Tình hình sản xuất và tiêu thụ bƣởi trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 25 - 29)

Ở Trung Quốc, bƣởi đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển mạnh hơn so với các lọai cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bƣởi ở Trung

Quốc là 49.186 ha, sản lƣợng là 21,8 vạn tấn. Tuy nhiên đến năm 2008, riêng bƣởi Sa Điền cũng có diện tích tới 30.000 ha, sản lƣợng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp Quảng Tây, 2008)[5]. Ở Phúc Kiến, bƣởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản lƣợng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, 2009) [6].

Tại Thái Lan bƣởi đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh miền trung, một phần miền bắc và miền đông [39]. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha bƣởi cho sản lƣợng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995) [25]. Đến năm 2007, theo Somsri, diện tích bƣởi ở Thái Lan khoảng 34.354 ha và sản lƣợng khoảng 197.716 tấn, bao gồm cả bƣởi chùm.

Philippines là một nƣớc sản xuất nhiều bƣởi. Trong tập đoàn cây có múi, bƣởi chiếm tới 33% (quýt chiếm 44% và cam 11%). Năm 1987 Philippines có 4.400 ha bƣởi, sản lƣợng 34.735 tấn, giá trị gần 80 triệu pê-xô (Trần Thế Tục, 1995) [25].

Ở Ấn Độ, bƣởi và bƣởi chùm trồng trên quy mô thƣơng mại ở một số vùng. Bƣởi chùm là loại quả đƣợc dùng để ăn sáng phổ biến ở nhiều nƣớc, Những vùng khô hạn nhƣ Punjab là nơi lý tƣơng với bƣởi chùm. Bƣởi có thể chọn đƣợc lƣợng mƣa lớn và phát triển tốt ở vùng KonKan. Năm 2005, Ấn Độ sản xuất đƣợc 142.000 tấn bƣởi và bƣởi chùm [17].

Mỹ là nuớc sản xuất nhiều bƣởi chùm. Bƣởi chùm đã thành hàng hoá thƣơng mại ở Mỹ trong nhiều năm nay. Năm 2005, Mỹ sản xuất 50.000ha bƣởi và bƣởi chùm, đạt sản lƣợng đứng đầu thế giới 914.440 tấn [18].

Về tiêu thụ bƣởi: Nhật Bản vẫn là một thị trƣờng lớn cho việc tiêu thụ bƣởi. Trong năm 2004/05 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản 4.755.972 thùng (80.851tấn) bƣởi tƣơi, năm 2005/06: 6 - 7 triệu thùng(102- 119 nghìn tấn), năm 2005/06: 8 triệu thùng (136 ngàn tấn). Nam Phi cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721tấn) bƣởi trong năm 2004/2005, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004 [19].

Tại Nga, khoảng 12% ngƣời Nga coi quả có múi là loại trái cây ƣa thích. Quýt và cam là 2 loại quả phổ biến nhất trong khi đó bƣởi vẫn đƣợc coi là loại quả có múi quý hiếm. Năm 2004, Nga nhập 4 ngàn tấn bƣởi, tăng so với 32 ngàn tấn năm 2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm 2001. Trong 9 tháng đầu năm 2005, Nga đã nhập 30 ngàn tấn bƣởi. Nhƣ vậy trong năm 2004, Nga đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu bƣởi sau Nhật Bản (288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn ), trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới. Các nƣớc cung cấp bƣởi chủ yếu cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam Phi và Achentina [18].

2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bƣởi trong nƣớc

Việt Nam là một nƣớc có thể trồng đƣợc nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây cam quýt. Trong Vân Đài loại ngữ Lê Quý Đôn đã viết “Nƣớc Việt Nam ta cũng có rất nhiều thứ cam: cam Sen (gọi là Liên Cam), cam Vó (Nhũ cam) vỏ dày, vị chua; cam Mật (mật cam) vỏ mỏng, vị chua; cam Động Đình quả to, vỏ dầy, vị chua; cam Giấy (chỉ Cam) tức là Kim quýt, vỏ rất mỏng, sắc hồng, trông mã đẹp, vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong Thiên Vũ Cống và sách Thu Thƣ là tài sản rất quý của Nam Phƣơng đem sang Trung Quốc trƣớc tiên [14].

Tuy nhiên cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau 1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của thế kỷ 20 nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và sản lƣợng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trƣờng trồng cam quýt đƣợc hình thành ở miền Bắc nhƣ nông trƣờng Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ,… với diện tích hàng vạn ha cam quýt ở các nông trƣờng quốc doanh này, cùng với các vùng cam quýt truyền thống nhƣ bƣởi Đoan Hùng, bƣởi Phú Diễn, bƣởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt vàng Bắc Sơn, cam sành Hà Giang. Nghề trồng cam quýt đƣợc coi là một nghề sản xuất mang lại hiệu quả cao và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm [22].

