Tình hình sản xuất chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 54 - 104)

Trong những năm gần đây nghề trồng cây ăn quả ở huyện Hiệp Hoà phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo thêm thu nhập cho ngƣời nông dân. Cây ăn quả trên địa bàn huyện đã nhận đƣợc sự đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn từ các dự án khác nhau, với chủng loại cây trồng đa dạng. Nhìn chung bƣớc đầu cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế. Song về quy mô diện tích thâm canh còn chƣa tập trung thành vùng và chƣa đồng bộ, sự đầu tƣ còn mang tính dàn trải, chƣa xác định đƣợc loại cây trồng mang tính chủ lực để quy hoạch và đầu tƣ thâm canh, chƣa thực hiện đúng các khâu kỹ thuật, chăm sóc nên trên thực tế tiềm năng thì nhiều nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả tối đa cả về số lƣợng và chất lƣợng cây trồng, chƣa tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

Huyện Hiệp Hoà đã đề ra định hƣớng cho việc phát triển cây ăn quả là tập trung đầu tƣ nâng cao chất lƣợng quả và thâm canh tăng năng suất trên các vƣờn cây ăn quả hiện có. Bên cạnh đó, bố trí đa dạng cây trồng, cơ bản ổn định diện tích bƣởi thâm canh, tập trung chỉ đạo và có chính sách hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh nhƣ cây dứa, hồng, na, bƣởi, cam đƣờng, cam canh, cam sành.

Huyện cũng chỉ đạo chuyển dịch một phần đất cấy lúa một vụ không ăn chắc sang trồng cây ăn quả. Đồng thời ứng dụng kỹ thuật điều chỉnh rải vụ thu hoạch, chú trọng công tác giống cây ăn quả và đầu tƣ vào công nghệ sau

thu hoạch. Trong cơ cấu loại giống cây ăn quả, địa phƣơng xác định hƣớng chính là ổn định diện tích bƣởi chất lƣợng cao và phát triển đa dạng cây ăn quả. Ngoài ra huyện sẽ tập trung chỉ đạo thành một số vùng hàng hoá tập trung cho một số loại cây ăn quả có diện tích đứng sau bƣởi nhƣ nhãn, na, hồng. Bên cạnh đó Hiệp Hoà sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ xây dựng và hoàn thiện các chỉ dẫn địa lý, tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu, từng bƣớc tạo chỗ đứng cho sản phẩm cây ăn quả tại thị trƣờng; nâng cấp một số cây ăn quả chính để thay thế dần các vƣờn cây ăn quả kém chất lƣợng,...

Huyện sẽ chỉ đạo tốt công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện tốt cho việc trồng cây ăn quả với quy mô lớn, tập trung cho từng hộ và từng vùng địa phƣơng; tạo cơ chế để các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn huyện gắn kết chặt chẽ với nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho ngƣời nông dân yên tâm sản xuất...

Trong giai đoạn từ năm 2001 tới nay huyện đã chú trọng phát triển cây ăn quả và đã trồng đƣợc 316,4 ha cây ăn quả. Trong đó diện tích trồng cây múi là 203,7 ha tập trung ở các xã Đoan Bái, Lƣơng Phong, Ngọc Sơn, Hùng Sơn, Mai Trung... Diện tích còn lại đƣợc trồng phân tán ở các xã khác, gồm các loại cây trồng nhƣ: Nhãn, vải, xoài, na, đu đủ, mít... chƣa mang lại hiệu quả kinh tế.

Kết quả điều tra ở bảng 4.1 cho thấy diện tích đất trồng cây ăn quả ở các xã không đồng đều: Xã Đoan Bái là xã có diện tích đất trồng cây ăn quả lớn nhất (90 ha), thứ 2 là xã Ngọc Sơn (78 ha), thấp nhất là xã Danh Thắng (37 ha).

Tƣơng ứng với tổng diện tích đất trồng cây ăn quả, diện tích đất trồng mới cũng có sự khác biệt giữa các xã, trong đó xã Hùng Sơn có diện tích trồng mới thấp nhất, cao nhất vẫn là xã Đoan Bái (14,3 ha).

