ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY BƢỞI

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 29 - 104)

2.5.1. Đặc điểm sinh trƣởng thân, cành

Sinh trƣởng cành của cây có múi nói chung và bƣởi nói riêng phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện môi trƣờng và kỹ thuật chăm sóc. Nhìn chung cây trẻ chƣa cho quả sinh trƣởng của cành (phát sinh lộc) thƣờng xảy ra quanh năm, nghĩa là một năm thƣờng có nhiều đợt cành xuất hiện. Khi cây trƣởng thành đã cho quả thì thƣờng chỉ có 4 đợt lộc trong năm đó là lộc xuân, lộc hè, lộc

thu và lộc đông. Ở những vùng khô hạn hoặc rét sớm thì chỉ có 3 đợt lộc xuân, hè và thu không có lộc đông (Lý Gia Cầu, 1993) [16].

Lộc xuân : Xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Số lƣợng cành xuân thƣờng nhiều, chiều dài cành tƣơng đối ngắn. Cành xuân mang hoa gọi là cành quả, không có hoa là cành sinh dƣỡng.

Lộc hè : Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thƣờng không nẩy tập trung, sinh trƣởng không đều, cành thƣờng to, dài, đốt thƣa. Cành hè là cành sinh dƣỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh dƣỡng cho cành quả và là cành mẹ của cành thu. Tuy nhiên nếu cành hè nhiều sẽ dẫn tới sự cạnh tranh dinh dƣỡng đối với quả và có thể gây rụng quả nghiêm trọng, do vậy cần phải cắt tỉa để lại một số lƣợng cành thích hợp.

Lộc thu: Xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, mọc đều và nhiều hơn cành mùa hạ. Cành thu thƣờng mọc từ cành mùa xuân không mang quả và phần lớn từ cành mùa hè, có vai trò quan trọng trong việc mở rộng tán, tăng cƣờng khả năng quang hợp của cây và là cành mẹ của cành xuân. Do vậy số lƣợng và chất lƣợng của cành thu có ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng và chất lƣợng cành xuân, cành mang quả của năm sau.

Lộc đông : Xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm, đợt cành này ít, cành ngắn, lá vàng xanh. Nếu xuất hiện nhiều sẽ làm cho tiêu hao dinh dƣỡng, ảnh hƣởng đến sự phân hoá mầm hoa của cành quả.

2.5.2. Đặc tính sinh lý ra hoa đậu quả

Hoa bƣởi là hoa chùm hoặc tụ bông. Nụ hoa bƣởi to hơn so với cam quýt. Tràng hoa có từ 3 – 5 cánh tách biệt, cánh hoa có từ 3 – 6 cánh, dầy có màu trắng. Nhị đực có từ 22 – 47 cái, nhụy cái có một do các bộ phận đầu nhụy và bầu nhụy cấu tạo thành. Đầu nhụy thƣờng to, cao hơn bao phấn. Với cấu tạo này bƣởi đƣợc coi là cây thụ phấn, khai hoa dễ dàng. Hoa bƣởi từ khi nở đến khi tàn khoảng hơn một tháng, khả năng ra hoa của bƣởi rất cao, tuy

nhiên tỷ lệ đậu quả lại thấp (1 – 2%). Thời điểm ra hoa của mỗi giống là khác nhau và phụ thuộc vào thời tiết của từng năm (Lý Gia Cầu, 1993) [16]. Quá trình ra hoa đậu quả của bƣởi trải qua các giai đoạn sau :

2.5.2.1. Thụ phấn và thụ tinh

Nhìn chung, các giống bƣởi đều thích hợp với khí hậu á nhiệt đới. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu ấm và ổn định đặc biệt là các yếu tố nhiệt độ, nƣớc, ánh sáng phù hợp thì bƣởi sinh trƣởng và phát triển tốt.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: yếu tố môi trƣờng đặc biệt là nƣớc và nhiệt độ đã điều tiết thời gian và tăng cƣờng sự ra hoa ở cây có múi. Vì vậy, mức độ và thời gian ra hoa cũng khác nhau tuỳ thuộc vào tiểu vùng sinh thái. Quá trình ra hoa trên cây có múi nói chung và trên cây bƣởi nói riêng bao gồm thời kỳ cảm ứng và phân hoá hoa xảy ra trƣớc thời kỳ ra hoa.

