hoa, đậu quả và năng suất, chất lƣợng của bƣởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) trên vƣờn cây 7 tuổi, với 5 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây. Tổng số cây thí nghiệm là 45 cây.
CT1: Đối chứng phun nƣớc lã CT2: Phun Yogen No2
CT3: Phun Komix CT4: Phun Chistosan CT5: Phun Antonic
* Thời kỳ phun:
+ Phun lần 1: Sau khi hoa tàn
+ Phun lần 2: 10 ngày sau phun lần 1 + Phun lần 3: Quả đang sinh trƣởng mạnh
* Phun phân bón lá:
- Các công thức về phun phân bón lá đều đƣợc phun ƣớt toàn bộ tán cây, thân cây; phun vào lúc trời mát (buổi chiều hay sáng sớm), không có gió lớn, không mƣa.
3.3.4. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của GA3 đến quá trình giữ hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng của bưởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) trên vƣờn cây 7 tuổi, với 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây. Tổng số cây thí nghiệm là 36 cây.
CT1: Đối chứng phun nƣớc lã CT2: Phun GA3, nồng độ 30 ppm CT3: Phun GA3, nồng độ 50 ppm CT4: Phun GA3, nồng độ 70 ppm * Thời kỳ phun: Phun lần 1: Hoa nở rộ Phun lần 2: Sau khi hoa tàn
Phun lần 3: 10 ngày sau phun lần 2 Phun lần 4: Quả đang sinh trƣởng mạnh
* Phun GA3
- Các công thức phun GA3 đều đƣợc phun ƣớt toàn bộ tán thân, lá, hoa. Tuỳ theo từng thí nghiệm phun GA3 với các nồng độ khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Phun đều lên lá, hoa, với lƣợng 540 lít dung dịch/ha; phun vào lúc trời mát (buổi chiều hay sáng sớm), không có gió lớn, không mƣa.
- Cách pha dung dịch GA3 nhƣ sau: Hoà tan hoàn toàn GA3 thƣơng phẩm trong 50 – 100ml cồn 900
hoặc rƣợu mạnh. Sau đó thêm nƣớc cất để tạo ra dung dịch mẹ có nồng độ 1000 ppm. Sau đó pha dung dịch mẹ với nƣớc lã để đƣợc nồng độ thích hợp. Pha xong tiến hành phun ngay.
3.3.5. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của α-NAA đến quá trình giữ hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng của bưởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) trên vƣờn cây 7 tuổi, với 5 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây. Tổng số cây thí nghiệm là 45 cây.
CT1: Đối chứng phun nƣớc lã CT2: Phun α-NAA nồng độ 20 ppm CT3: Phun α-NAA nồng độ 30 ppm CT4: Phun α-NAA nồng độ 40 ppm CT5: Phun α-NAA nồng độ 50 ppm *Thời kỳ phun: Phun lần 1: Ra hoa rộ Phun lần 2: Sau khi hoa tàn
Phun lần 3: 10 ngày sau phun lần 2 Phun lần 4: Quả đang sinh trƣởng mạnh
* Phun α-NAA
- Các công thức phun α-NAA đều đƣợc phun ƣớt toàn bộ tán thân, lá, hoa. Tuỳ theo từng thí nghiệm phun α-NAA với các nồng độ khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Phun đều lên lá, hoa, với lƣợng 540 lít dung dịch/ha; phun vào lúc trời mát (buổi chiều hay sáng sớm), không có gió lớn, không mƣa.
Cách pha dung dịch α-NAA nhƣ sau: Hoà tan hoàn toàn α-NAA thƣơng phẩm trong 50 – 100 ml cồn 900. Sau đó thêm nƣớc cất để tạo ra dung dịch mẹ có nồng độ 1000 ppm. Sau đó pha dung dịch mẹ với nƣớc lã để đƣợc nồng độ thích hợp. Pha xong tiến hành phun ngay.
3.4. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP THEO DÕI
- Đo chiều cao cây, đƣờng kính tán, đƣờng kính thân chính: chọn 10 cây theo đƣờng chéo 5 điểm, mỗi điểm 2 cây.
+ Chiều cao cây (cm): đo bằng thƣớc dài, đặt một đầu sát mặt đất đo đến điểm cao nhất của tán cây.
+ Đƣờng kính tán (cm): đo bằng thƣớc dây, đo hình chiếu tán cây theo hƣớng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình.
+ Đƣờng kính gốc (cm): đo bằng thƣớc Palme ở vị trí cách mặt đất 5 cm. - Đo chiều dài lá (cm).