Về năng suất: Sản xuất cây ăn quả ở Đoan Bái cho năng suất cao nhất (19,5 tấn/ha), Nguyên nhân dẫn đến năng suất vùng này cao là do ngƣời dân chịu khó học hỏi, đầu tƣ, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

Bảng 4.1: Diện tích, sản lƣợng cây ăn quả chủ yếu một số xã trong huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

Tổng diện tích CAQ (ha) Diện tích trồng mới (ha) Diện tích đang cho thu

hoạch (ha) Năng suất trung bình tấn/ha Sản lƣợng (tấn) Đoan Bái 90 14,3 57,7 19,5 1.125,2 Ngọc Sơn 78 18,6 59,4 13,7 873,2 Lƣơng Phong 52 10 42 12,9 541,8 Hùng Sơn 44 5,4 38,6 13,8 532,7 Danh Thắng 137 8 29 14,1 408,9 Tổng cộng 301 56,3 226,7 - 3.481,8

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang)

4.1.1.2. Tình hình sản xuất bưởi tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hiệp Hoà, trong những năm qua diện tích bƣởi chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số diện tích cây ăn quả của huyện và năng suất cũng tăng lên, kết quả thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất cây bƣởi trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang từ năm 2008-2010 Năm Chủng loại 2008 2009 2010 DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) Bƣởi Diễn 96,50 19,63 101,20 22,10 115,45 31,20 Bƣởi Lai 21,49 11,00 22,44 11,60 22,44 12,77 Bƣởi Đoan Hùng 14,37 9,00 16,40 9,90 16,49 26,50

Năng suất bình quân 13,21 14,53 23,49

Tổng cộng 132,36 140,00 153,93

Qua bảng 4.2 cho thấy, ở Hiệp Hoà chủ yếu trồng bƣởi Diễn, bƣởi Đoan Hùng, bƣởi Lai với diện tích tăng hàng năm. Năm 2008, tổng diện tích bƣởi Diễn chỉ đạt 96,5ha nhƣng đến năm 2010 diện tích đã tăng lên 115,45ha, chiếm 75% tổng diện tích cây bƣởi của toàn huyện.

Bƣởi Lai năm 2008 có diện tích 21,49ha, đến năm 2010 tăng rất ít (22,44ha) chiếm 14,58%.

Bƣởi Đoan Hùng năm 2008 có tổng diện tích là 14,37 ha, đến năm 2010 diện tích tăng lên 16,49 ha, chiếm 10,71%.

Nhƣ vậy có thể thấy diện tích bƣởi còn thấp so với tiềm năng về điều kiện tự nhiên của huyện và các loại cây này đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây chƣa cho thu hoạch hoặc mới chỉ cho thu bói. Cùng với việc mở rộng diện tích, ngƣời trồng bƣởi cũng tích cực học hỏi kinh nghiệm, đƣa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào ứng dụng trong trồng trọt và chăm sóc. Vì vậy năng suất và sản lƣợng cũng tăng dần lên.

Bƣởi Diễn là giống đƣợc ngƣời dân huyện Hiệp Hoà trồng nhiều nhất, tập trung ở một số xã nhƣ Đoan Bái, Lƣơng Phong, Ngọc Sơn, Hùng Sơn, Danh Thắng..., bởi giống bƣởi này dễ chăm sóc, năng suất ổn định, sâu bệnh nhẹ. Ngoài ra bƣởi Diễn rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng, giá bán cao, dễ tiêu thụ (thƣơng lái đến mua tận vƣờn, thậm chí còn đặt hàng trƣớc mua thu hoạch) nhƣng bƣởi Diễn ở Hiệp Hoà mới chỉ có diện tích rất khiêm tốn. Hiện nay loại cây này vẫn đang là loại cây trồng chủ đạo trong nhóm cây ăn quả có múi của toàn huyện.

Qua bảng 4.3 ta có thể thấy: Bƣởi Diễn đƣợc trồng tập trung chủ yếu ở các vùng gần trung tâm thị trấn. Ngƣời dân trồng bƣởi ở các xã này hầu hết có kinh nghiệm trong nghề trồng cây ăn quả, hơn nữa các xã này còn đƣợc thƣờng xuyên tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp huyện. Độ tuổi của bƣởi Diễn nhìn chung

còn rất trẻ, độ tuổi > 7 chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đa phần là đang ở độ tuổi cho thu hoạch và giai đoạn kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy trong những năm gần đây việc mở rộng diện tích trồng bƣởi Diễn đang đƣợc ngƣời dân chú trọng và quan tâm.

Bảng 4.3: Diện tích và độ tuổi của bƣởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

TT Xã điều tra Tổng diện tích (ha) Số tuổi (năm) <4 % 4-7 % >7 % 1 Xã Đoan Bái 37,05 14,5 39,1 20,8 56,2 1,7 4,7 2 Xã Ngọc Sơn 26,50 19,1 72,1 5,0 18,9 2,4 9,1 3 Xã Lƣơng Phong 18,90 10,2 54,0 8,7 46,0 - - 4 Xã Hùng Sơn 15,00 5,4 36,0 8,9 59,3 0,7 4,7 5 Xã Danh Thắng 18,00 8,2 45,6 9,4 52,2 0,4 2,2 Tổng 115,45 57,4 52,8 5,25

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bƣởi Diễn sinh trƣởng và phát triển khá tốt, cho năng suất cao, chất lƣợng quả tốt, đƣợc thị trƣờng Miền Bắc ƣa chuộng. Năm 2010 vừa qua đã có một số hộ trồng bƣởi tại huyện Hiệp Hoà đạt giải trong cuộc thi bình tuyển cây đầu dòng do sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, do đặc điểm của bƣởi Diễn là ra hoa, quả non nhiều, nhƣng tỷ lệ đậu quả rất thấp.

