớ đơn vị đo đã học từ lớp 1. Nếu HS khoanh vào đáp án A. cm thì chứng tỏ HS đã quên đơn vị đo độ dài đã học, GV cần dành thời gian quan tâm, nhắc lại kiến thức cũ cho HS.
40
Qua câu 2, GV sẽ kiểm tra cũng như giúp HS nhớ lại đơn vị đo (cm) đã học.
Câu 3 giúp GV kiểm tra kĩ năng vẽ đoạn thẳng với số đo cho trước.
Bước 3: GV thu lại phiếu bài làm của HS. Dựa vào việc quan sát câu trả lời của HS, GV có thể nhanh chóng đánh giá mức độ ghi nhớ kiến thức cũ của HS. Nếu phần lớn HS trả lời sai, GV nên nhắc lại thật kĩ kiến thức cũ để cho HS hồi tưởng lại. Nếu phần lớn HS đã biết thêm về đơn vị đo mới, GV có thể dựa vào đó để có thể cung cấp kiến thức nâng cao trong tiết học này. GV nhận xét bằng lời về kết quả bài kiểm tra kiến thức nền của HS.
Ví dụ 2.2: Để có thể có kĩ năng cộng tốt dạng 29 + 5, HS cần ghi nhớ tốt kiến thức 9 cộng với một số. GV sử dụng đề kiểm tra này trước khi bắt đầu dạy bài 29 + 5 nhằm kiểm tra kiến thức cũ. Đề kiểm tra được xây dựng và nâng cao trên cơ sở bảng 9 cộng với một số.
Bước 1: GV rà soát lại các kiến thức cũ có liên quan đến bài mới. HS đã học bài 9 cộng với một số. HS đã có kĩ năng cộng không nhớ. Do đó, GV có thể thiết kế phiếu như sau:
Họ và tên học sinh:...Lớp:...
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
9 + … = 11 9 + … = 13 9 + … = 15 9 + 8 = 1…
…+ 3 = 12 …+ 3 = 14 9 + 7 = … 9 + … = 18 Bước 2: GV sẽ phát cho mỗi HS một phiếu làm trong thời gian 5 phút.
Trong quá trình HS làm, GV có thể kiểm soát được tỉ lệ HS nhớ bài cũ. Nếu phần lớn HS điền đúng kết quả trong thời gian cho phép chứng tỏ HS nắm chắc bảng 9 cộng với một số. Ta có thể bắt đầu dạy bài mới dạng 29 + 5. Tuy nhiên, nếu phần lớn HS làm sai, ta cần dành thời gian giúp HS ôn lại bảng 9 cộng với một số.
Bước 3: GV thu lại phiếu bài làm của HS. GV nhận xét về kết quả làm việc của HS. GV ghi chép số liệu vào sổ theo dõi.
41
Đây là một cách làm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo đánh giá được kiến thức của HS. Ta có thể thiết kế các phiếu tương tự với các dạng bài để ôn lại kiến thức: 8 cộng với một số, 7 cộng với một số,…
Ví dụ 2.3: Để có thể có kĩ năng trừ tốt dạng 31 - 5, HS cần ghi nhớ tốt kiến thức 11 trừ đi một số: 11 - 5. GV sử dụng đề kiểm tra này trước khi bắt đầu dạy bài 31 - 5 nhằm kiểm tra kiến thức cũ. Đề kiểm tra được xây dựng và nâng cao trên cơ sở bài 11 trừ đi một số: 11 – 5.
Bước 1: GV rà soát lại kiến thức đã học của HS. HS đã được hình thành kiến thức 11 trừ đi một số. Tuy nhiên, HS chưa biết cách thực hiện phép trừ có nhớ.
Họ và tên học sinh:...Lớp:...
Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
11 – 4 = 11 – 2 = 11 – 7= 11 – 6 = 11 – 1 = 11 – 8 = 11 – 5 = 11 – 3= 11 – 9 = 11 – 10 =
Bước 2: GV sẽ phát cho mỗi HS một phiếu làm trong thời gian 5 phút.