Theo số liệu thống kê đến năm 2007, diện tích trồng cây có múi ở nƣớc ta khoảng 64,6 nghìn ha với sản lƣợng 662,0 nghìn tấn; trong đó diện tích bƣởi khoảng 11.000.000 ha (chiếm 17% diện tích cây ăn quả có múi). Diện tích trồng bƣởi tập trung chủ yếu ở phía Nam (diện tích 43,6 nghìn ha chiếm 67% tổng diện tích cả nƣớc). Giống đƣợc trồng có diện tích lớn nhất là bƣởi Năm Roi (khoảng 9.000 ha với sản lƣợng 50.000 tấn/năm). Các giống bƣởi đặc sản đƣợc trồng tập trung nổi tiếng trong cả nƣớc đó là: bƣởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bƣởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bƣởi Diễn (Hà Nội), bƣởi Thanh Trà (Huế), bƣởi Năm Roi (Vĩnh Long), bƣởi Da Xanh (Bến Tre), bƣởi Đƣờng lá cam (Đồng Nai), bƣởi Lông cổ cò (Tiền Giang).

Dễ dàng nhận thấy rằng ở nƣớc ta bƣởi đƣợc trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nƣớc và có nhiều vùng sản xuất tập trung nổi tiếng tới hàng trăm ha nhƣ: vùng bƣởi Đoan Hùng – Phú Thọ (khoảng 300 ha), bƣởi Diễn – Hà Nội (riêng xã Phú Diễn có khoảng 53 ha với 600 hộ trồng, xã Thƣợng Mỗ huyện Hoài Đức – Hà Tây diện tích bƣởi Diễn khoảng 125 ha), bƣởi Phúc Trạch – Hà Tĩnh (khoảng 1.250 ha), Thanh Trà – Thừa Thiên Huế (khoảng 165,2 ha), Biên Hoà – Đồng Nai….đặc biệt là vùng bƣởi Đồng bằng Sông Cửu Long [18].

Trồng bƣởi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bƣởi Diễn là giống bƣởi đặc sản nổi tiếng thơm ngon của Hà Nội, giờ đƣợc phát triển mạnh ở Hà Tây, đạt hiệu quả cao 300 – 350 triệu đồng/ha. Huyện Đan Phƣợng là một trong những địa phƣơng phát triển hiệu quả các mô hình trồng bƣởi Diễn với tổng diện tích đạt 109 ha, thu hoạch 2 triệu quả/năm, giá trị ƣớc lƣợng 18 tỉ đồng. Những địa phƣơng khác nhƣ: Chƣơng Mỹ trồng đựợc 150 ha, Hoài Đức 120ha, Phúc Thọ 139ha... Tỉnh Hà Tây hiện có 28.850ha cây ăn quả, phần lớn trồng ở vƣờn hộ dân; riêng cây bƣởi Diễn gieo trồng trong thời gian ngắn nhƣng đã chiếm trên 7% diện tích trong cơ cấu cây ăn quả của tỉnh [38].

Bƣởi Biên Hòa- đặc sản Tân Triều" từ lâu đã nổi tiếng vùng Nam bộ có xuất xứ từ xã Tân Triều thuộc tỉnh Biên Hòa trƣớc đây, nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai với các giống bƣởi đƣờng lá cam, bƣởi ổi, bƣởi thanh, bƣởi đƣờng da láng luôn đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng và trong nhiều năm liền đƣợc xếp hạng đầu bảng trong các hội thi trái cây ngon do Trung tâm cây ăn quả vùng Đông Nam bộ bình chọn. Huyện Vĩnh Cửu hiện có khoảng hơn 700 ha bƣởi, trong đó riêng vùng Tân Triều ở xã Tân Bình có khoảng 370 ha [18].

Bƣởi Thanh Trà là một trong các sản phẩm đặc sản của Thừa Thiên Huế từ lâu đời. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế, toàn tỉnh hiện có 1.114 ha đƣợc phân bố chủ yếu tại các huyện Hƣơng Trà (481 ha), Phong Điền (258 ha), Hƣơng Thủy (105 ha), Quảng Điền (50 ha), Phú Lộc (60 ha), Phú Vang (3 ha) và thành phố Huế (157 ha). [18].

Bƣởi da xanh đƣợc trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ hơn 5 năm nay với diện tích khoảng 6.000 ha, trong đó tập trung nhiều ở 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Vĩnh Long. Đây là giống bƣởi chất lƣợng cao, hình dáng đẹp, phù hợp với thổ nhƣỡng của vùng sông nƣớc Đồng bằng sông Cửu Long. Do hiệu quả kinh tế cao, bƣởi da xanh đang đƣợc nhiều nhà vƣờn chọn trồng để thay thế dần các loại bƣởi truyền thống khác [18].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 25 - 29)