Những khó khăn khi tự bản thân người đồng tính nữ nhận diện xu hướng tính dục của mình

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 68 - 78)

Chương 2. KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN: TIẾP CẬN TỪ HƯỚNG NHÌN CỘNG ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH

3.1. Những khó khăn khi tự bản thân người đồng tính nữ nhận diện xu hướng tính dục của mình

Xã hội không chỉ kỳ thị bản thân người đồng tính, mà còn có cái nhìn khắt khe, sai lệch với cả gia đình họ. Đây chính là lý do người đồng tính nữ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ rất đau khổ, tuyệt vọng, thậm chí ghê sợ chính bản thân và lo sợ sự kỳ thị, phản đối của gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp...Bản thân người đồng tính nữ cũng có nhu cầu bộc lộ bản dạng giới với những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tuy nhiên, do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên hầu hết người đồng tính nữ chưa dám bộc lộ bản giới của mình với người thân. Việc che giấu bản dạng giới khiến cho những người đồng tính nữ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng bị phân biệt đối xử và chịu đựng hành vi về tinh thần.

Kết quả khảo sát thu về của 50 khách thể đồng tính nữ, ở giai đoạn đầu tiên, khi mới cảm nhận về xu hướng tính dục của bản thân, tâm trạng của họ khá phong phú:

88

Biểu đồ 3.1: Tâm trạng của người đồng tính nữ tại thời điểm lần đầu tiên nhận diện bản thân là người đồng tính.

Đơn vị: %

Vui vẻ 10

Tự hào/hạnh phúc Bình thường

10 20 Hoang mang/ Lo lắng Tự tử

không thành 4

Muốn tự tử Buồn/

chán nản

Tức giận Mặc cảm/

tự ti

8 16

32 44

Xấu hổ Sốc

34

50

(Nguồn: Khảo sát thực tế) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có 88% cảm giác hoang mang, lo lắng tại thời điểm lần đầu tiên biết mình là người đồng tính nữ. Tâm lý này hoàn toàn dễ hiểu và được chấp nhận theo sơ đồ 6 giai đoạn như Cass đã chỉ ra. Ở giai đoạn đầu, sự bối rối, cụ thể ở đây là hoang mang lo lắng không biết bản thân là ai, so sánh với những người khác đã trở thành một tâm lý chung. Các cảm xúc khác như sốc (50%), buồn/chán nản (44%), mặc cảm tự ti (32%), xấu hổ (34%), thậm chí là tức giận với chính bản thân (8%), cũng là những dạng tâm lý thuộc giai đoạn đầu tiên - giai đoạn bối rối trong Mô hình sáu giai đoạn nhận diện của Cass và giai đoạn nhìn nhận bản thân trong Mô hình rút gọn ba giai đoạn nhận diện. Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, tuy chỉ chiếm tỷ lệ không nhỏ 16 %, muốn tự tử và đã tự tử nhưng không thành 4%. Có thể thấy đây là tâm lý tiêu cực và rất đáng lo ngại cho những người lần đầu tiên phát hiện mình là đồng tính nữ. Trong quá trình chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân, ba khách thể có tâm lý muốn tự tử và đã từng tự tử nhưng không thành đều đang ở độ tuổi 15 - 25 tuổi và chưa công khai xu hướng tính dục của bản thân. Có thể thấy việc nhìn nhận, suy nghĩ về sự khác biệt của bản thân nếu

