Phân bón là một trong bốn yếu tố quan trọng hàng đầu trong thâm canh sản xuất nông nghiệp. Bón phân qua lá đƣợc sử dụng để bổ sung thêm dinh dƣỡng cho cây trồng một cách kịp thời các nguyên tố đa lƣợng, trung lƣợng và vi lƣợng.
Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng cƣờng khả năng kháng sâu bệnh cho cây, tính chống hạn và cải thiện năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Phân bón lá còn giúp cho cây nhanh chóng phục hồi sau trồng, hoặc sau khi trải qua cá hiện tƣợng thời tiết bất thuận nhƣ nóng nắng, lạnh, khô hạn, úng ngập … [3]
Theo Hoàng Minh Tấn [10], trong thế giới thực vật nói chung và cam, quýt nói riêng, lá cây ngoài chức năng là thoát hơi nƣớc, quang hợp còn có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dƣỡng cho cây, sự hấp thu này đƣợc thể hiện quả lỗ khí khổng và qua các khoảng gian bào, các chất dinh dƣỡng đƣợc di chuyển theo hƣớng từ trên xuống dƣới với tốc độ 30cm/giờ, chất dinh dƣỡng di chuyển một cách tự do trong cây.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân qua lá dạng hoà tan, 95% lƣợng phân phun lên lá sẽ đƣợc đồng hoá hết. Đối với lân, sau khi phun 30 giờ cây đã đồng hoá hết; đối với đạm urê chỉ vài giờ [23].
Trong những vƣờn cây ăn quả có mực nƣớc ngầm cao, bộ rễ hoạt động kém, việc bón phân vào đất có nhiều hạn chế. Khi đó phân bón lá giúp cho cây sinh trƣởng mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh do thiếu dinh dƣỡng và giúp cho bộ rễ sinh trƣởng tốt hơn, tăng cƣờng khả năng hấp thu. Vì vậy, việc cung cấp các chất dinh dƣỡng dạng vi lƣợng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả rất cao, có thể nói cao gấp 8 – 10 lần so với cung cấp vào đất.
Tuy nhiên, hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trƣởng của cây, loại phân, nồng độ phân, liều lƣợng và thời gian sử dụng. Các loại phân bón lá đang đƣợc sử dụng rộng rãi hiện
nay là Komix FT, Komix, Superzin K, Thiên nông Poster (Nguyễn Quỳnh Hoa, 2010) [18]). Các loại phân này đã có tác dụng tốt trên một số loại cây trồng nhƣ: Rau, cà phê và một số cây ăn quả. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Trịnh Nhất Hồng, Huỳnh Văn Tần tại Tiền Giang (1995 – 1996) cho thấy chúng đều có tác dụng hạn chế rụng quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và mẫu mã quả.[18].
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (2002) đã tổng kết các kết quả thí nghiệm xây dựng mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng bộ trong thâm canh bƣởi Diễn ở hai huyện Từ Liêm và Sóc Sơn. Kết quả thu đƣợc cho thấy việc bón phân phối hợp với các nguyên tố N:P:K với phân chuồng một cách hợp lý, kết hợp cắt tỉa cành sau thu hoạch, quản lý và phòng trừ dịch hại triệt để đã có tác dụng tăng năng suất và cải tiến chất lƣợng quả một cách rõ rệt.
Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa đƣợc các bệnh của cây ngay trong giai đoạn cây đang ở giai đoạn sinh trƣởng. Phân bón lá trong nhóm thuốc bảo vệ thực vật đƣợc áp dụng rộng rãi trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt là họ cam quýt. Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng ngày càng rộng rãi phƣơng pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) thì việc bón bổ sung các phân vi lƣợng cho cây cam quýt là rất cần thiết. Việc bổ sung Mn cho cam Washington Navel dƣới dạng MnSO4 có tác dụng cải thiện màu sắc, độ mọng nƣớc, tỷ lệ đƣờng/axit, hàm lƣợng VTM C của quả mặc dù năng suất không tăng [35].