Xuất phát từ thực tế sản xuất, đòi hỏi ngƣời trồng Bƣởi phải có bề dày kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng và chăm sóc, đặc biệt là các biện pháp tác động nhằm giữ quả cho đến khi thu hoạch. Vì vậy vấn đề mở rộng diện tích bƣởi Diễn tại Hiệp Hoà phải đi đôi với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ mới để nâng cao năng suất và chất lƣợng quả.

4.1.1.3. Kỹ thuật chăm sóc bưởi tại các hộ gia đình ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

Mật độ trồng:

Mật độ có ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất và tuổi thọ của cây. Mặt khác nó còn ảnh hƣởng đến quá trình phòng trừ sâu bệnh hại. Mật độ thƣa cây sẽ sinh trƣởng tốt, phẩm chất quả cao song năng suất lại giảm. Mật độ dày quá sẽ ảnh hƣởng đến phẩm chất quả nhƣ mã quả xấu, hàm lƣợng đƣờng trong quả thấp... Mật độ trồng phổ biến đối với bƣởi Diễn ở huyện Hiệp Hoà là 4m x 5m.

Kỹ thuật trồng:

Hầu hết các hộ trồng bƣởi ở đây đều áp dụng theo quy trình trồng bƣởi của Trạm Khuyến nông huyện Hiệp Hoà, sau khi trồng đều có cắm cọc chống đổ gãy khi cây chƣa bám chắc vào đất.

Bón phân:

Bƣởi là cây có sinh khối tƣơng đối lớn, năng suất quả cao, vì vậy hàng năm đã lấy đi từ đất một lƣợng dinh dƣỡng lớn. Để đạt năng suất, phẩm chất quả ta cần bổ sung dinh dƣỡng cho đất. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình bón phân, ngƣời dân trồng Bƣởi ở Hiệp Hoà thƣờng căn cứ vào độ tuổi, thời kỳ sinh trƣởng, năng suất cho thu hoạch mỗi năm và tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ để có cách bón hợp lý.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, một số hộ nâng dân đã thực hiện quy trình thâm canh trong canh tác cây ăn quả, biết áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thay thế giống cũ bằng cách ghép cải tạo; trẻ hoá những vƣờn cây già cỗi; bón phân cân đối, kết hợp sử dụng hữu cơ vi sinh, phân khoáng, phân bón lá để tăng năng suất và chất lƣợng quả; tỉa cành tạo tán hợp lý, dùng biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả.

Do ngƣời trồng đã biết đầu tƣ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả nên sản lƣợng hàng năm vẫn luôn tăng. Tuy nhiên việc áp dụng quy trình canh tác vẫn chƣa thống nhất giữa các vùng sản xuất, nhiều nơi quản lý sử dụng giống không tốt nên chất lƣợng quả chƣa đồng đều và ổn định.

Qua điều tra về tình hình đầu tƣ phân bón tại các xã trồng bƣởi cho thấy: Các hộ trồng bƣởi chƣa đầu tƣ thích đáng về phân bón. Tỷ lệ số vƣờn không đƣợc bón phân lên đến 43,90%. Các vƣờn đƣợc bón phân thì chủ yếu là bón phân hữu cơ: 23,53%, còn lại là phân vô cơ là 16,59% và kết hợp bón cả 2 loại là 15,98%. Không sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trƣởng để tăng khả năng đậu quả, giữ quả và sinh trƣởng quả.

Bảng 4.4: Tình hình bón phân cho bƣởi Diễn (năm 2010) tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

Đại điểm

Tỷ lệ số vƣờn bón phân (%)

Phân hữu cơ Phân vô cơ Hữu cơ + vô cơ Không bón

phân Đoan Bái 30,11 21,52 25,67 22,70 Ngọc Sơn 25,89 15,50 20,55 38,06 Lƣơng Phong 20,30 15,68 10,45 53,57 Hùng Sơn 17,25 13,46 8,92 60,37 Danh Thắng 24,10 16,78 14,33 44,79 Toàn vùng 23,53 16,59 15,98 43,90

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang)

Qua điều tra khảo sát cho thấy một số đã biết áp dụng các phƣơng pháp bón phân hợp lý, biết kết hợp giữa phân chuồng và phân vô cơ để tăng hiệu quả của các loại phân bón, không còn có hiện tƣợng sử dụng phân chuồng tƣơi. Họ biết kết hợp cả phân hữu cơ, phân vô cơ và phân bón lá. Phân hữu cơ ngƣời nông dân thƣờng sử dụng là phân chuồng, ngô, đậu tƣơng ngâm, phân vô cơ là phân urê, phân lân Lâm Thao, lân Sông Gianh và phân kali.