không được tiếp xúc với những nguồn thông tin khoa học, cùng với áp lực không thể chia sẻ điều khác biệt với người khác, thêm vào đó, sự kỳ thị chung của xã hội dành cho những người có xu hướng tính dục khác biệt sẽ tạo nên tâm lý tuyệt vọng, muốn kết thúc cuộc sống. Đây là dạng tâm lý tiêu cực và đáng lo lắng nhất ở người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân. Với họ, việc chấp nhận bản thân đã là rào cản, để được cộng đồng nhìn nhận, nói cách khác là sống đúng với bản thân, không phải che dấu xu hướng tính dục lại càng là vấn đề khó khăn hơn. Có thể lý giải theo quan điểm của nhà Xã hội học người Pháp Emile Durkhiem (1858 - 1917), việc cá nhân muốn tự tử được nhìn nhận dưới tư cách là sự kiện Xã hội. Theo như cách phân loại của Durkhiem thì tự tử có bốn loại là tự tử vị tha, tự tử vị kỷ, tự tử định mệnh và tự tử phi chuẩn mực [8,tr.121]. Áp dụng với trường hợp của những người đồng tính nữ, trường hợp tự tử sẽ được phân vào loại tự tử vị tha (altruisict suicide) và tự tử vị kỷ (egoistic suicide). Có nghĩa, việc mong muốn kết liễu bản thân sẽ rơi vào hai trường hợp cơ bản, hoặc là họ cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc bởi vì họ không nhận thấy điều gì tốt đẹp trong thế giới họ đang sống, đồng nghĩa với họ là những người vị kỷ, không nhận ra cái đích hiện thực hóa bản thân, xã hội trở thành gánh nặng với họ. Hoặc trường hợp là họ cảm thấy buồn phiền vì bản thân họ không đáp ứng được mong muốn của Xã hội, nói cách khách họ là những người tự tử vị tha tuyệt vọng vì bản thân. Dựa trên quan điểm của Durkhiem, những người đồng tính nữ có ý định tự tử bản thân họ sẽ rơi vào trạng thái tâm lý cảm giác thất vọng vì bản thân khác biệt so với xã hội, bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng của cộng đồng, của xã hội. Cũng có thể là cảm giác Xã hội không có chỗ cho những người bị coi là khác biệt như họ, cảm giác bị cộng đồng quay lưng, không thừa nhận, kỳ thị. Và họ rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Chính vì vậy, việc tuyên truyền các thông tin khoa học đúng đắn, kịp thời về xu hướng tính dục ở tuổi vị thành niên, đang dậy thì là vô cùng quan trọng. Song song đó, nhận thức chung của xã hội cũng cần hướng tới tính đúng đắn khoa học của vấn đề để những người đồng tính nữ trong giai đoạn bối rối / nhìn nhận bản thân có những cảm nhận dễ dàng về bản thân hõn. Những tâm lý tiêu cực xảy ra khá

phổ biến trong giai đoạn đầu chấp nhận bản thân. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, có những trường hợp chưa thể chấp nhận bản thân và chấp nhận những người khác có xu hướng tính dục giống mình, mặc dù đã có quan hệ tình cảm với một người đồng giới. Với những trường hợp này, sự mâu thuẫn xảy đến với họ là quá lớn. Tâm lý không sẵn sàng và luôn có cảm giác miệt thị bản thân.

Hộp 3.1 Người đồng tính nữ gặp khó khăn trong chuyện tình cảm khi chính bản thân chưa chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân

Cảm nhận của mỗi cá nhân là khác nhau và rất khó để nhận điện đúng sai.

Tuy nhiên, nếu bản thân những người đồng tính chịu mở lòng và có những suy nghĩ tích cực hơn, thì chắc hẳn bản thân họ không bị lún sâu vào những cảm xúc tiêu cực. Chính vì vậy, quá trình nhận diện hay chấp nhận bản thân cũng trở thành một trong những rào cản đối với người đồng tính nữ khi sống trong xã hội dị tính.

Bên cạnh những suy nghĩ tiêu cực, có 20% cảm nhận bình thường, 10 % cảm nhận tự hào hạnh phúc, vui vẻ ở thời điểm xác nhận mình là người đồng tính nữ.

Với những trường hợp này, việc chấp nhận bản thân dường như khá dễ dàng. Tâm trạng này có thể tương ứng với các giai đoạn 3 chấp nhận, giai đoạn 4 thừa nhận, giai đoạn 5 tự hào trong mô hình nhận diện của Cass. Sự xuất hiện những cảm xúc không giống nhau ở thời điểm đầu tiên đã chứng minh các giai đoạn trong mô hình của Cass không phải là mô hình cố định, mà có sự thay đổi thứ tự hoặc lặp lại ở từng trường hợp khác nhau là khác nhau.