a. Thời kỳ cảm ứng ra hoa: bắt đầu với sự ngừng sinh trƣởng dinh dƣỡng trong thời gian nghỉ đông. Nhìn chung, trên những cây trƣởng thành sự sinh trƣởng của chồi và tốc độ sinh trƣởng của rễ giảm trong mùa đông ngay khi nhiệt độ chƣa đến 12,50

C [45].

Đối với những vùng nhiệt đới thì giai đoạn cảm ứng hoa cần nhiệt độ thấp dƣới 250C trong nhiều tuần hoặc ít nhất là 30 ngày. Số lƣợng hoa tỷ lệ thuận với sự khắc nghiệt của nhiệt độ và sự khô hạn. Nhiệt độ càng thấp, cây khô hạn thì tỷ lệ hoa càng cao. Đa số cây sẽ ra hoa sau khi tƣới nƣớc từ 3 – 4 tuần [31].

Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì cây sẽ phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ tối thấp là 9,50C hoặc thấp hơn một chút so với yêu cầu nhiệt độ của thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng.

Đa số trên cây có múi trong đó có bƣởi không cần thụ phấn chéo. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải thụ phấn bổ sung trong điều kiện thời tiết bất lợi nhằm làm tăng khả năng đậu quả của bƣởi. Ở một số vùng sản xuất tập trung đối với một số giống cây ăn quả cần phải thiết kế vƣờn xen các cây thụ phấn

bổ sung ở tỷ lệ thích hợp. Các yếu tố quan trọng nhằm điều khiển ra hoa của cây có múi trong đó có cây bƣởi đó là hydrat cacbon, hormon, nhiệt độ, nƣớc và dinh dƣỡng [40].

Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định rằng: nhiệt độ là yếu tố có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng thụ phấn hoặc ảnh hƣởng gián tiếp đến hoạt động của côn trùng hoặc ống phấn. Khi hạt phấn rơi xuống núm nhuỵ, tốc độ nảy mầm và sinh trƣởng của ống phấn xuyên qua vòi nhuỵ đƣợc tăng cƣờng và tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 300C nếu ở nhiệt độ dƣới 200C thì khả năng thụ phấn bị ức chế. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ống phấn xuyên suốt đƣợc vòi nhuỵ mất từ 2 ngày đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và nhiệt độ [41].

Ẩm độ không khí cao cũng ảnh hƣởng đến quá trình thụ phấn và thụ tinh của hoa. Ẩm độ không khí thích hợp tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi hơn. Nếu ẩm độ cao thì tốc độ nảy mầm cũng nhƣ sinh trƣởng của ống phấn nhanh hơn tốc độ mở của vòi nhuỵ gây vỡ ống phấn và quá trình thụ tinh không đƣợc thực hiện. Ẩm độ không khí cao cũng có liên quan chặt chẽ tới số ngày mƣa đặc biệt là mƣa phùn kéo dài sẽ làm hạn chế hoạt động của côn trùng cũng nhƣ sự tung phấn của hoa. Ẩm độ không khí thích hợp nhất cho sự thụ phấn thụ tinh khoảng 80 – 85% [37].

b. Thời điểm ra hoa: của mỗi giống cũng khác nhau và phụ thuộc vào thời tiết của từng năm (Lý Gia Cầu, 1993) [16]. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ mùa đông đến thời gian ra hoa đậu quả của bƣởi trong nhà lƣới trên giống bƣởi Tasabutan ghép trên gốc Ptril Foliata với các thang nhiệt khác nhau cho thấy: nhiệt độ cao trong mùa đông làm hoa ra sớm hơn. Trong những chùm hoa, số lƣợng lá có tƣơng quan tới tỷ lệ đậu quả, khi nhiệt độ càng cao thì quả phát triển càng to, vỏ dầy, lõi quả rỗng, hàm lƣợng chất khô và axit giảm.

