Các lý thuyết sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 32 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Các lý thuyết sử dụng trong đề tài

Thuyết lựa chọn hợp lý (thuyết lựa chọn duy lý) trong Xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Thuyết này gắn với các tên tuổi của nhiều nhà Xã hội học tiêu biểu như: George Homans, Peter Blau, James Coleman…

Thuyết sự lựa chọn hợp lý cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn duy lý nhằm đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “ lựa chọn” để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định đưa ra cách thức tối ưu nhất, phương tiện tốt nhất trong số những cách thức, phương tiện hiện có, để đạt được mục đích có lợi nhất. Mục đích đạt được không chỉ là vật chất mà còn có thể là lợi ích xã hội hoặc các yếu tố tinh thần.

Quan điểm của Georg Simmel đề cập tới nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng, mỗi cá nhân luôn cân nhắc, toan tính thiệt hơn để theo đuổi và thỏa mãn nhu cầu bản thân. Simmel cho rằng, mối tương

tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế Cho - Nhận, tức là trao đổi ngang giá nhau. Chính cơ chế này hình thành nên sự lựa chọn mang tính chất hợp lý đối với riêng cá nhân đó trong những hoàn cảnh khác nhau. Bên cạnh đó mỗi cá nhân đều có những lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh cũng như mong muốn đạt lợi ích tối đa từ lựa chọn đó. Sự lựa chọn hợp lý ở đây được vận dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, do con người luôn biết cách để đạt được lợi ích một cách tốt nhất.

Áp dụng lý giải cho đề tài nghiên cứu này, có thể thấy, trong cuộc sống, người đồng tính nữ gặp phải những vấn đề trở ngại, họ luôn phải đặt mình trong lựa chọn làm thế nào để có thể tốt nhất hoặc lựa chọn thái độ, cách cư xử của bản thân để đạt được lợi ích tinh thần nhất định. Ví dụ, trong số những người đồng tính nữ, có những người đã tiết lộ cho một vài hoặc nhiều người không trong cộng đồng LGBT biết về xu hướng tính dục của bản thân, lại có những người không tiết lộ cho bất cứ ai, ngoài những người cũng trong cộng đồng LGBT. Vậy, có thể thấy, việc tiết lộ hay không tiết lộ xu hướng tính dục cũng là một sự lựa chọn của người đồng tính để đạt được mục đích của mình. Có những người đồng tính luôn cố gắng che dấu bản thân, điều này có nghĩa họ gặp trở ngại hoặc vấn đề gì đó, khiến họ không lựa chọn việc muốn công khai xu hướng tính dục của mình. Còn với những người đã tiết lộ, có nghĩa, họ đã có những lựa chọn điều kiện, phương thức để công khai xu hướng tính dục của bản thân “có lợi” ở một khía cạnh nào đó.

1.2.2. Lý thuyết lệch chuẩn.

Sai lệch xã hội hay lệch chuẩn là nói đến sự không chuẩn, không phù hợp của hành vi với các quy tắc, giá trị, chuẩn mực của xã hội, của nhóm hoặc của cộng đồng. Thuyết này được đề cập khá nhiều trong các lý thuyết xã hội học và được nhắc đến với những cái tên như Durkhiem (cấu trúc chức năng), Robert Merton (lý thuyết xung đột)…Việc xác định hành vi là chuẩn hay lệch chuẩn, sai lệch phụ thuộc vào văn hóa, đặc điểm nhóm, cộng đồng xã hội. Tùy thuộc vào từng cộng đồng khác nhau mà sẽ có những quan niệm về quy tắc, giá trị chuẩn mực khác nhau.

Bên cạnh đó, yếu tố thời gian cũng là tác nhân dẫn tới việc xác định hành vi có lệch chuẩn hay không. Như vậy, có thể nói, ở từng thời điểm khác nhau, từng không gian

khác nhau, hệ giá trị chuẩn mực kéo theo đó là những quan niệm về lệch chuẩn là khác nhau.