Độ tuổi phát hiện mình là người đồng tính giữa các giai đoạn có sự chênh lệch nhau. Có nhiều trường hợp phát hiện từ rất sớm do bản thân có vấn đề khiếm

“Người yêu của mình là một người khá mâu thuẫn. Người ấy không chấp nhận bản thân và luôn nói không chấp nhận được những người đồng tính hay chuyển giới nọ kia, thậm chí là rất ghét. Bản thân người đó quen và yêu mình, nhưng lại không bao giờ thừa nhận là người đồng tính. Người đó nói với mình, yêu nhau thế này trái với lẽ thường nhưng vì yêu mình nên chấp nhận tình yêu này. Chúng mình mới chia tay nhau, một phần vì người đó không chịu thừa nhận và đôi khi còn quá gay gắt với những người đồng tính khác.” (PVS nữ2, 24 tuổi, Nhân viên văn phòng.)

quyết về giới tính khi sinh chiếm khoảng 10%. Các trường hợp phát hiện khác lại từ các giai đoạn từ 10 - 20 tuổi và từ 20 tuổi trở lên là hoàn toàn có thể tự xác định xu hướng tính dục của bản thân.

Biểu đồ 3.2: Độ tuổi phát hiện xu hướng tính dục của đồng tính nữ

Đơn vị: %

(Nguồn: Khảo sát thực tế) Kết quả cuộc khảo sát, đa số, những người đồng tính nữ có cảm nhận về mặt cảm xúc về xu hướng tính dục của bản thân trong khung độ tuổi từ 10 - 20 tuổi là 38%. Đây là độ tuổi bắt đầu trưởng thành và định hướng về tâm lý nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý khác từ xã hội. Từ 20 tuổi trở lên tỷ lệ phát hiện xu hướng tính dục của bản thân chiếm tỷ lệ cao nhất (52%). Đây là độ tuổi người đồng tính nữ đang dần hoàn thiện bản thân, cùng với các tác động từ môi trường sống bên ngoài là nguyên nhân chính khiến họ trở thành người đồng tính nữ. Một bạn đồng tính nữ đã chia sẻ:

“Mình bắt đầu biết mình khác biệt so với người khác từ cấp 2, nhưng để cảm nhận sâu sắc về sự khác biệt là hồi cấp 3. Nói chung, bạn bè cũng là đồng tính trong diễn đàn mà mình quen, đa số đều như mình, có nghĩa có cảm nhận từ khi bắt đầu dậy thì, xong đến một vài năm sau thì cảm nhận đó sâu sắc hơn vì kiểu thấy mình thích một ai đó là nữ hoặc chỉ quan tâm tới nữ chẳng hạn” (PVS nữ, 24 tuổi).

Dưới 10 tuổi Từ 10 - 20 tuổi Từ 20 tuổi trở lên

10%

52%

38%

Từ khi nhận diện bản thân của người đồng tính nữ, thời gian để họ chấp nhận được xu hướng tính dục của bản thân cũng cần trải qua những giai đoạn nhất định.

Biểu đồ 3.3: Thời gian chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ Đơn vị: %

(Nguồn: Khảo sát thực tế) Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, tỷ lệ người đồng tính tham gia cuộc khảo sát có thời gian chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân dưới một năm là 42%. Đây là khoảng thời gian mà khó khăn nhất để quyết định tiếp tục khẳng định mình là người đồng tính hoặc cố gắng thay đổi suy nghĩ. Khoảng thời gian từ 1 đến dưới 3 năm cũng chiếm 26% vì khoảng thời gian đầu người đồng tính cần thời gian để thực sự hiểu và chấp nhận giới tính thật của mình. Số người cần thời gian chấp nhận lâu hơn từ 3 đến dưới 5 năm (10%) và từ 7 năm trở lên (14%) cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Như vậy, có thể thấy, bên cạnh những người có thể chấp nhận được sự khác biệt của bản thân một cách tương đối ít thời gian, thì còn những người mất những khoảng thời gian lâu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, họ có thời gian tự vấn bản thân, đấu tranh tâm lý dài hơn so với người khác.