Nghiên cứu trên 6 giống bƣởi và 4 giống bƣởi chùm cho thấy: các giống khác nhau có tỷ lệ đậu quả khác nhau, có giống chỉ đậu quả khi có sự thụ phấn chéo (bƣởi Pyriform và bƣởi chùm Yubileinyi), một số giống có khả năng tự thụ phấn [43].

Khi nghiên cứu về tỷ lệ đậu quả của các giống bƣởi khác nhau, tại Trạm Nghiên cứu cây ăn quả Quảng Đông (Trung Quốc) kết quả cho thấy: khi thụ phấn giữa bƣởi Sa Điền và bƣởi chua thì tỷ lệ đậu quả tăng từ 1,99 % lên 25% (Trần Đăng Thổ, 1993) [23].

Ở Thái Lan, khi nghiên cứu khả năng đậu quả trên một số giống bƣởi cho thấy: tỷ lệ đậu quả khi tự thụ phấn rất thấp (từ 0 – 2,8%) nhƣng khi giao phấn giữa các giống thì tỷ lệ đậu quả tăng từ 9 – 24% [44].

2.5.2.2. Quả và tập tính đậu quả

Cây bƣởi từ khi ra hoa đến khi đậu quả thƣờng qua ba giai đoạn: + Giai đoạn 1: rụng nụ

+ Giai đoạn 2: rụng hoa

+ Giai đoạn 3: rụng quả sinh lý

Từ những năm 1989 – 1990 có nhiều kết quả đã nghiên cứu quy luật rụng hoa, quả của bƣởi Sa Điền ghép trên gốc bƣởi chua từ 9 – 10 tuổi cho thấy: số nụ rụng chiếm 21,6% tổng số hoa, số hoa rụng chiếm 78,6% tổng số hoa. Thời gian rụng hoa tƣơng đối ngắn, tập trung trong giai đoạn từ khi hoa nở đến 13 ngày sau. Giai đoạn rụng quả sinh lý tƣơng đối dài. Thời kỳ rụng quả sinh lý lần 1 từ ngày 10 –14 sau khi hoa nở rộ. Thời kỳ này quả rụng nhiều ( khoảng 72%) tổng số quả non rụng. Rụng quả sinh lý lần 2 bắt đầu sau rụng quả lần thứ nhất đến 60 ngày sau khi hoa nở rộ, tỷ lệ khoảng 16,9% tổng số quả rụng (Trần Đăng Thổ, 1993) [23].

Từ nghiên cứu trên cho thấy khoảng trên 80% số quả non rụng lúc đƣờng kính quả chƣa đạt 1cm. Vì vậy, tác giả cho rằng để giữ quả thì vấn đề

then chốt là tác động vào giai đoạn rụng quả sinh lý lần thứ nhất. Khi giữ đƣợc quả đƣờng kính đạt tới 5cm là có thể yên tâm. Ở giai đoạn này cần chú ý đến thời gian xuất hiện cũng nhƣ số lƣợng của cành mùa hạ vì chúng là yếu tố cạnh tranh dinh dƣỡng có thể dẫn đến rụng quả.

Khả năng đậu quả và năng suất cuối cùng chịu ảnh hƣởng nhiều bởi yếu tố sinh lý và môi trƣờng. Đa số các giống thƣơng mại có tỷ lệ đậu quả chỉ đạt từ 1 – 2% [46].

