Thụ phấn và thụ tinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)

Nhìn chung, các giống bƣởi đều thích hợp với khí hậu á nhiệt đới. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu ấm và ổn định đặc biệt là các yếu tố nhiệt độ, nƣớc, ánh sáng phù hợp thì bƣởi sinh trƣởng và phát triển tốt.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: yếu tố môi trƣờng đặc biệt là nƣớc và nhiệt độ đã điều tiết thời gian và tăng cƣờng sự ra hoa ở cây có múi. Vì vậy, mức độ và thời gian ra hoa cũng khác nhau tuỳ thuộc vào tiểu vùng sinh thái. Quá trình ra hoa trên cây có múi nói chung và trên cây bƣởi nói riêng bao gồm thời kỳ cảm ứng và phân hoá hoa xảy ra trƣớc thời kỳ ra hoa.

a. Thời kỳ cảm ứng ra hoa: bắt đầu với sự ngừng sinh trƣởng dinh dƣỡng trong thời gian nghỉ đông. Nhìn chung, trên những cây trƣởng thành sự sinh trƣởng của chồi và tốc độ sinh trƣởng của rễ giảm trong mùa đông ngay khi nhiệt độ chƣa đến 12,50

C [45].

Đối với những vùng nhiệt đới thì giai đoạn cảm ứng hoa cần nhiệt độ thấp dƣới 250C trong nhiều tuần hoặc ít nhất là 30 ngày. Số lƣợng hoa tỷ lệ thuận với sự khắc nghiệt của nhiệt độ và sự khô hạn. Nhiệt độ càng thấp, cây khô hạn thì tỷ lệ hoa càng cao. Đa số cây sẽ ra hoa sau khi tƣới nƣớc từ 3 – 4 tuần [31].

Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì cây sẽ phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ tối thấp là 9,50C hoặc thấp hơn một chút so với yêu cầu nhiệt độ của thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng.

Đa số trên cây có múi trong đó có bƣởi không cần thụ phấn chéo. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải thụ phấn bổ sung trong điều kiện thời tiết bất lợi nhằm làm tăng khả năng đậu quả của bƣởi. Ở một số vùng sản xuất tập trung đối với một số giống cây ăn quả cần phải thiết kế vƣờn xen các cây thụ phấn

bổ sung ở tỷ lệ thích hợp. Các yếu tố quan trọng nhằm điều khiển ra hoa của cây có múi trong đó có cây bƣởi đó là hydrat cacbon, hormon, nhiệt độ, nƣớc và dinh dƣỡng [40].

Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định rằng: nhiệt độ là yếu tố có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng thụ phấn hoặc ảnh hƣởng gián tiếp đến hoạt động của côn trùng hoặc ống phấn. Khi hạt phấn rơi xuống núm nhuỵ, tốc độ nảy mầm và sinh trƣởng của ống phấn xuyên qua vòi nhuỵ đƣợc tăng cƣờng và tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 300C nếu ở nhiệt độ dƣới 200C thì khả năng thụ phấn bị ức chế. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ống phấn xuyên suốt đƣợc vòi nhuỵ mất từ 2 ngày đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và nhiệt độ [41].

Ẩm độ không khí cao cũng ảnh hƣởng đến quá trình thụ phấn và thụ tinh của hoa. Ẩm độ không khí thích hợp tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi hơn. Nếu ẩm độ cao thì tốc độ nảy mầm cũng nhƣ sinh trƣởng của ống phấn nhanh hơn tốc độ mở của vòi nhuỵ gây vỡ ống phấn và quá trình thụ tinh không đƣợc thực hiện. Ẩm độ không khí cao cũng có liên quan chặt chẽ tới số ngày mƣa đặc biệt là mƣa phùn kéo dài sẽ làm hạn chế hoạt động của côn trùng cũng nhƣ sự tung phấn của hoa. Ẩm độ không khí thích hợp nhất cho sự thụ phấn thụ tinh khoảng 80 – 85% [37].

b. Thời điểm ra hoa: của mỗi giống cũng khác nhau và phụ thuộc vào thời tiết của từng năm (Lý Gia Cầu, 1993) [16]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ mùa đông đến thời gian ra hoa đậu quả của bƣởi trong nhà lƣới trên giống bƣởi Tasabutan ghép trên gốc Ptril Foliata với các thang nhiệt khác nhau cho thấy: nhiệt độ cao trong mùa đông làm hoa ra sớm hơn. Trong những chùm hoa, số lƣợng lá có tƣơng quan tới tỷ lệ đậu quả, khi nhiệt độ càng cao thì quả phát triển càng to, vỏ dầy, lõi quả rỗng, hàm lƣợng chất khô và axit giảm.

Nghiên cứu trên 6 giống bƣởi và 4 giống bƣởi chùm cho thấy: các giống khác nhau có tỷ lệ đậu quả khác nhau, có giống chỉ đậu quả khi có sự thụ phấn chéo (bƣởi Pyriform và bƣởi chùm Yubileinyi), một số giống có khả năng tự thụ phấn [43].

Khi nghiên cứu về tỷ lệ đậu quả của các giống bƣởi khác nhau, tại Trạm Nghiên cứu cây ăn quả Quảng Đông (Trung Quốc) kết quả cho thấy: khi thụ phấn giữa bƣởi Sa Điền và bƣởi chua thì tỷ lệ đậu quả tăng từ 1,99 % lên 25% (Trần Đăng Thổ, 1993) [23].

Ở Thái Lan, khi nghiên cứu khả năng đậu quả trên một số giống bƣởi cho thấy: tỷ lệ đậu quả khi tự thụ phấn rất thấp (từ 0 – 2,8%) nhƣng khi giao phấn giữa các giống thì tỷ lệ đậu quả tăng từ 9 – 24% [44].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 31 - 33)