Những khó khăn khi comeout (công khai) của người đồng tính nữ

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 83 - 92)

Chương 2. KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN: TIẾP CẬN TỪ HƯỚNG NHÌN CỘNG ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH

3.3 Những khó khăn khi comeout (công khai) của người đồng tính nữ

Với những người đồng tính, việc lộ diện hay không, vào thời điểm nào luôn là vấn đề. Ở đây, người đồng tính nữ đã dựa vào hoàn cảnh thực tế để đưa ra quyết định có tiết lộ xu hướng tính dục của mình cho mọi người biết hay không. Trong số 20 người, có hơn một người không nằm trong cộng đồng LGBT biết họ là người đồng tính, có 65% chủ động chia sẻ xu hướng tính dục của họ và có 35% là do bị phát hiện, bị nhận diện. Có thể thấy, với 35% bị phát hiện, bản thân họ chưa hề chuẩn bị tâm lý trước việc lộ diện bản thân. Chính vì vậy, sự lựa chọn của họ vẫn là mong muốn sẽ dấu kín xu hướng tính dục.

Biểu đồ 3.4: Đặc điểm người đồng tính nữ tham gia nghiên cứu về việc comeout.

Đơn vị: người

công khai không công khai

80 65

53.8 61.5

60

35 40

20 0

Không hối hận Cảm thấy hối hận vì đã comeout

Muốn công khai Không muốn công khai

Nhìn vào biểu đồ ta thấy hai nhóm khách thể là nhóm đã công khai tiết lộ hoặc bị phát hiện xu hướng tính dục của bản thân là 20 người (nhóm 1) và nhóm chưa công khai tiết lộ hoặc bị phát hiện ra xu hướng tính dục là 21 người (nhóm 2).

Ở nhóm 1, 53.8% không hối hận vì đã công khai và tất cả đều ở trạng thái chủ động tiết lộ xu hướng tính dục của mình cho người khác biết (Hộp 2.1).

Bảng3.3: Lý do người đồng tính nữ không hối hận khi tiết lộ xu hướng tính dục của người đồng tính nữ

Khách thế Nội dung lý do

28 tuổi, Nhân viên thông dịch

Đã là bản chất thì sớm hay muộn cũng bộc lộ ra thôi, mình không thể sống khác được nữa, hạnh phúc nhất khi được là chính mình.

20 tuổi, Sinh viên

Bời vì đó là con người thật của tôi, tôi không muốn sống ẩn mình mãi, tôi không bao giờ muốn từ bỏ bản thân mình và sống mãi trong giả dối. Tôi muốn làm gì đó để thay đổi cách nghĩ của Xã hội về chúng tôi.

22 tuổi, Sinh viên Tôi không cảm thấy bản thân làm sai điều gì.

30 tuổi, Nhân viên văn phòng

Tôi tiết lộ cho những người bạn và đồng nghiệp gần gũi nhất, và tôi đã làm đúng. Họ thấu hiểu và đánh giá cao việc tôi tin tưởng, chia sẻ với họ về bản thân tôi.

22 tuổi, Học viên cao học

Thời điểm đó tôi đã làm đúng, tôi nghĩ tôi không có gì phải hối hận, dù gia đình phản đối, nhưng tôi không thể cứ mãi lo sợ.

25 tuổi, Nhân viên văn phòng

Tôi được bạn thân tôi chấp nhận, họ không thay đổi cách nhìn về tôi, nên tôi không cảm thấy hối hận vì quyết định của mình.

(Nguồn: Khảo sát thực tế) Bên cạnh đó, có 61.5% cảm giác hối hận vì đã để người khác biết được xu hướng tính dục của bản thân mình, họ đều trong trạng thái bị nghi ngờ phát hiện xu hướng tính dục.