Có hai giai đoạn rụng hoa, quả chính: giai đoạn đầu từ khi ra hoa cho đến 3 – 4 tuần sau ra hoa, chủ yếu là các hoa quả non yếu, vòi nhụy hoặc nhụy dị tật hoặc hoa không đƣợc thụ phấn đầy đủ (Erickson và Brannaman, 1960); giai đoạn hai xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6 khi quả non có đƣờng kính 0,5 – 2,0cm (còn gọi là rụng quả sinh lý). Có thể xảy ra đợt rụng quả thứ 3 đó là trƣớc khi thu hoạch do sự hình thành tầng rời trƣớc khi thu hoạch do thiếu auxin [47].

Rụng quả sinh lý là sự rối loạn chủ yếu liên quan đến sự cạnh tranh hydrat cacbon, nƣớc, hormon và các chất trao đổi khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất là do tác động của nhiệt độ cao, thiếu nƣớc. Rụng quả sinh lý thƣờng nghiêm trọng nhất khi nhiệt độ lên đến 35 – 40oC và ở những nơi thiếu nƣớc. Tƣới phun trên mặt lá làm giảm nhiệt độ và có thể làm giảm rụng quả sinh lý. Ngoài các nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân khác nhƣ sâu, bệnh đặc biệt là bệnh thối đen, thán thƣ, đốm vòng,...

Những nghiên cứu cho thấy rằng thời gian nở hoa có liên quan với tỷ lệ đậu quả. Hoa nở sớm có tỷ lệ đậu quả thấp hơn nhiều so với hoa nở muộn. Nở hoa vào nhiệt độ thấp đầu mùa sẽ làm giảm sinh trƣởng của ống phấn nên tỷ lệ đậu quả thấp. Ngoài ra, quả sinh ra trên những cành hoa không lá hoặc có lá chét thì tỷ lệ đậu quả cũng kém và nhiệt độ quá cao lớn hơn 40oC gây ra sự rụng quả [47].

2.6. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA CÂY BƢỞI

Cây bƣởi (C. Grandis L.) là loại cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân bố rộng rãi, thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới.

Ngoài ảnh hƣởng tới năng suất, điều kiện khí hậu còn ảnh hƣởng rất lớn tới sinh trƣởng, độ lớn của quả, mã quả và chất lƣợng bên trong quả [18].

2.6.1. Nhiệt độ

Bƣởi có thể trồng ở vùng nhiệt độ từ 12 - 39oC, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 29oC. Nhiệt độ thấp hơn 12,5oC và cao hơn 40o

C cây ngừng sinh trƣởng. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng nhƣ năng suất, chất lƣợng quả (Vũ Công Hậu, 1996; Vũ Mạnh Hải và cộng sự, 2000) [29], [30].

Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trƣởng các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 - 20oC, trong mùa hè từ 25 - 30oC, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30oC. Nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 - 30oC thì sự hút nƣớc và các chất dinh dƣỡng tăng và ngƣợc lại, do liên quan đến bốc hơi nƣớc và hô hấp của lá.

Đối với thời kỳ phân bố mầm hoa nhiệt độ phải thấp hơn 25o

C trong vòng ít nhất 2 tuần, hoặc phải gây hạn nhân tạo ở những vùng nhiệt đới nóng. Ngƣỡng nhiệt độ tối thiểu cho nở hoa là 9,4oC. Trong ngƣỡng nhiệt độ nhỏ hơn 20o

C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, còn từ 25-30oC quá trình nở hoa ngắn hơn (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996) [26].

Nhiệt độ thấp trong mùa đông có ảnh hƣởng đến sự phát sinh cành hoa có lá và cành hoa không có lá. Cành hoa không lá tỷ lệ đậu quả tới khi thu hoạch là rất thấp so với cành hoa có lá, do vậy nếu nhiệt độ mùa đông quá thấp cành hoa không lá sẽ nhiều hơn và nhƣ vậy tỷ lệ đậu quả sẽ thấp.