Trong quá trình HS làm, GV có thể kiểm soát được tỉ lệ HS nhớ bài cũ. Nếu phần lớn HS điền đúng kết quả trong thời gian cho phép chứng tỏ HS nắm chắc kiến thức 11 trừ đi một số. Ta có thể bắt đầu dạy bài mới dạng 31 - 5.
Tuy nhiên, nếu phần lớn HS làm sai, ta cần dành thời gian giúp HS ôn lại kiến thức cũ thật kĩ.
Bước 3: GV thu phiếu và tổng hợp kết quả. GV nhận xét bài làm của HS.
Đây là một cách làm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo kiểm soát được kiến thức của HS. Ta có thể thiết kế các phiếu tương tự với các dạng bài để ôn lại kiến thức: 12 trừ đi một số, 13 trừ đi một số,…
Ví dụ 2.4: Để học tốt bài Số tròn chục trừ đi một số, HS cần nhớ được các số tròn chục, có kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10 tốt. Vậy GV có thể sử dụng bảng kiểm tra ngắn trên để kiểm tra kiến thức nền của HS.
42
Bước 1: GV rà soát lại kiến thức cũ HS. HS đã biết các số tròn chục trong phạm vi 100. HS đã được học kiến thức Phép cộng có tổng bằng 10. GV có thể thiết kế phiếu như sau:
Họ và tên học sinh:...Lớp:...
Câu 1: Viết các số tròn chục còn thiếu vào chỗ chấm:
….., 20, …..,….., ….., 60,…..,….., 90.
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
9 + … = 10 4 + … = 10 5 + 5 = … … + 8 = 10 10 - … =5
…+ 3 = 10 …+ 6 = 10 2 + 8 = … 10 + … = 10 10 – 3
=….
Bước 2: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu làm trong 5 phút đầu tiết học.
GV tiến hành quan sát, ghi đúng/sai và đánh giá. Trong khi quan sát, GV có thể hỗ trợ những bạn HS kém ôn lại kiến thức cũ để có tâm thế tốt bước vào tiết học. Câu 1 được thiết kế để giúp HS nhớ lại các số tròn chục đã học. Câu 2 giúp HS ôn lại bảng cộng trong phạm vi 10 được học từ lớp 1. Làm tốt câu 2, HS sẽ thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức của bài học mới.
Bước 3: GV thu lại phiếu bài làm của HS. GV tiến hành nhận xét kết quả trước lớp.
Ví dụ 2.5: Để HS tiếp thu tốt bài Hình chữ nhật – Hình tứ giác, GV có thể thiết kế phiếu để kiểm tra kiến thức nền về hình học của HS.
Bước 1: GV rà soát kiến thức cũ của HS. Từ lớp 1, HS đã được học về hình tam giác. Tuy nhiên, việc nhận biết và gọi tên các hình không khó với HS. GV có thể thiết kế phiếu sau:
43
Họ và tên học sinh:...Lớp:...
Tô màu vào hình mà con biết và viết tên gọi hình đó vào chỗ chấm:
a. b. c. d.
a……… b………
c……… d ………
Bước 2: GV sẽ phát cho mỗi HS một phiếu làm trong thời gian 5 phút.
GV phân loại những HS vẫn nhớ tên gọi của hình được học từ lớp 1 và những HS biết tên gọi của các hình mới chưa được học. Có thể 100% HS trong lớp sẽ nhận ra hình tam giác đã được học từ lớp 1 và khoảng 50 – 70 % HS nhận diện được hình chữ nhật sẽ được học trong tiết học này. Đây là một bài tập tương đối dễ nhưng có tác dụng giúp HS nhớ lại biểu tượng, tên gọi các hình.
Bước 3: GV thu phiếu. GV nhận xét chung. GV tiếp tục sử dụng phiếu để giới thiệu kiến thức mới của bài hôm nay.