2.7.2. Những nghiên cứu về sử dụng chất kích thích sinh trưởng trên cây bưởi
Trong những vƣờn cây ăn quả có mạch nƣớc ngầm cao, hoặc những thời kỳ khô hạn, bộ rễ hoạt động kém do vậy bón phân vào đất hiệu quả sẽ giảm, việc bón phân qua lá là giải pháp cực kỳ hiệu quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dƣỡng, bổ sung dinh dƣỡng kịp thời cho cây. Hiện nay việc kết hợp giữa bón phân gốc, phun phân qua lá, phân vi lƣợng, chất điều hòa sinh trƣởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng
ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Öc, Nhật Bản,... Phân bón lá, đặc biệt là những loại phân có chứa các nguyên tố vi lƣợng và chất điều hòa sinh trƣởng nhƣ GA3, α-NAA có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, mã quả, chất lƣợng và giảm số lƣợng hạt nếu phun vào những thời kỳ thích hợp [18].
Khi bón phân qua lá dạng hoà tan thì lá cây sẽ hấp thu hết 95% lƣợng phân. Vì vậy việc cung cấp các chất dinh dƣỡng dạng vi lƣợng cho cây thông qua lá là việc làm đem lại hiệu quả cao, có thể nói cao gấp 8-10 lần so với cung cấp vào đất. Ngoài tác dụng bổ sung dinh dƣỡng kịp thời cho cây, phân bón lá còn tăng cƣờng khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Tuy nhiên hiệu quả của phân bón lá còn phụ thuộc vào các giống cây trồng, các giai đoạn sinh trƣởng của cây và phụ thuộc vào loại phân, nồng đô, liều lƣợng, thời gian sử dụng. Các phân bón lá đƣợc sử dụng rộng rãi hiện nay là Komix, yogen, grown, con cò, HP, đầu trâu....(Nguyễn Thị Thuận và cs 1996) [18] .
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Mỹ Hồng... cho thấy phun phân bón lá có tác dụng hạn chế quả non, góp phần làm tăng năng suất đồng thời không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng quả. Tác giả còn chỉ ra rằng ở những vƣờn cây ăn quả điều kiện đất đai không thuận lợi cho bộ rễ sinh trƣởng phát triển thì việc cung cấp phân bón lá giúp cho cây sinh trƣởng mạnh hơn và ngăn ngừa các bệnh về thiếu dinh dƣỡng.
Các chất điều hoà sinh trƣởng còn đƣợc gọi là hoocmon thực vật, có tác dụng điều hoà sự sinh trƣởng và phát triển của cây. Các hoocmon thực vật là các chất hữu cơ đƣợc tổng hợp một lƣợng nhỏ trong các bộ phận nhất định của cây và nó đƣợc vận chuyển đến các bộ phận khác để điều hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trƣởng phát triển và duy trì các mối quan hệ hài hoà giữa các cơ quan bộ phận thầnh một thể thống nhất [18]
* GA3 (Gibberellin)
Trong số các hoocmon sinh trƣởng thì Gibberellin axít (GA) có ảnh hƣởng lớn, quan trọng đối với các hoạt động sinh lý của cây. GA3
đƣợc biết đến từ những năm đầu của thập kỷ 20, nhƣng mãi đến năm 1956, Vest, Phiney và Padley mới tách đƣợc Gibberellin từ thực vật thƣợng đẳng và kể từ đó nó đƣợc xem nhƣ một phytohoocmon tồn tại trong cây. Hiện tại ngƣời ta đã phát hiện đƣợc trên 50 GA khác nhau, còn theo Pearce, 1994 hiện có đến trên 100 GA đã đƣợc phát hiện, trong đó GA3 là hoocmon có hoạt tính mạnh nhất và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất.
Giberellin có tác dụng nâng cao sự đậu quả của cây có múi. Tác động nâng cao sự đậu quả có ý nghĩa đã đƣợc phát hiện trong cả 2 giống nhiều hạt và không hạt (Parthenocarpic). Đối với giống nhiều hạt khi phun GA3 số lƣợng hạt đều giảm, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào giống, ví dụ quýt Dancy thì thành công nhƣng giống Temple lại không có kết quả [31].