Đốn tỉa những cành vƣợt, cành tăm, cành sâu bệnh trƣớc và sau thu hoạch là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu đƣợc các hộ trồng bƣởi quan tâm. Việc đốn tỉa hợp lý giúp cây có một bộ khung tán cân đối, các đợt lộc ra đồng đều. Mặt khác nó còn hạn chế sự phát triển sâu bệnh hại, đặc biệt là nhện đỏ.

Qua điều tra thực tế ở 5 xã trong huyện chúng tôi thấy ở Hiệp Hoà số hộ trồng bƣởi áp dụng các biện pháp cắt tỉa còn rất ít, mới chỉ đạt 21%. Trong khi đó số hộ không cắt tỉa lên đến 79%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất bƣởi ở Hiệp Hoà chƣa cao.

Làm cỏ và vun xới:

Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy việc làm cỏ của các hộ nông dân trồng bƣởi là tuỳ theo sinh trƣởng, phát triển của cỏ dại. Đa số các hộ sử dụng phƣơng pháp thủ công để diệt. Thông thƣờng vào mùa đông cỏ sinh trƣởng chậm, khoảng 30-40 ngày hộ tiến hành làm cỏ 1 lần. Vào mùa hè cỏ sinh trƣởng, phát triển nhanh chỉ sau khoảng 10 ngày họ phải tiến hành làm cỏ.

Quá trình điều tra cho biết hầu hết các hộ trồng bƣởi hàng năm chỉ vun xới 1 lần. Họ thƣờng kết hợp bón phân với việc vun xới.

Nƣớc là một nhân tố sinh thái rất quan trọng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 30% số hộ trồng bƣởi là tƣới nƣớc cho bƣởi. Hầu nhƣ các hộ trồng bƣởi chỉ sử dụng vòi phun, chƣa có hệ thống tƣới nhỏ giọt, còn lại là phụ thuộc vào nƣớc trời.

Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:

Theo tổng kết của quá trình điều tra 5 xã thuộc huyện có diện tích bƣởi nhiều nhất chung tôi nhận thấy sâu bệnh hại bƣởi có rất nhiều loại. Chúng gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây ở các mức độ khác nhau, phụ thuộc vào giống, mùa vụ, kỹ thuật chăm sóc...

Bảng 4.5: Thành phần sâu bệnh và mức độ gây hại bƣởi ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ gây hại Bộ phân bị hại

I. Sâu hại

1 Sâu vẽ bùa Phyllocnis Citrella + + + Lá non, quả non

2 Sâu đục thân, cành Anophlophoza Sinensis + Thân, cành

3 Ruồi đục quả Dacus dorsalis + Quả

4 Nhện đỏ Pratetranychuscitri + + Lá, quả

5 Rệp muội Toxoptera aurantii BdeF + Lá non, lộc non

6 Sâu xanh Helicoverpa armigera Hibber + + Lá non, lộc non

II. Bệnh hại

1 Bệnh chảy gôm Phytophto Citrothora + + Thân, cành

2 Bệnh loét Xanthomonas citrus canca + + + Thânh, lá

3 Bệnh Greening Liberobacter asiaticus + + + Cả cây

Ghi chú: + + + gây hại nặng

+ + tương đối phổ biến (gây hại trung bình)

+ ít phổ biến (gây hại nhẹ)

Theo kết quả bảng 4.5 cho thấy sâu bệnh vẽ bùa, bệnh loét và greening gây hại nặng và phổ biến nhất, sau đó là nhện đỏ và bệnh chảy gôm. Ít phổ biến nhất là sâu đục thân, ruồi đục quả và rệp muội.

Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại này, ngƣời nông dân đã sử dụng một số biện pháp kỹ thuật nhƣ: vệ sinh đồng ruộng, cơ giới vật lý, bón phân cân đối.... Tuy nhiên biện pháp phổ biến là ngƣời dân vẫn sử dụng phƣơng pháp hoá học, do phƣơng pháp này có hiệu quả việc trừ nhanh, mạnh, có thể dập dịch trong thời gian ngắn. Do đòi hởi chi phí lớn về thuốc bảo vệ thực vật gây tốn kém và mất nhiều thời gian, cũng nhƣ kỹ thuật áp dụng làm sao cho có hiệu quả mà không gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng vì vậy mà việc phòng trừ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 54 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)