“Thời gian để nhận biết mình là ai thì mình khá thuận lợi vì tiếp cận được nguồn thông tin chính thống, nhưng thời gian để chấp nhận mình thì lại khá dài.

42

26

14

10 8

Dưới 1 năm Từ 1 đến dưới Từ 3 năm đến Từ 5 năm đến Từ 7 năm trở

3 năm dưới 5 năm dưới 7 năm lên

Gần 3 năm cấp 3 mình thích con gái và nghĩ trên đời này chắc chỉ có mình mình như thế, nghĩ sẽ chẳng có ai yêu mình và chấp nhận cô đơn suốt đời. Nhưng cũng có may mắn khác là mình có thằng bạn thân cấp 3 là gay, nên cũng bớt bớt phần nào.” (PVS nữ, 23 tuổi, Nhân viên truyền thông).

Theo như chia sẻ trên của một nữ đồng tính, phải mất 3 năm để thoát khỏi sự dằn vặt và chấp nhận bản thân. Lý do dằn vặt thiên về việc cảm nhận sự đơn độc, lo sợ không có người như mình. Đây là một trong những lý do khiến người đồng tính nữ chưa thể chấp nhận mình ngay khi cảm nhận được sự khác biệt của bản thân.

“Thời gian mình chấp nhận bản thân nhanh lắm, chừng vài tháng gì đó. Tại vì mình với bạn học cùng từ hồi cấp 2 chơi thân với nhau. Hai đứa thích nhau từ hồi cấp 2 nhưng không nhận ra, rồi lên cấp 3, tình cảm đó rõ ràng hơn, sau đó vài tháng, khi cả hai đứa là một đôi, mình cũng chấp nhận bản thân luôn. Mặc dù hồi đó kiến thức về Les chẳng có gì, nhưng cứ tự nhiên chấp nhận mình thế thôi.” (PVS nữ, 25 tuổi, Biên dịch viên)

Tùy vào hoàn cảnh mỗi người sẽ có những quá trình dằn vặt, đấu tranh tư tưởng khác nhau. Trong những trường hợp liên hệ để tiến hành phỏng vấn sâu, có những trường hợp khá đặc biệt. Trong một lần đi chơi cùng nhóm bạn của bạn này.

Trong số nhóm bạn đó có 2 bạn cũng là đồng tính nữ. Qua khảo sát trực tiếp liên hệ để có thể tiếp cận phỏng vấn sâu. Mặc dù khi nói chuyện khá thoải mái, tuy nhiên, khi nhắc đến vấn đề liên quan tới người đồng tính nữ, lập tức cả hai người đều từ chối, phủ định mình không phải người đồng tính, và hướng câu chuyện sang chủ đề khác. Thậm chí, một trong hai người còn tỏ ra không đồng tình khi nhắc tới người đồng tính.

“Chị không phải người đồng tính, chị cũng không kỳ thị họ, nhưng cái gì khác người thường không hay và chị nghĩ không nên khác người bình thường. Bản thân chị cũng không thể khác người bình thường được.” (Nữ, 26 tuổi, Kế toán).

Khi trao đổi với một số bạn trong diễn đàn Bangaivn.net thì được biết, có rất nhiều trường hợp phủ định bản thân, không muốn tin mình là người đồng tính hoặc che dấu đến cùng. Chỉ có bạn bè trong giới hoặc bạn thân mới biết. Những người

như vậy thường không có nhiều mối quan hệ với những người xung quanh và cả những người trong cộng đồng mình. Họ phủ nhận bản thân, chưa chấp nhận hoặc dằn vặt vì sự khác thường của mình. Bên cạnh đó, còn từ chối tiếp cận các thông tin khoa học về đồng tính. Chính vì vậy, hiểu sai và thấy bản thân khác thường lại càng nặng nề.