Lưu ý: Bài kiểm tra kiến thức nền không mang tính chất đánh đố hoặc thi cử. GV nên lựa chọn kiểm tra những kiến thức nên có liên quan đến kiến thức trong bài học mới để giúp HS tiếp thu bài mới tốt hơn. GV cần cẩn thận trong việc sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt vì đôi khi học sinh có thể hiểu một khái niệm nào đó nhưng không quen với thuật ngữ được sử dụng trong bài kiểm tra, có thể ảnh hưởng tới kết quả và đánh giá của GV về tác động của kết quả đó với việc dạy và học. Trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra kiến thức nền, GV có phương án cấu trúc lại chương trình, nội dung bài học cho phù hợp. Tránh những định kiến về điểm mạnh, điểm yếu của học sinh thông qua bài kiểm tra kiến thức nền. Việc kiểm tra kiến thức nền thường diễn ra đầu
44
tiết học, GV nên tập trung quan sát cách làm của HS để ĐG và linh hoạt sử dụng kết quả đó vào việc dạy bài mới.
2.3.1.2. Ma trận trí nhớ
GV sử dụng ma trận trí nhớ có dạng một bảng 2 chiều có các hàng và cột được để tổ chức thông tin và minh họa mối liên hệ giữa chúng. GV sẽ để trống các ô để HS có thể điền những từ khóa vào. Việc GV chủ động thiết kế các bảng ma trận này sẽ giúp HS có cơ hội tổng hợp và so sánh những mảng kiến thức gần giống nhau, dễ bị nhầm lẫn. Qua kết quả bài làm của HS, GV có thể đánh giá khả năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức về các nội dung của bài học, mà còn đánh giá được kĩ năng tổ chức, xác định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản học sinh được học.
Để thực hiện kĩ thuật đánh giá này, giáo viên cần thực hiện như sau:
- Giáo viên xây dựng một ma trận với hàng và cột đã được định danh, phân loại các kiến thức quan trọng có trong bài giảng, điền vào các ô trống trong ma trận các thông tin tương ứng. Kiểm tra lại mối quan hệ giữa các hàng, cột và các thông tin đã điền trong các ô của bảng.
- Khi đã hoàn thành ma trận, giáo viên xây dựng một ma trận mới trên phiếu bài tập với hàng và cột đã được định danh còn các ô bên trong để trống.
- Hướng dẫn người học cách điền thông tin vào ô trống (thông thường chỉ yêu cầu điền một từ, một cụm từ hay một câu ngắn).
- Thu bài, đánh giá tính chính xác và hoàn chỉnh của thông tin được điền vào ma trận.
Ví dụ 2.6: GV sử dụng bảng kiểm tra này vào cuối tiết dạy bài Tìm số trừ nhằm giúp HS nhớ lại các các dạng tìm x đã học.
Bước 1: GV rà soát các kiến thức cũ đã học. GV thấy, HS đã được học cách tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ và số trừ. Tuy nhiên, HS hay bị nhầm lẫn giữa các cách tìm do chưa nhớ tên gọi của các thành phần trong
45
phép tính và chưa hiểu bản chất quy tắc tìm. GV có thể thiết kế phiếu như sau:
Họ và tên học sinh:...Lớp:...
Em hãy hoàn thành các nội dung còn trống trong bảng sau:
Các dạng tìm X
Tên gọi của X trong phép tính
Cách tìm
X + 15 = 20 ……… Muốn tìm ……… ta lấy
………
X – 5 = 9 ……… Muốn tìm ……… ta lấy
………
10 + X = 25 ……… Muốn tìm ……… ta lấy
………
17 – X = 5 ……… Muốn tìm ……… ta lấy
………
GV đưa ra bảng trên nhằm giúp HS tổng hợp các dạng tìm x đã học.
Nếu HS có thể ghi nhớ đúng tên gọi sẽ giúp cho việc ghi nhớ quy tắc tìm dễ dàng hơn.
Bước 2: GV phát phiếu cho mỗi HS một phiếu vào cuối tiết học. HS có 5 phút để hoàn thành phiếu. Để đảm bảo tốc độ viết nhanh gọn, GV có thể quy ước cách viết kí hiệu với HS như sau: Số hạng = SH, Số bị trừ = SBT, Số trừ = ST, Tổng = T, Hiệu= H.GV quan sát HS làm bài, có thể hỗ trợ những bạn HS yếu kém nếu HS chưa phân biệt được tên gọi các thành phần trong phép tính.