- Đo chiều rộng lá (cm).
- Các đợt lộc trong năm: Lộc xuân, hè, thu, đông.
- Thời gian bắt đầu ra lộc: đƣợc tính từ khi có 10% số cành/cây bật lộc. - Thời gian lộc ra rộ: đƣợc tính từ khi 70% số cành/cây bật lộc.
- Thời gian kết thúc ra lộc: đƣợc tính khi trên 80% số lộc trên cây thành thục. - Đo độ dài, đƣờng kính và số lá/cành lộc:
+ Đo chiều dài cành lộc: đo từ gốc cành đến mút cành.
+ Đo đƣờng kính cành lộc: đo ở vị trí lớn nhất, cách gốc cành 1cm, khi cành lộc đã thành thục.
+ Đếm số lá/ cành lộc.
+ Số lƣợng lộc: Mỗi cây theo dõi 4 cành ổn định về 4 hƣớng, đếm tất cả số lƣợng lộc trên các cành theo dõi, đánh dấu và ghi thời gian.
* Động thái đậu quả và tỷ lệ rụng quả:
- Số hoa trên cành (cây):
+ Thời gian bắt đầu nở hoa tính từ khi cây có khoảng 10% nụ hoa nở. + Nở rộ hoa khi cây có khoảng 70% số cành ra hoa.
+ Kết thúc nở hoa tính từ thời điểm nụ hoa cuối cùng nở (100% nụ nở). - Tỷ lệ hoa đơn/hoa chùm: Mỗi độ tuổi, mỗi công thức tiến hành theo dõi 3 cây, mỗi cây theo dõi ở 4 cành ở 4 hƣớng. Đếm số chùm hoa đơn, hoa chùm để tính ra tỷ lệ.
- Số quả trên cành sau tắt hoa: Ở mỗi cây theo dõi 4 cành/4 hƣớng khác nhau. Đếm số quả trên mỗi cành sau khi tắt hoa khoảng 5 – 10 ngày, khi tất cả các cánh hoa đã tàn hết chỉ còn lại quả non mới hình thành.
- Công thức tính tỷ lệ đậu quả:
Tổng số quả đậu
Tỷ lệ đậu quả (%) = × 100 Tổng số hoa, quả theo dõi
* Tỷ lệ rụng quả:
Đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều/4 hƣớng (theo dõi trên cành theo dõi nở hoa). Đếm số quả non vừa hình thành trên cành và cứ 5 ngày đếm 1 lần số quả rụng đi cho đến khi không còn quả rụng nữa.
* Đặc điểm quả:
- Dùng thƣớc Palme đo đƣờng kính quả và chiều cao quả, mỗi công thức đo 30 quả và đƣợc đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở 4 hƣớng và các tầng tán, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần.
+ Chiều cao quả: Đo từ đỉnh quả đến gốc quả theo chiều song song với trục quả (cm).
+ Đƣờng kính quả: Đo ở vị trí rộng nhất của quả (cm).
+ Hình dạng, màu sắc quả, vỏ quả, cùi quả và tép khi quả chín: Mô tả theo đánh giá định tính, cảm quan.
- Số múi (múi/quả): Đếm số múi của các quả/tổng số quả tách múi. - Số hạt/quả (hạt): Đếm tổng số hạt của các quả/tổng số quả tách hạt.
Khối lƣợng phần ăn đƣợc
Tỷ lệ phần ăn đƣợc (%) = × 100 Khối lƣợng quả
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Số lƣợng quả/cây
- Khối lƣợng trung bình quả (kg/quả)
Năng suất (kg/cây) = Tổng số quả/cây x Khối lƣợng trung bình 1 quả
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học trên Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY ĂN QUẢ TẠI HUYỆN HIỆP HÕA, TỈNH BẮC GIANG HUYỆN HIỆP HÕA, TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
4.1.1.1. Tình hình sản xuất chung
Trong những năm gần đây nghề trồng cây ăn quả ở huyện Hiệp Hoà phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo thêm thu nhập cho ngƣời nông dân. Cây ăn quả trên địa bàn huyện đã nhận đƣợc sự đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn từ các dự án khác nhau, với chủng loại cây trồng đa dạng. Nhìn chung bƣớc đầu cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế. Song về quy mô diện tích thâm canh còn chƣa tập trung thành vùng và chƣa đồng bộ, sự đầu tƣ còn mang tính dàn trải, chƣa xác định đƣợc loại cây trồng mang tính chủ lực để quy hoạch và đầu tƣ thâm canh, chƣa thực hiện đúng các khâu kỹ thuật, chăm sóc nên trên thực tế tiềm năng thì nhiều nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả tối đa cả về số lƣợng và chất lƣợng cây trồng, chƣa tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Huyện Hiệp Hoà đã đề ra định hƣớng cho việc phát triển cây ăn quả là tập trung đầu tƣ nâng cao chất lƣợng quả và thâm canh tăng năng suất trên các vƣờn cây ăn quả hiện có. Bên cạnh đó, bố trí đa dạng cây trồng, cơ bản ổn định diện tích bƣởi thâm canh, tập trung chỉ đạo và có chính sách hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh nhƣ cây dứa, hồng, na, bƣởi, cam đƣờng, cam canh, cam sành.
