Nhận diện về người đồng tính nữ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 37 - 40)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Nhận diện về người đồng tính nữ tại Việt Nam

Các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy rằng: Đồng tính là những biến thể thông thường của đa dạng sinh học. Theo Tiến sỹ Bruce Bagemihl - tác giả của cuốn “Biological Exuberance: Animal Homosexuality and Natural Disversity” thì khoa học đã ghi nhận đồng tính có trong hơn 1500 loại động vật có vú, chim, bò sát, côn trùng và các động vật khác trên toàn Thế giới. Điều này khiến chúng ta không thể chối cãi sự tồn tại của đồng tính trong tự nhiên. Đồng tính được chứng minh là một sự đa dạng sinh học của tính dục tự nhiên, không phải là bệnh, không lây lan.

Trải qua nhiều thập kỷ, dù có thời gian, loài người cố gắng sử dụng các loại thuốc, giải phẫu… mọi cách có thể nghĩ ra để tiến hành chữa cho người “bị” đồng tính, nhưng thực tế, đồng tính vẫn tồn tại, không bị chữa trị hay đào thải. Trong những Giai đoạn nhìn nhận bản thân: Đây là khoảng thời gian khởi đầu – khi bắt

đầu đặt những câu hỏi, tiến dần tới bước công nhận bản thân và cân nhắc xem có nên nói cho những người xung quanh mình biết hay không.

Giai đoạn công khai: Đây là khoảng thời gian lần đầu trò chuyện, chia sẻ với mọi người về xu hướng tính dục hay bản dạng giới của mình. Những người đó có thể là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học…

Giai đoạn sống cởi mở: Là khoảng thời gian từ sau lần đầu trò chuyện, chia sẻ với mọi người. Chủ động hơn trong việc tâm sự về cuộc sống đời thường của người LGBT, tùy theo hoàn cảnh đã lựa chọn.

báo cáo khoa học, chưa một ai có thể tìm ra nguyên nhân của đồng tính, những nhà khoa học uy tín và những tổ chức y tế có tiếng nói trên Thế giới đều đi tới công nhận, đồng tính không phải là bệnh. Theo một tài liệu tổng hợp của tổ chức ICS dành cho cộng đồng người LGBT ( người đồng tính, song tính và chuyển giới), tỷ lệ người LGBT trên Thế giới từ 5 - 10 % dân số, không ít đi hay nhiều hơn qua các thời kỳ. Tỷ lệ này khá ổn định và không chịu sự đào thải của tự nhiên. Cộng đồng người đa số người dị tính không hiểu hết về họ, không có nghĩa họ là những người bất bình thường và là khiếm khuyết của Xã hội. Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Nam làm việc tại Viện Chiến lược và chính sách y tế là một trong những người có quan tâm và nhiều nghiên cứu về đồng tính tại Việt Nam. Theo bà tìm hiểu nghiên cứu, tỷ lệ người đồng tính nói riêng từ khoảng 1 - 5%, với Việt Nam, tỷ lệ an toàn mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là ở mức 3%.

Tại Việt Nam, quan hệ đồng giới không bị tội phạm hóa, nhưng theo kết quả nghiên cứu của iSEE (Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường) thì việc kỳ thị đối với người đồng tính nói chung và với đồng tính nữ nói riêng còn phổ biến.

Đa số mọi người cho rằng đồng tính là không bình thường. Theo một nghiên cứu mà iSEE đưa ra thì 20% khi bị phát hiện là người đồng tính mất bạn, 15% bị gia đình chửi mắng, đánh đập, 4.5% từng bị tấn công, 1.5% bị đuổi học và 4.1 % bị đuổi khỏi chỗ ở, 6.5% mất việc là với lý do là người đồng tính.

Pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhưng cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng người tiểu số này. Từ tháng 7/2013, dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình trải qua nhiều kỳ họp thảo luận, lấy ý kiến, trong đó có vấn đề hôn nhân đồng tính. Tháng 7/2013, ban soạn thảo dự luật bỏ điều

"cấm", có giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản, con cái của việc sống chung như vợ chồng giữa những người đồng tính. Tháng 9/2013, dự luật chuyển "cấm" thành

"không thừa nhận", không đề cập đến hậu quả pháp lý, tài sản, con cái của việc sống chung giữa họ. Đến tháng 5/2014, dự luật chuyển "cấm" thành "không thừa nhận", và bỏ điều 16 trong dự thảo trước đó, tức không còn giải quyết hậu quả pháp lý về

đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam có cuộc vận động 16+ mong muốn giữ lại điều 16 trong bộ luật và thêm một số quyền dành cho người đồng tính. Tuy nhiên, đến nay, mong muốn này vẫn là một sự chờ đợi. Với riêng cộng đồng người đồng tính nữ, trong một cuộc điều tra của iSEE năm 2012, có 92% người được hỏi (mẫu 2.401 người) muốn pháp luật cho phép kết hôn đồng giới. Về nhu cầu sinh con, 70% người đồng tính nữ muốn có con, 13% không muốn và 17% không rõ.

Những con số, thống kê và quan điểm của các nhà nghiên cứu trên cho thấy phần nào bức tranh về người đồng tính tại Việt Nam. Người đồng tính nói chung và người đồng tính nữ nói riêng dường như vẫn không được chính thức thừa nhận và còn nhiều những rào cản trong cuộc sống. Theo như iSEE thì tại Việt Nam, không có Hiệp hội hoặc cơ quan đại diện của người đồng tính và song tính. Hiện chỉ có tổ chức phi chính phủ với những dự án hỗ trợ người đồng tính trong cuộc sống. Tuy nhiên, những tổ chức này hoạt động khá sôi nổi và liên kết tạo được tiếng vang cũng như góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về người đồng tính.

Chương 2

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)