Nhiệt độ ảnh hƣởng tới sự thụ phấn gián tiếp thông qua hoạt đông của ong và trực tiếp ảnh hƣởng tới tốc độ sinh trƣởng của ống phấn. Sự nảy mầm của hạt phấn khi rơi vào đầu nhuỵ và tốc độ sinh trƣởng của ống phấn trong

vòi nhuỵ nhanh hơn khi nhiêt độ cao từ 25 - 30oC và chậm khi nhiệt độ dƣới 20oC. Sinh trƣởng của ống phấn xuyên suốt hết vòi nhuỵ đến noãn từ 2 ngày đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên, thời gian càng kéo dài cũng sẽ làm tỷ lệ đậu quả thấp.

Sự rụng quả sinh lý (thời kỳ quả non có đƣờng kính từ 0,5 - 2,0cm) là một rối loạn chức năng có liên quan tới vấn đề cạnh tranh của các quả non về hydratcacbon, nƣớc, hoocmon và sự trao chất khác, song nguyên nhân quan trọng nhất đƣợc nhấn mạnh đó là nhiệt độ mặt lá lên tới 35 - 40oC và hạn. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của quả từ 14 - 40oC, tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 32oC, nhiệt độ từ 29 - 35oC tích luỹ đƣờng tốt nhất và vỏ quả cũng đạt tới màu sắc tốt nhất.

Nhiệt độ ảnh hƣởng đến hình thức bên ngoài và chất lƣợng bên trong của quả. Ở những vùng nóng không có mùa đông hàm lƣợng diệp lục cao trên vỏ quả làm cho quả luôn có màu xanh, nhƣng nếu nhiệt độ không khí và đất giảm xuống 15oC thì chất diệp lục trên vỏ quả bị biến mất và các hạt lục lạp biến đổi thành các hạt sắc tố màu vàng, vàng cam hoặc màu đỏ. Sự tổng hợp carotenoid giảm nếu nhiệt độ trên 35oC hoặc dƣới 15oC nhƣng vẫn làm cho diệp lục biến mất. Ở những vùng nóng có hàm lƣợng chất khô hoà tan cao hơn và hàm lƣợng axit giảm (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996) [26].

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với sinh trƣởng, phát triển cũng nhƣ năng suất, chất lƣợng của bƣởi, bởi vậy việc chọn vùng trồng bƣởi trƣớc hết phải xem xét yếu tố nhiệt độ xem có phù hợp hay không.

2.6.2. Đất

Bƣởi có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu việc đầu tƣ sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt.

Đất tốt đối với bƣởi thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau (Trung tâm Công nghệ phân bón và Thực phẩm, 2003; Trung tâm Kỹ thuật Thực phẩm và Phân bón, 2005; Nguyễn Văn Luật, 2006) [27], [28], [19]:

- Đất phải giàu mùn (hàm lƣợng từ 2 - 2,5% trở lên), hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng NPK, Ca, Mg… phải đạt mức độ trung bình trở lên (N: 0,1 -0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5 - 7mg/100 g đất; K2O dễ tiêu từ 7 - 10 mg/100 g đất; Ca, Mg từ 3 - 4 mg/100 g đất.

- Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5. - Tầng đất canh tác: dầy trên 1m.

- Thành phần cơ giới: cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ chiếm 65 - 70%), thoát nƣớc (tốc độ thấm của nƣớc từ 10 - 30cm/h).

- Độ dốc từ 3 - 8o.

Các vùng trồng bƣởi nổi tiếng ở nƣớc ta phần lớn nằm trên đất phù sa hoặc đất phù sa cổ, có lý tính và độ phì khá.

2.6.3. Ánh sáng

Bƣởi là cây ƣa ánh sáng tán xạ có cƣờng độ 10.000 - 15.000 Lux, ứng với 0,6 Cal/cm2 và tƣơng ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày quang

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với giống bưởi diễn trồng tại huyện hiệp hòa - tỉnh bắc giang (Trang 29 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)