Bước 3: GV thu phiếu, phân loại, đánh giá HS. GV nên ghi chép số liệu vào bảng theo dõi. Có thể ghi lại tên những HS còn yếu về kiến thức này để tìm biện pháp kèm cặp thêm. GV nhận xét bài làm của HS. Khen ngợi
46
những HS đã ghi nhớ được tên gọi và quy tắc tìm. Tạo cơ hội cho những HS bị quên kiến thức cũ có cơ hội được nhắc lại kiến thức.
Ví dụ 2.7: GV sử dụng bảng kiểm tra này sau khi dạy bài Lít nhằm giúp HS nhớ lại các đơn vị đo đã học và phân biệt được cách sử dụng của các đơn vị đo này.
Bước 1: Rà soát lại các kiến thức cũ của HS, GV nhận thấy: HS đã được học kiến thức về đơn vị đo độ dài (cm, dm), đo khối lượng (kg), đo thể tích (l). Tuy nhiên, HS đôi khi chỉ nhớ tên gọi và kí hiệu đơn vị đo mà chưa phân biệt các vị đơn vị đo này dùng để đo độ dài hay khối lượng… Và HS cũng sẽ lúng túng trong việc lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi đơn vị đo.
GV sẽ thiết kế phiếu như sau:
Họ và tên học sinh:...Lớp:...
Em hãy hoàn thành các nội dung còn trống trong bảng sau:
Kí hiệu tên đơn vị đo Dụng cụ để đo Đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo khối lượng Đơn vị đo thể tích
(chất lỏng)
Bước 2: GV dành 5 phút cuối tiết học để kiểm tra HS. GV phát cho mỗi HS một phiếu. GV quan sát HS làm việc trên phiếu. HS có thể điền vào bảng như sau:
Kí hiệu tên đơn vị đo Dụng cụ để đo
Đơn vị đo độ dài cm, dm Thước
Đơn vị đo khối lượng kg Cân
Đơn vị đo thể tích l Bình, chai có thước đo Bước 3: GV thu phiếu. GV chữa phiếu và nhận xét tình hình nắm bài của HS.
47
Ví dụ 2.8: GV muốn giúp HS khắc sâu tên gọi các thành phần trong phép cộng, phép trừ và mối quan hệ giữa chúng.
Bước 1: Nhận thấy việc HS hay bị nhầm lẫn tên gọi của các thành phần trong phép tính cộng và trừ với nhau và chưa nhận ra được mối liên hệ giữa chúng. GV có thể thiết kế bảng kiểm tra như sau và sử dụng bảng vào cuối tiết học bài Số hạng – Tổng, bảng cộng,…
Họ và tên học sinh:...Lớp:...
Nêu tên gọi của các thành phần trong các phép tính sau:
3 + 7 = 10 10 - 7 = 3
Bảng trên được thiết kế trống các ô để HS đi tìm tên gọi các thành phần chưa biết. Đây là giai đoạn đầu năm lớp 2, HS chưa học các phép tính có nhớ, nên GV đã đưa ra những phép tính đơn giản. Mục đích là để HS nhận ra mối liên hệ giữa phép cộng và trừ.
Bước 2: GV dành 5 phút cuối tiết học để kiểm tra HS. GV phát cho mỗi HS một phiếu. GV quan sát HS làm bài.
Bước 3: GV thu phiếu và đánh giá kết quả bài làm. Khi chữa bài, GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kết quả của phép cộng được gọi là gì?
Trong phép trừ, số nào là số lớn nhất?... Việc làm trên đã giúp HS được khắc sâu tên gọi của các thành phần trong phép cộng, phép trừ và mối liên hệ giữa chúng. GV cần ghi chép vào sổ theo dõi về kết quả ĐG để tiếp tục giúp đỡ những HS còn chưa nhầm lẫn tên gọi của các thành phần này.
Tương tự, ta có thể sử dụng bảng này cho các bài về Số bị trừ - Số trừ - Hiệu, Thừa số - Tích, Số bị chia – Số chia – Thương.
Ví dụ 2.9: Sau khi dạy bài Mi – li – mét, GV muốn giúp HS củng cố thêm kĩ năng ước lượng với các đơn vị đo độ dài đã học.