Trong trƣờng hợp không có phấn, khi phun GA3 cho giống tự bất tƣơng tác - quýt Clementine đã làm tăng sự đậu quả, tuy nhiên quả nhỏ đi, có núm và thuôn dài ra, không hạt so với những quả có hoa đƣợc thụ phấn. Krezdorn chỉ ra rằng phun GA3 cho buởi Orlando tangelo với nồng độ 2,5 -10ppm trong thời gian nở hoa làm tăng sự đậu quả một cách chắc chắn. Với nồng độ cao hơn khi phun ở giai đoạn nở hoa sẽ là nguyên nhân tổn thƣơng nặng và làm giảm năng suất. Tổn thƣơng biểu hiện là lá của những mầm sinh dƣỡng mới mọc và hoa bị rụng và chết [31].
Đỗ Đình Ca, Lê Công Thanh, Vũ Việt Hƣng, Hoàng Minh Huệ (2006- 2008) nghiên cứu xử lý GA3 cho cam Xã Đoài trồng ở Khoái Châu – Hƣng Yên, và bƣởi Thanh Trà trồng ở Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy: xử lý GA3 với các nồng độ 70-100 ppm ở thời điểm cây nở hoa có tác dụng làm giảm hạt rõ rệt đối với cam Xã Đoài, trung bình chỉ còn 0-7 hạt/quả (bình thƣờng cam Xã Đoài có từ 25-30 hạt/quả); đối với bƣởi Thanh Trà xử lý GA3 kép 3 lần (trƣớc nở hoa 5-7 ngày, nở hoa rộ và sau nở hoa 5-7 ngày) hoặc kép 2 lần (nở hoa rộ và sau nở hoa 5-7 ngày) với nồng độ 60-70 ppm cho hiệu quả cao nhất, số hạt chỉ còn từ 8 -11 hạt/quả so với đối chứng 99 -140 hạt/quả [31].
Trƣờng ĐH Cần Thơ, các tác giả Trần Văn Hâu, Nguyễn Việt Khởi, Nguyễn Thanh Triều (2005) cũng đã sử dụng Paclobutrazol kết hợp với Thioure xử lý bƣởi Năm Roi cho ra quả trái vụ [31].
* Auxin
Auxin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây đặc biệt là quá trình đậu quả và sự sinh trƣởng của quả. Nó đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất nhất là với ngành trồng cây ăn quả [36], [12].
Sự rụng là do sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả. Đây là một vài lớp tế bào nhu mô có thành mỏng, hoàn toàn thiếu lignin và suberin. Các chất ức chế sinh trƣởng thì cảm ứng sự rụng còn auxin thì kìm hãm sự rụng. Auxin có tác dụng chống lại sự rụng lá, hoa, quả vì chúng ngăn cản sự hình thành tầng rời. Sự cân bằng giữa auxin và chất ức chế sinh trƣởng có ý nghĩa quyết định trong sự điều chỉnh sự rụng lá, hoa, quả. Chính vì vậy, xử lý auxin cho cây và quả non có thể làm quả bớt rụng [10].
Nghiên cứu hàm lƣợng auxin liên quan đến sự hình thành tầng rời đã chỉ ra rằng lá non có hàm lƣợng auxin cao hơn lá già, bản lá có hàm lƣợng auxin cao hơn ở cuống lá. Khi hàm lƣợng auxin cao sẽ ngăn chặn sự hình thành tầng rời. Vì vậy, nếu xử lý auxin sẽ làm tăng hàm lƣợng auxin trong lá có thể ngăn ngừa đƣợc sự rụng [10].
Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993) [10], sự chín của quả đƣợc điều chỉnh bằng tỷ lệ auxin/ethylen. Muốn kìm hãm sự chín, cần tăng cƣờng hàm lƣợng auxin trong mô quả, vì vậy việc sử dụng dung dịch auxin cho quả xanh hoặc quả sắp chín có thể kéo dài thời gian tồn tại của quả trên cây. Với quả thu hoạch trong kho ta có thể phun dung dịch auxin cho chúng để kéo dài đƣợc thời gian bảo quản sau thu hoạch. Điều này rất có ý nghĩa trong thời vụ quả chín cần thu hoạch đồng loạt mà khả năng vận chuyển và tiêu thụ có hạn.