Không có hành vi nào mang tính lệch chuẩn bất biến. Ví dụ, tại Đan Mạch màu đỏ có ý nghĩa tích cực nhưng tại một vài nước Châu Phi màu đỏ lại là biểu tượng của yêu thuật hay sự chết chóc. Ở Campuchia, người dân không thích số 8, đặc biệt là doanh nhân vì nghĩ nó là hình ảnh của chiếc còng tay, nhưng ở Việt Nam hoặc Trung Quốc, thì số 8 lại là con số may mắn, phát tài phát lộc, doanh nhân đặc biệt ưa chuộng. Điều này có thể thấy, ở mỗi tiểu văn hóa khác nhau, có những tiêu chuẩn, hệ giá trị khác nhau, có thể với vùng tiểu văn hóa này thì hành vi là chuẩn mực, nhưng vẫn hành vi đó, khi ở tiểu văn hóa khác lại trở thành lệch chuẩn.

Một ví dụ khác về sự không bất biến của hành vi lệch chuẩn liên quan tới vấn đề thời gian: Tại Việt Nam, thời kỳ bao cấp, việc kinh doanh buôn bán tiểu tư sản bị cấm gần như triệt để, đây có thể nói là một hành vi lệch chuẩn, đi ngược lại tinh thần Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, việc phát triển kinh doanh buôn bán lại được nhà nước chú trọng quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.

Trong xã hội học, mỗi trường phái có cách giải thích lệch chuẩn khác nhau.

E.Durkhiem với góc nhìn của trường phái cấu trúc chức năng, thì lệch chuẩn là một phần của sự vận động Xã hội. Ông cho rằng lệch chuẩn là một bộ phận gắn liền với sự phát triển của Xã hội, gồm bốn chức năng: Thứ nhất: sự lệch chuẩn khẳng định giá và tiêu chuẩn của văn hóa. Thứ hai: sự lệch chuẩn làm sáng tỏ ranh giới của đạo đức thông qua các phản ứng với những sai lệch. Thứ ba: thông qua sự phản ứng của cộng đồng với những lệch lạc xã hội làm tăng tính thống nhất của xã hội. Thứ tư: sự lệch lạc khuyến khích sự thay đổi xã hội vì nó đưa ra các biện pháp thay đổi các giá trị và tiêu chuẩn đang tồn tại.

Quay trở lại vấn đề đồng tính luyến ái có là lệch chuẩn hay không, điều này sẽ thay đổi theo không gian và thời gian. Tại một số nước phương Tây, việc kết hôn đồng giới được pháp luật thừa nhận, người đồng tính được thừa nhận công khai, nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là vấn đề để ngỏ. Tại Hi Lạp cổ xưa, có những đội

quân là người đồng tính, họ được chấp nhận sinh sống như những người dị tính khác. Nhưng hiện nay, đặc biệt là tại Việt Nam, đồng tính có là lệch chuẩn hay không vẫn đang được đánh giá bởi nhiều suy nghĩ, con mắt khác nhau. Khi sử dụng lý thuyết lệch chuẩn trong nghiên cứu này nhằm lý giải những nhận định, hành vi của cộng đồng đối với người đồng tính nữ trong thời điểm hiện tại của Việt Nam.

1.2.3. Lý thuyết “Mô hình nhận diện của Cass”.

Lý thuyết “Mô hình Nhận diện của Cass”[4,tr.14,15] -lý thuyết do Vivienne Cass đưa ra vào năm 1979. Đây là một trong những lý thuyết được các tổ chức hỗ trợ cộng đồng LGBT quan tâm chú ý và nhắc tới nhiều nhất. Nội dung lý thuyết này thực chất là một mô hình gồm sáu giai đoạn. Mô hình này mang tính chất tiên phong, nó được xây dựng trên cái nhìn bình đẳng về các xu hướng tính dục và đã xem xét đến cả yếu tố kỳ thị động tính. Mô hình này lấy bối cảnh Xã hội còn xem đồng tính là bất thường và kỳ thị họ. Cass mô tả một quá trình gồm 6 giai đoạn khi một người đồng tính nam hoặc nữ nhận diện mình là đồng tính và hòa nhập với xã hội xung quanh.

Theo ICS, có thể các giai đoạn của Cass được trình bày theo dạng nối tiếp nhau, nhưng trên thực tế, tùy vào mỗi cá nhân, tùy vào hoàn cảnh riêng mà không nhất thiết các giai đoạn này phải trải qua lần lượt. Có cá nhân sẽ bỏ qua, có cá nhân sẽ quay ngược hoặc ở một giai đoạn nào đó nhiều lần trong đời. Các giai đoạn mà Cass đưa ra mang tính chất tổng hợp nhất, không áp dụng riêng biệt cho một trường hợp cụ thể nào. Mô hình nhận diện của Cass gồm 6 (sáu) giai đoạn như sơ đồ 2.1.