Huyện cũng chỉ đạo chuyển dịch một phần đất cấy lúa một vụ không ăn chắc sang trồng cây ăn quả. Đồng thời ứng dụng kỹ thuật điều chỉnh rải vụ thu hoạch, chú trọng công tác giống cây ăn quả và đầu tƣ vào công nghệ sau
thu hoạch. Trong cơ cấu loại giống cây ăn quả, địa phƣơng xác định hƣớng chính là ổn định diện tích bƣởi chất lƣợng cao và phát triển đa dạng cây ăn quả. Ngoài ra huyện sẽ tập trung chỉ đạo thành một số vùng hàng hoá tập trung cho một số loại cây ăn quả có diện tích đứng sau bƣởi nhƣ nhãn, na, hồng. Bên cạnh đó Hiệp Hoà sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ xây dựng và hoàn thiện các chỉ dẫn địa lý, tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu, từng bƣớc tạo chỗ đứng cho sản phẩm cây ăn quả tại thị trƣờng; nâng cấp một số cây ăn quả chính để thay thế dần các vƣờn cây ăn quả kém chất lƣợng,...
Huyện sẽ chỉ đạo tốt công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện tốt cho việc trồng cây ăn quả với quy mô lớn, tập trung cho từng hộ và từng vùng địa phƣơng; tạo cơ chế để các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện gắn kết chặt chẽ với nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho ngƣời nông dân yên tâm sản xuất...
Trong giai đoạn từ năm 2001 tới nay huyện đã chú trọng phát triển cây ăn quả và đã trồng đƣợc 316,4 ha cây ăn quả. Trong đó diện tích trồng cây múi là 203,7 ha tập trung ở các xã Đoan Bái, Lƣơng Phong, Ngọc Sơn, Hùng Sơn, Mai Trung... Diện tích còn lại đƣợc trồng phân tán ở các xã khác, gồm các loại cây trồng nhƣ: Nhãn, vải, xoài, na, đu đủ, mít... chƣa mang lại hiệu quả kinh tế.
Kết quả điều tra ở bảng 4.1 cho thấy diện tích đất trồng cây ăn quả ở các xã không đồng đều: Xã Đoan Bái là xã có diện tích đất trồng cây ăn quả lớn nhất (90 ha), thứ 2 là xã Ngọc Sơn (78 ha), thấp nhất là xã Danh Thắng (37 ha).
Tƣơng ứng với tổng diện tích đất trồng cây ăn quả, diện tích đất trồng mới cũng có sự khác biệt giữa các xã, trong đó xã Hùng Sơn có diện tích trồng mới thấp nhất, cao nhất vẫn là xã Đoan Bái (14,3 ha).
Về năng suất: Sản xuất cây ăn quả ở Đoan Bái cho năng suất cao nhất (19,5 tấn/ha), Nguyên nhân dẫn đến năng suất vùng này cao là do ngƣời dân chịu khó học hỏi, đầu tƣ, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.
