Quả và tập tính đậu quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 33 - 35)

Cây bƣởi từ khi ra hoa đến khi đậu quả thƣờng qua ba giai đoạn: + Giai đoạn 1: rụng nụ

+ Giai đoạn 2: rụng hoa

+ Giai đoạn 3: rụng quả sinh lý

Từ những năm 1989 – 1990 có nhiều kết quả đã nghiên cứu quy luật rụng hoa, quả của bƣởi Sa Điền ghép trên gốc bƣởi chua từ 9 – 10 tuổi cho thấy: số nụ rụng chiếm 21,6% tổng số hoa, số hoa rụng chiếm 78,6% tổng số hoa. Thời gian rụng hoa tƣơng đối ngắn, tập trung trong giai đoạn từ khi hoa nở đến 13 ngày sau. Giai đoạn rụng quả sinh lý tƣơng đối dài. Thời kỳ rụng quả sinh lý lần 1 từ ngày 10 –14 sau khi hoa nở rộ. Thời kỳ này quả rụng nhiều ( khoảng 72%) tổng số quả non rụng. Rụng quả sinh lý lần 2 bắt đầu sau rụng quả lần thứ nhất đến 60 ngày sau khi hoa nở rộ, tỷ lệ khoảng 16,9% tổng số quả rụng (Trần Đăng Thổ, 1993) [23].

Từ nghiên cứu trên cho thấy khoảng trên 80% số quả non rụng lúc đƣờng kính quả chƣa đạt 1cm. Vì vậy, tác giả cho rằng để giữ quả thì vấn đề

then chốt là tác động vào giai đoạn rụng quả sinh lý lần thứ nhất. Khi giữ đƣợc quả đƣờng kính đạt tới 5cm là có thể yên tâm. Ở giai đoạn này cần chú ý đến thời gian xuất hiện cũng nhƣ số lƣợng của cành mùa hạ vì chúng là yếu tố cạnh tranh dinh dƣỡng có thể dẫn đến rụng quả.

Khả năng đậu quả và năng suất cuối cùng chịu ảnh hƣởng nhiều bởi yếu tố sinh lý và môi trƣờng. Đa số các giống thƣơng mại có tỷ lệ đậu quả chỉ đạt từ 1 – 2% [46].

Có hai giai đoạn rụng hoa, quả chính: giai đoạn đầu từ khi ra hoa cho đến 3 – 4 tuần sau ra hoa, chủ yếu là các hoa quả non yếu, vòi nhụy hoặc nhụy dị tật hoặc hoa không đƣợc thụ phấn đầy đủ (Erickson và Brannaman, 1960); giai đoạn hai xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6 khi quả non có đƣờng kính 0,5 – 2,0cm (còn gọi là rụng quả sinh lý). Có thể xảy ra đợt rụng quả thứ 3 đó là trƣớc khi thu hoạch do sự hình thành tầng rời trƣớc khi thu hoạch do thiếu auxin [47].

Rụng quả sinh lý là sự rối loạn chủ yếu liên quan đến sự cạnh tranh hydrat cacbon, nƣớc, hormon và các chất trao đổi khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất là do tác động của nhiệt độ cao, thiếu nƣớc. Rụng quả sinh lý thƣờng nghiêm trọng nhất khi nhiệt độ lên đến 35 – 40oC và ở những nơi thiếu nƣớc. Tƣới phun trên mặt lá làm giảm nhiệt độ và có thể làm giảm rụng quả sinh lý. Ngoài các nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân khác nhƣ sâu, bệnh đặc biệt là bệnh thối đen, thán thƣ, đốm vòng,...

Những nghiên cứu cho thấy rằng thời gian nở hoa có liên quan với tỷ lệ đậu quả. Hoa nở sớm có tỷ lệ đậu quả thấp hơn nhiều so với hoa nở muộn. Nở hoa vào nhiệt độ thấp đầu mùa sẽ làm giảm sinh trƣởng của ống phấn nên tỷ lệ đậu quả thấp. Ngoài ra, quả sinh ra trên những cành hoa không lá hoặc có lá chét thì tỷ lệ đậu quả cũng kém và nhiệt độ quá cao lớn hơn 40oC gây ra sự rụng quả [47].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)