Việc Cass chỉ ra sáu giai đoạn trong quá trình nhận diện của người đồng tính có ý nghĩa khá quan trọng đối với các nghiên cứu về LGBT nói chung và những tìm hiểu về người đồng tính nói riêng. Như đã nói, các giai đoạn có thể không được sắp xếp theo bất cứ thứ tự nào, nó phụ thuộc vào việc bản thân cá nhân đón nhận vấn đề ra sao, môi trường hoàn cảnh cá nhân đang tồn tại như thế nào…

(Sơ đồ 2.1: Mô hình nhận diện của Cass)

Trong mô hình nhận diện của Cass, giai đoạn được đưa lên đầu tiên là giai đoạn bối rối, sau đó là có những so sánh, rồi chấp nhận, thừa nhận, tự hào và hòa nhập. Không phải cá nhân nào cũng trải qua hết các giai đoạn, nhưng để có thể tiến tới giai đoạn tự hào và hòa nhập đối với mỗi cá nhân cần những điều kiện hoàn cảnh, thời giann nhất định. Ở đây, khi đề cập tới mô hình này, với dụng ý muốn khai thác từ phía bản thân người đồng tính nữ. Mặc dù không thể tách rời cá nhân và tập thể cộng đồng, tâm lý hay suy nghĩ của người đồng tính nữ cũng sẽ phải chịu ít nhiều tác động từ môi trường, hoàn cảnh sống, từ phía điều kiện xã hội nói chung, nhưng với hướng nhìn này, sẽ chủ yếu đi sâu khai thác, nhìn nhận những khó khăn, rào cản mà người đồng tính nữ gặp phải từ chính trong suy nghĩ, tư tưởng, tâm lý chủ yếu tự thân mang lại.

Sau mô hình nhận diện của Cass, các tổ chức và nhà nghiên cứu về LGBT thu gọn lại từ 6 giai đoạn xuống còn 3 giai đoạn như sơ đồ 2.2.

Với mô hình rút gọn này, các giai đoạn được nhìn nhận một cách tổng quát 1. Giai đoạn bối rối: Tự hỏi có phải người đồng tính hay không, thường sẽ thấy lúng túng, khó chấp nhận bản thân.

2. Giai đoạn so sánh: Chấp nhận khả năng có thể mình là người đồng tính. Quan niệm tích cực về việc khác biệt hay thể hiện ra bên ngoài.

3. Giai đoạn chấp nhận: Chấp nhận việc mình là người đồng tính, nhận ra những nhu cầu tình cảm, giao tiếp xã hội.

4. Giai đoạn thừa nhận: Thừa nhận bản thân là đồng tính, kết nối nhiều hơn với người đồng tính, ít tiếp xúc dần với người dị tính.

5. Giai đoạn tự hào: Tham gia nhiều cộng đồng đồng tính, ít tiếp xúc với người dị tính, nhìn thế giới chỉ có “Đồng tính”/ “Không đồng tính”.

6. Giai đoạn hòa nhập: Xem chuyện đồng tính là một khía cạnh trong nhiều khía cạnh khác của bản thân.

n h N hậ n d iệ n

chỉ ra ở từng giai đoạn như Cass. Các giai đoạn trong mô hình rút gọn này cũng sẽ không giữ nguyên vị trí đối với từng cá nhân. Không mang tính chất cố định, bắt buộc phải trải qua hết các giai đoạn hay giới hạn số lần đi qua các giai đoạn. Một cá nhân có thể bắt đầu từ giai đoạn bất kỳ, lặp lại một giai đoạn bất kỳ hoặc bỏ qua giai đoạn nào đó.

(Sơ đồ 2.2: Mô hình nhận diện rút gọn 3 giai đoạn)

Với lý thuyết này sẽ vận dụng vào nghiên cứu để lý giải tâm lý thông qua các giai đoạn tiến tới công khai xu hướng tính dục của người đồng tính nữ.

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)