CHƢƠNG 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên cây bƣởi Diễn có độ tuổi trung bình 7 – 8 năm, là cây trồng bằng cành chiết, sinh trƣởng khoẻ, không nhiễm bệnh (thông qua kết quả điều tra tại các hộ nông dân và cán bộ quản lý kỹ thuật).
Địa điểm tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011.
3.1.3. Vật liệu nghiên cứu
- Auxin: α-NAA (α-Naphtyl axetic axit) do Trung Quốc sản xuất.
α-Naphtyl axetic axit (α-NAA)
- Gibberellin(GA3) đƣợc sử dụng dạng bột, sản xuất tại Trung Quốc với hàm lƣợng hoạt chất là 75%.
Gibberellin axit (GA3)
CH2- COOH C=O OH CH3 COOH CH2 O OH
- Chế phẩm Chitosan : Sản xuất bằng nguyên liệu chính của Nhật Bản, do công ty cổ phần Trƣờng Sơn – Hà Nội sản xuất. Thành phần gồm :
Chistosan 0,002%; Bo 0,03%; axít amin 0,002%; Dextran
0,0005%; Mo 0,02%; Fe 0,02%; Zn 0,06%; Cu 0,07%, Mn 0,05%; Mg 0,02%; Ca. 0,01%; N 7,00%; P2O5 5,0%; K2O 3,0%
- Chế phẩm Yogen No2 : Là loại phân bón lá của Nhật Bản, do công ty Yogen MistuiVina sản xuất, thành phần gồm :
N 30%, P2O5 10%, K2O 10%, MnO, MgO, B2O3, S, Fe, Cu, Zn, Mo ...
- Chế phẩm Komix: Là phân bón lá do công ty SX & TM Thiên Sinh sản xuất. Thành phần gồm:
N 3,5%; P2O5 7%; K2O 2,3%; Cu 100ppm; Zn 200ppm; Mg 800ppm;
- Chế phẩm Antonic: 1,8 DD là hợp chất Nitro thơm 18g/lít, công dụng kích thích sinh trƣởng cho cây trồng sử dụng trên hoa do Công ty Asahi Chemical. MFG CO, LTD, Japan sản xuất.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. + Tình hình sản xuất chung.
+ Tình hình sản xuất bƣởi tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
+ Kỹ thuật chăm sóc bƣởi tại các hộ gia đình ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm bƣởi tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
3.2.2. Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nông sinh học của bƣởi Diễn trong điều kiện tự nhiên của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang điều kiện tự nhiên của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Đặc điểm hình thái của cây bƣởi Diễn. - Đặc điểm hình thái lá.
- Thời gian xuất hiện của các đợt lộc trong điều kiện tự nhiên. - Khả năng sinh trƣởng của các đợt lộc trong điều kiện tự nhiên. - Thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của bƣởi Diễn.
3.2.3. Nghiên cứu sự ảnh hƣởng của một số phân bón lá và chất điều tiết sinh trƣởng (α-NAA, GA3) đến quá trình giữ hoa, đậu quả và năng suất, sinh trƣởng (α-NAA, GA3) đến quá trình giữ hoa, đậu quả và năng suất, chất lƣợng của bƣởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số phân bón lá đến quá trình giữ hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng của bưởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của GA3 đến quá trình giữ hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng của bưởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của α-NAA đến quá trình giữ hoa, đậu quả và năng suất, chất lượng của bưởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều tra, đánh giá tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả và cây bƣởi tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang quả và cây bƣởi tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
- Thu thập những thông tin về diện tích, năng suất, sản lƣợng cây ăn quả và cây bƣởi tại các phòng chức năng của huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
- Điều tra, thu thập các thông tin về hiện trạng giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc tại các nông hộ trồng bƣởi bằng cách điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng bƣởi thông qua phiếu điều tra xây dựng theo mẫu.
3.3.2. Theo dõi sự phát sinh, phát triển các đợt lộc và đặc điểm ra hoa đậu quả của bƣởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang đậu quả của bƣởi Diễn trồng tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đƣợc bố trí trên vƣờn cây 7 – 8 tuổi đã cho quả của hộ nông dân tại xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trên vƣờn chọn ngẫu nhiên 5 cây theo 5 điểm đƣờng chéo góc. Trên mỗi cây chọn 4 cành lộc