Bảng 3.4 Lý do người đồng tính nữ cảm thấy hối hận vì để người khác biết được xu hướng tính dục của bản thân

Khách thế Nội dung lý do

21 tuổi, Sinh viên

Tôi còn trẻ và tôi chưa trưởng thành. Tôi muốn chủ động công khai khi đã trưởng thành và độc lập về tài chính.

33 tuổi, Nhân viên VP.

Tôi rất hối hận, đáng lẽ ra tôi nên dấu kín đến hết đời. Tôi đã làm mẹ đau lòng, mẹ đã khóc rất nhiều.

27 tuổi, Báo chí Tôi không muốn gây sự chú ý và phiền phức từ những mối quan hệ xung quanh, nên việc bị phát hiện khiến tôi rất mệt mỏi

23 tuổi, Thư ký

Đáng lẽ tôi chỉ nên nói với những người thực sự quan trọng như bố mẹ. Còn bạn bè, tôi không nên nói cho họ biết. Tôi hạn chế chơi với bạn bè hơn trước vì một số bạn bè bàn tán chuyện của tôi khiến tôi rất khó chịu và mệt mỏi.

31 tuổi, Nhân viên văn phòng

Vào thời điểm tôi bị phát hiện, tôi đã rất lo lắng và sợ hãi. Phải mất thời gian dài tôi giải thích cho bố mẹ hiểu đó là con người của tôi, không phải do bạn bè dụ dỗ hay do tôi đua đòi. Giá tôi được chủ động và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn thì việc công khai sẽ không khiến tôi có quãng thời gian mệt mỏi, bế tắc nhiều như vậy.

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Theo như sơ đồ vể Mô hình ba giai đoạn rút gọn, một trong 3 giai đoạn được đưa ra là giai đoạn công khai. Ở giai đoạn này, người nữ đồng tính bắt đầu trò chuyện, chia sẻ với mọi người về xu hướng tính dục hay bản dạng giới của mình.

Những người đó có thể là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học… Những người đã chuẩn bị sẵn tâm lý để công khai xu hướng tính dục của bản thân cho rằng mình đã quyết định đúng. Theo như nội dung tại hộp 2.1 thu về từ cuộc khảo sát, người đồng tính nữ với mong muốn được khẳng định bản thân, không muốn mãi sống trong sự dấu diếm, trốn tránh. Tuy nhiên, không phải người đồng tính nữ nào cũng xác định sẵn sàng để trải qua giai đoạn công khai này. Với những người ở nhóm bị phát hiện, họ cảm thấy hối hận vì để bị phát hiện ra xu hướng tính dục của bản thân.

Do chưa chuẩn bị tâm lý nên họ bị rơi vào trạng thái bị động trước phản ứng từ những người không thuộc LGBT.

Ở nhóm 2: Trong 21 người chưa công khai, có 65% cho biết sẽ công khai trong tương lai, 35% không có ý định công khai cho người khác biết về xu hướng tính dục của bản thân. Lý do đưa ra của 75.4% muốn comeout trong tương lai là:

Biểu đồ 3.5: Lý do muốn comeout của người đồng tính nữ

Đơn vị: %

(Nguồn: Khảo sát thực tế) Dựa vào biểu đồ trên, lý do chính khiến người đồng tính nữ có ý định công khai xu hướng tính dục của bản thân với 85% lựa chọn là được sống thật với chính mình, được sống bên người mình yêu. Nói cách khác, họ muốn khẳng định bản thân cùng với nhu cầu được yêu thương. Bên cạnh đó, 70% lựa chọn muốn được sống thật với gia đình, không phải che dấu và lừa dối gia đình mình. 55% không muốn dấu thêm vì những áp lực và mệt mỏi mà bản thân phải chịu. Và chỉ có 20% sẽ công khai nếu không thể che dấu được nữa, có nghĩa, trường hợp này người đồng tính nữ chỉ tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân khi bị lộ, bị phát hiện bởi người khác.