Bảng 4.1: Diện tích, sản lƣợng cây ăn quả chủ yếu một số xã trong huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
Xã Tổng diện tích CAQ (ha) Diện tích trồng mới (ha) Diện tích đang cho thu
hoạch (ha) Năng suất trung bình tấn/ha Sản lƣợng (tấn) Đoan Bái 90 14,3 57,7 19,5 1.125,2 Ngọc Sơn 78 18,6 59,4 13,7 873,2 Lƣơng Phong 52 10 42 12,9 541,8 Hùng Sơn 44 5,4 38,6 13,8 532,7 Danh Thắng 137 8 29 14,1 408,9 Tổng cộng 301 56,3 226,7 - 3.481,8
(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang)
4.1.1.2. Tình hình sản xuất bưởi tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hiệp Hoà, trong những năm qua diện tích bƣởi chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số diện tích cây ăn quả của huyện và năng suất cũng tăng lên, kết quả thể hiện ở bảng 4.2
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất cây bƣởi trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang từ năm 2008-2010 Năm Chủng loại 2008 2009 2010 DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) Bƣởi Diễn 96,50 19,63 101,20 22,10 115,45 31,20 Bƣởi Lai 21,49 11,00 22,44 11,60 22,44 12,77 Bƣởi Đoan Hùng 14,37 9,00 16,40 9,90 16,49 26,50
Năng suất bình quân 13,21 14,53 23,49
Tổng cộng 132,36 140,00 153,93
Qua bảng 4.2 cho thấy, ở Hiệp Hoà chủ yếu trồng bƣởi Diễn, bƣởi Đoan Hùng, bƣởi Lai với diện tích tăng hàng năm. Năm 2008, tổng diện tích bƣởi Diễn chỉ đạt 96,5ha nhƣng đến năm 2010 diện tích đã tăng lên 115,45ha, chiếm 75% tổng diện tích cây bƣởi của toàn huyện.
Bƣởi Lai năm 2008 có diện tích 21,49ha, đến năm 2010 tăng rất ít (22,44ha) chiếm 14,58%.
Bƣởi Đoan Hùng năm 2008 có tổng diện tích là 14,37 ha, đến năm 2010 diện tích tăng lên 16,49 ha, chiếm 10,71%.
Nhƣ vậy có thể thấy diện tích bƣởi còn thấp so với tiềm năng về điều kiện tự nhiên của huyện và các loại cây này đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây chƣa cho thu hoạch hoặc mới chỉ cho thu bói. Cùng với việc mở rộng diện tích, ngƣời trồng bƣởi cũng tích cực học hỏi kinh nghiệm, đƣa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào ứng dụng trong trồng trọt và chăm sóc. Vì vậy năng suất và sản lƣợng cũng tăng dần lên.
Bƣởi Diễn là giống đƣợc ngƣời dân huyện Hiệp Hoà trồng nhiều nhất, tập trung ở một số xã nhƣ Đoan Bái, Lƣơng Phong, Ngọc Sơn, Hùng Sơn, Danh Thắng..., bởi giống bƣởi này dễ chăm sóc, năng suất ổn định, sâu bệnh nhẹ. Ngoài ra bƣởi Diễn rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng, giá bán cao, dễ tiêu thụ (thƣơng lái đến mua tận vƣờn, thậm chí còn đặt hàng trƣớc mua thu hoạch) nhƣng bƣởi Diễn ở Hiệp Hoà mới chỉ có diện tích rất khiêm tốn. Hiện nay loại cây này vẫn đang là loại cây trồng chủ đạo trong nhóm cây ăn quả có múi của toàn huyện.
Qua bảng 4.3 ta có thể thấy: Bƣởi Diễn đƣợc trồng tập trung chủ yếu ở các vùng gần trung tâm thị trấn. Ngƣời dân trồng bƣởi ở các xã này hầu hết có kinh nghiệm trong nghề trồng cây ăn quả, hơn nữa các xã này còn đƣợc thƣờng xuyên tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp huyện. Độ tuổi của bƣởi Diễn nhìn chung
còn rất trẻ, độ tuổi > 7 chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đa phần là đang ở độ tuổi cho thu hoạch và giai đoạn kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy trong những năm gần đây việc mở rộng diện tích trồng bƣởi Diễn đang đƣợc ngƣời dân chú trọng và quan tâm.
Bảng 4.3: Diện tích và độ tuổi của bƣởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
TT Xã điều tra Tổng diện tích (ha) Số tuổi (năm) <4 % 4-7 % >7 % 1 Xã Đoan Bái 37,05 14,5 39,1 20,8 56,2 1,7 4,7 2 Xã Ngọc Sơn 26,50 19,1 72,1 5,0 18,9 2,4 9,1 3 Xã Lƣơng Phong 18,90 10,2 54,0 8,7 46,0 - - 4 Xã Hùng Sơn 15,00 5,4 36,0 8,9 59,3 0,7 4,7 5 Xã Danh Thắng 18,00 8,2 45,6 9,4 52,2 0,4 2,2 Tổng 115,45 57,4 52,8 5,25
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Bƣởi Diễn sinh trƣởng và phát triển khá tốt, cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt, đƣợc thị trƣờng Miền Bắc ƣa chuộng. Năm 2010 vừa qua đã có