Theo mô hình nhận diện sáu giai đoạn của Cass (sơ đồ 2.1), việc nhìn nhận tâm lý của những người đồng tính nữ ở thời điểm nhận diện xu hướng tính dục của bản thân, đa số những người đồng tính nữ ít nhiều đều phải trải qua giai đoạn 1: giai đoạn bối rối. Giai đoạn này sẽ xuất hiện theo những mức độ khác nhau với từng người có thể từ rất sớm, có thể tới muộn, có thể ngắn, có thể kéo dài, có thể chỉ xuất hiện một lần nhưng cũng có thể xuất hiện nhiều lần trong đời. Giai đoạn này, người đồng tính nữ sẽ nhận ra những suy nghĩ/ hành vi của mình hướng tới người cùng giới. Họ sẽ ngẫm nghĩ về những suy nghĩ / hành vi đó của mình và sau đó là bắt đầu tìm kiếm thông tin, kiến thức về đồng tính.

Có những trường hợp, cảm thấy hoang mang không biết bản thân mình có thật sự là người đồng tính nữ hay không như một chia sẻ của bạn BooBuongBinh trên diễn đàn Bangaivn.net [13,tr.1]:

Hộp 3.2: Bản thân người đồng tính chưa xác định chính xác xu hướng tính dục của mình

Trường hợp khác cũng trên điễn đàn Bangaivn.net, bản thân tự nhận diện mình là Les, nhưng lại không chấp nhận được những cử chỉ thân mật của những người đồng tính khác. Bạn có nickname Hoang dại[16, tr.1] chia sẻ:

“Em từ bé đã rất mạnh mẽ và lúc nhỏ thích chơi với tụi con trai. Bây giờ em không hiểu sao em cứ cảm thấy ghê ghê và không ưa nổi bọn con trai. Em thích được chở che nhưng người đó không phải là con trai.Em chỉ mới có những cảm xúc này và lúc này em đã 18 tuổi. Nói là do rối loạn sinh lý, bồng bột không phải, theo phong trào thì chả có liên quan gì cả... Em cứ nghĩ những bạn nào là les thật sự sẽ nhận biết trễ nhất là lớp 8 rồi. Em thật sự không biết mình có phải là les hay không nữa”.

“Mình là les, mình khẳng định điều đó. Nhưng mình lại có cảm giác ghê sợ khi nhìn cặp les khác thân mật với nhau. Trước đây mình từng yêu sâu nặng một người con gái và thấy cảm giác đó rất bình thường. Mình không sợ, không ghét bản thân. Nhưng không hiểu sao mình lại có cảm giác đó. Bạn bè của mình có 6 đứa toàn nữ, chúng nó trường tranh nhau cặp với mình vì mình ăn mặc giống con trai, nhưng cứ mỗi lần chúng nó trêu như thế mình rất khó chịu và buồn nôn…”

Thực tế có những trường hợp nhận diện bản thân, chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân nhưng diễn biến cảm xúc lại có tâm lý “Kỳ thị chất đồng tính của nhau”hay còn gọi là “Ghê sợ tính đồng tính của chính mình”. Thực sự, đây là một dạng tâm lý khá phức tạp của người đồng tính. “Ghê sợ đồng tính của chính mình”

(Internalized homophobia) là sự sợ, có ác cảm với cảm giác đồng tính ngay trong bản thân mình vì định kiến xã hội. Gây ra sự băn khoăn hoặc không chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân. Có tâm lý tự kỳ thị chất đồng tính của chính mình sẽ khiến người đồng tính nữ càng rơi vào trạng thái hoang mang, băn khoăn về chính bản thân.

Từ giai đoạn nhận diện đến khẳng định xu hướng tính dục của bản thân, người đồng tính nữ đã trải qua nhiều giai đoạn với nhiều khoảng thời gian khác nhau, do đó người đồng tính nữ hiểu khá rõ về trường hợp đặc biệt của mình. Với kết quả khảo sát từ 50 người đồng tính nữ, khi được hỏi về khái niệm về đồng tính nữ, 100% tham gia trả lời đều có kiến thức đúng về đồng tính nữ là người có hấp dẫn về tình cảm, cảm xúc hoặc tình dục với người cùng giới nữ và đây là xu hướng tính dục tự nhiên. Tuy nhiên, ở câu hỏi quan điểm về người đồng tính nữ, thu về các kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)