Hiện nay, tại Việt Nam, việc chấp nhận đồng tính nữ nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung là một sự đa dạng tính dục tự nhiên chưa nhận được sự đồng thuận của số đông. Người đồng tính luôn muốn sống thật với bản thân, sống thật với mọi

85 90

80 70 60 50 40 30 20 10 0

70

55

20

Sống thật với mình và được sống cùng người

mình yêu

Sống thật với gia đình

Không muốn giấu Không thể che nữa vì áp lực, mệt giấu được nữa thì

mỏi sẽ thừa nhận

người trong cộng đồng, nhưng bản thân cộng đồng không đón nhận họ, chính vì vậy, để chuẩn bị cho việc tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân, người đồng tính nữ lựa chọn nhiều cách khác nhau. Có những người trang bị kiến thức khoa học cho bản thân và gia đình, có những người lại chọn cách ổn định, tự lập về kinh tế, có người lại chọn cách im lặng cố gắng làm tốt khẳng định giá trị bản thân không ở việc là ai, yêu ai… Chính vì vậy, cũng có rất nhiều những lý do mà người đồng tính nữ chưa dám lộ diện. Trên trang web Bangaivn.net đã có topic chia sẻ những lý do người đồng tính nữ chưa lộ diện thu hút được gần 50 ý kiến phản hồi [17, tr.1,2,3,4]

Các lý do chính như sau:

Lý do khiến người đồng tính nữ chưa muốn tiết lộ xu hướng tính dục của bản thân gồm có vì gia đình, kinh tế, có người gắn bó và thời điểm. Theo ý kiến cá nhân người viết, thì việc comeout vào thời điểm này ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, dư luận không tốt. Có thể bị gia đình phản đối, gây sức ép hoặc bị bạn bè bàn tán,…

những hệ lụy từ việc comeout này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người đồng tính nữ.

Bảng 3.5: Lý do người đồng tính nữ chưa lộ diện bản thân

Số thành viên Nội dung lý do

4 người Má là người dễ xúc động, nên muốn thuyết phục dần dần. Muốn chọn cách comeout nhẹ nhàng, dễ chịu nhất.

7 người Không quan tâm xã hội, bạn bè sẽ nghĩ gì, nhưng không muốn làm cho bố mẹ buồn và thất vọng vì bố mẹ đã chịu nhiều đau khổ.

3 người Thấy chưa cần thiết và cũng chưa đủ khả năng để đương đầu với những vấn đề xảy ra khi comeout.

5 người Có sự nghiệp vững vàng, độc lập tài chính rồi nghĩ tới việc comeout.

6 người Đã từng có ý định comeout, nhưng rất sợ dư luận, nên không dám.

3 người Muốn tìm một người đàng hoàng thật sự có thể chia sẻ gắn bó đi đến công khai với gia đình.

1 người Comeout với từng người vào từng thời điểm thích hợp.

(Nguồn: Website Bangaivn.net) [17, tr.1,2,3,4]

Trong quá trình phỏng vấn sâu, có trường hợp cho biết lý do khiến bạn không lộ diện với người khác là vì công việc. Hiện đang là giảng viên ngoại ngữ cho một trường Đại học, việc bạn công khai mình là người đồng tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của mình, đặc biệt trong thời điểm Việt Nam chưa chấp nhận những người đồng tính nữ như hiện nay.

“Mình hiện đang đi dạy tiếng anh tại một trường Đại học. Việc công khai mình đồng tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc của mình. Không phải ai cũng hiểu người đồng tính cũng giống như những người khác. Với công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, thì nếu mình công khai việc mình đồng tính sẽ không chỉ có sinh viên của mình biết. Đặc biệt một số kiểu báo lá cải, thế nên mình chọn cách dấu kín.” (PVS, 25 tuổi, Giảng viên ngoại ngữ)

Tuy nhiên, nếu như những người đồng tính nữ có sự chuẩn bị tốt cho việc lộ diện, thì bản thân họ đã đóng góp thêm một tiếng nói vào sự khẳng định đồng tính là một sự đa dạng tính dục tự nhiên. Ở mọi thời kỳ khác nhau, dù là trước kia hay

bây giờ vẫn có người song tính, đồng tính, chuyển giới với tỷ lệ ổn định từ 5 - 10%.

Không thể nói LGBT là bệnh, là đua đòi, là lây lan. Mặc dù vậy, có thể thấy, khái niệm LGBT nói chung và đồng tính nữ nói riêng từ trước những năm 1990 còn khá xa lạ tại Việt Nam. Cho tới hai năm trở lại đây, khi các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ những người yếu thế, tiểu số trong Xã hội lên tiếng hỗ trợ, cùng với việc tự bản thân người đồng tính, song tính và chuyển giới đứng lên bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình, thì dần dần, khái niệm về sự đa dạng tính dục mới được nhắc nhiều tới.

Nếu tự bản thân người đồng tính không đứng lên, không khẳng định mình, không chứng minh cho người xung quanh thấy họ là những người bình thường như bao người khác, họ chỉ khác khi đối tượng yêu thương của họ là người đồng giới mà thôi. Vì vậy, việc lộ diện hay không lộ diện cũng chính là rào cản ảnh hưởng trực tiếp tới người đồng tính nữ.

Theo một nghiên cứu của Viện iSEE năm 2009, ở Việt Nam chỉ có 2% người đồng tính được hỏi hoàn toàn công khai, và 5% gần như công khai xu hướng tính dục của mình. Khoảng 25% sống lúc thì bí mật, lúc thì công khai, 35% gần như bí mật và 33% bí mật hoàn toàn. Ngay như ở Mỹ, một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có tới 53% người đồng tính sống trong vỏ bọc. Như vậy, không ít người đồng tính chọn phương án im lặng về xu hướng tính dục của bản thân với người khác.

Dưới sức ép, định kiến của Xã hội về sự khác biệt, người đồng tính nữ phải chịu nhiều áp lực. Việc nhận diện xu hướng tính dục của bản thân, tìm kiếm một nửa yêu thương hay công khai xu hướng tính dục của bản thân còn rất nhiều vấn đề. Sinh ra trong một gia đình dị tính, mọi người công khai kỳ thị và ghét bỏ những người có xu hướng tính dục khác dị tính, khi nhận ra mình yêu nữ, họ phải tự chối bỏ hoặc cố gắng chối bỏ điều khác người, “lệch chuẩn” đó đi. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế ở trên có thể thấy, lý do người đồng tính không công khai còn vì sợ bố mẹ đau khổ, không vượt qua được áp lực của xã hội, hoặc cũng có thể là do công việc không cho phép. Họ - những người đồng tính nữ phải đối mặt với chính bản thân.

Những rào cản mà người đồng tính nữ phải vượt qua không chỉ là từ xã hội, từ gia đình, từ bạn bè… mang lại mà còn từ chính bản thân mình. Nếu không tự trang bị,

không mở lòng để có thể đón nhận những điều khác biệt của bản thân, đón nhận những bạn bè, những cộng đồng trong giới hoặc chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, kiến thức để lộ diện; thì những người đồng tính nữ cũng đã mang lại rào cản cho mình.

Một Việt Nam ở thời điểm này, để được công nhận một cách tự nhiên, để có cuộc sống bình thường như bao người dị tính khác không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt về vấn đề lộ diện, dù với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp,… người đồng tính cũng nên có những chuẩn bị để có kết quả tốt nhất. Theo như cuốn tài liệu “Nói về mình - Những gợi ý về quá trình công khai của người đồng tính” được thực hiện bởi trung tâm ISC - tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam là một cuốn cẩm nang hỗ trợ cho người đồng tính trong quá trình công khai (Comeout) với gia đình, bạn bè và xã hội thì việc nhìn nhận và cởi mở với chính mình là bước đi đầu tiên trong cả quá trình công khai, hay còn gọi là công khai với chính mình [4, tr.20]. Bên cạnh đó, việc người đồng tính nữ công khai với người khác, không chỉ là việc của riêng cá nhân, nó còn có sức lan tỏa, tạo điều kiện và động lực để những người đồng tính khác không phải sống trong bóng tối và có can đảm, động lực để sống công khai và tự tin với chính mình [4, tr.23].

Đây cũng chính là lý do tại sao người viết lại cho rằng những rào cản của người đồng tính nữ cũng phần nào có từ chính bản thân họ. Vẫn biết phải chịu áp lực từ dư luận, từ xã hội, nhưng nếu không tự thân có những quyết định cho cuộc sống của mình, thì dù có sự giúp đỡ như thế nào đi chăng nữa, những người đồng tính nữ vẫn sẽ phải chịu thêm khó khăn mang lại từ chính mình.

Tiểu kết

Việc cá nhân người đồng tính nữ phản ứng như thế nào trước việc chấp nhận bản thân là người đồng tính sẽ quyết định việc trên con đường đi của họ thêm hay bớt các rào cản mang lại từ chính bản thân họ khi sống trong xã hội lấy dị tính là chuẩn mực. Cũng giống như người dị tính đón nhận thời kỳ dậy thì của bản thân.

Với những ai được trang bị kiến thức tốt, được bố mẹ quan tâm tới những thay đổi của bản thân thì thời kỳ này diễn ra khá nhẹ nhàng, hết sức bình thường. Nhưng ngược lại, với những bạn trong thời kỳ dậy thì không có kiến thức, bỡ ngỡ trước sự

Với người đồng tính nữ, khi xác nhận chỉ dành tình cảm cho nữ, cảm thấy mình khác thường, việc chấp nhận điều này cũng tùy vào từng cá nhân mà có mức độ chấp nhận khác nhau

Trên một số diễn đàn uy tín dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới, luôn có những topic với nội dung mong muốn kết bạn, tìm người chia sẻ. Nhận thấy nhu cầu có người chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống là tất yếu. Tuy nhiên, với những người đồng tính nữ, đặc biệt là đồng tính nữ không công khai, việc tìm kiếm người trong cuộc sống để chia sẻ là điều không dễ dàng. Như đã phân tích ở trên, những người đồng tính vì lo sợ định kiến từ phía xã hội, lo sợ bản thân bị lộ trước những người khác, nên họ có xu hướng giấu kín xu hướng tính dục của bản thân. Điều này càng khiến việc tìm kiếm, kết bạn trở nên khó khăn hơn.

Trong tương lai, nếu chính bản thân người đồng tính nữ mở lòng với những người xung quanh trên cơ sở Xã hội có cái nhìn thiện cảm hơn về người đồng tính, thì có lẽ, số người đồng tính phải chịu cảm giác đơn độc sẽ giảm xuống.

Như vậy, qua khảo sát thực tế và tham khảo trên diễn đàn Bangaivn.net [18,tr.1]như đã phân tích ở trên, nhận thấy, mặc dù không muốn công khai với người cộng đồng đang sinh sống, hàng xóm hoặc đồng nghiệp, nhưng những người đồng tính nữ thường có mong muốn công khai với gia đình hoặc bạn bè. Những người đồng tính nữ chọn cách chưa lộ diện có nghĩa, họ muốn chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như kiến thức, tài chính, người bạn đời có thể chia sẻ những khó khăn, thời điểm thích hợp… để có thể công khai với bố mẹ, người thân hoặc bạn bè. Nhu cầu sống thật với bản thân, nhu cầu được là chính mình, được quyền tự do yêu thương đã thúc đẩy những người đồng tính có xu hướng dần muốn lộ diện xu hướng tính dục của bản thân. Với nội dung đã phân tích ở phía trên, có thể đi tới kết luận, giả thuyết 1: Người đồng tính nữ đang dần muốn lộ diện xu hướng tính dục của bản thân là đúng với thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)