Với những bậc làm cha làm mẹ, việc hiểu và chấp nhận xu hướng tính dục của con không phải là điều dễ dàng. Việc đối mặt với định kiến, dư luận xã hội lại càng khó khăn hơn. Dù là lo sợ không dám đối mặt với gia đình hay là tình yêu thương với gia đình cũng đều là áp lực đối với người đồng tính nữ trong vấn đề hôn nhân. Sống trong một xã hội dị tính, khi mà chuẩn mực không dành cho họ - khi mà những người đồng tính nữ phải đứng ở bên phía “lệch chuẩn” “đi ngược với tự nhiên” “không bình thường”, thì với họ, kết hôn vẫn là một trong những việc phải làm dù không muốn, dù biết hậu quả khi lấy người khác giới không hề nhẹ nhàng, nhưng bản thân họ vẫn cố gắng để chịu đựng, vì bản thân và vì những người thân yêu của mình.
Có thể thấy, để gia đình chấp nhận đứa con là người đồng tính nữ là vấn đề không dễ dàng. Những trường hợp gia đình của người đồng tính nữ có thể tiếp cận tiến hành phỏng vấn sâu đều là những trường hợp đã chấp nhận, và điểm chung của những trường hợp này thời gian đầu đều có những phản ứng khá tiêu cực. Tuy nhiên, thời gian và tình yêu thương đã khiến họ mở lòng với thành viên “đặc biệt”
của gia đình, để chấp nhận và làm điểm tựa cho họ. Với những trường không thể tiếp cận, có thể thấy, định kiến của họ còn khá rõ nét, bản thân họ chưa thể chấp nhận việc có người trong gia đình là đồng tính. Điều này đồng nghĩa với việc, người thân của họ vẫn đang phải chịu áp lực, định kiến, sự ghẻ lạnh từ chính nơi mình sinh ra. Dù nguyên nhân xuất phát từ đâu, thì việc sống trong gia đình quay lưng lại với mình là điều vô cùng khó khăn với những người đồng tính nữ. Có lẽ, quan điểm
“Tuy biết là con cũng phải suy nghĩ nhiều, nhưng bác không biết làm thế nào. Nó năm nay cũng đã 28 tuổi, mỗi lần về quê hoặc gặp mặt họ hàng là cả gia đình lại hỏi bao giờ lấy chồng. Thời gian đầu, do mọi người hỏi quá nhiều, nên bác còn bảo con bé hay thử quen với một người con trai nào đó xem. Biết là ép con kết hôn chỉ làm khổ con, mà không kết hôn thì gia đình lại bị nói vô phúc”. (PVS Nữ, 63 tuổi, mẹ người đồng tính).
chuẩn và lệch chuẩn của Xã hội hiện nay với mỗi người về xu hướng tính dục là khác nhau. Những hệ lụy mang lại từ việc gia đình phản ứng tiêu cực với những người nữ đồng tính có những mức độ khác nhau. Nhưng có lẽ, dù ít, dù nhiều, mang trên vai một gánh nặng tâm lý, một nỗi đau đã, đang hoặc sẽ bị về tâm hồn và có thể là cả thể xác là điều không tránh khỏi đối với những người đồng tính nữ, dù đã, chưa hoặc chuẩn bị công khai, tiết lộ xu hướng tính dục của mình với gia đình.
Tiểu kết
Từ hướng nhìn của cộng đồng đối với người đồng tính nữ, sự kỳ thị và phân biệt vẫn còn tồn tại khá rõ nét trong thời điểm hiện tại. Cộng đồng sinh sống vẫn đang có những khái niệm, nhận thức chưa đúng về người đồng tính nữ. Hình ảnh của người đồng tính nữ được phác họa chưa hoàn toàn chính xác với những chứng minh khoa học trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, so với cộng đồng đang sinh sống, thì bạn bè đặc biệt là bạn thân là nhóm đối tượng được đánh giá là dễ chấp nhận xu hướng tính dục của người đồng tính nữ hơn.
Để xã hội hiểu và chấp nhận người đồng tính nữ cần phải thay đổi cách nhìn nhận về họ. Bản thân người đồng tính nữ cũng giống như những người dị tính khác.
Họ hoàn toàn bình thường, chỉ đặc biệt vì đối tượng xác định để yêu không phải là một người khác giới. Về nhân cách đạo đức, về năng lực, về lối sống… hoàn toàn như những người khác trong xã hội.
Có thể thấy, để gia đình chấp nhận đứa con là người đồng tính nữ là vấn đề không dễ dàng. Những trường hợp gia đình của người đồng tính nữ có thể tiếp cận tiến hành phỏng vấn sâu đều là những trường hợp đã chấp nhận, và điểm chung của những trường hợp này thời gian đầu đều có những phản ứng khá tiêu cực. Tuy nhiên, thời gian và tình yêu thương đã khiến họ mở lòng với thành viên “đặc biệt”
của gia đình, để chấp nhận và làm điểm tựa cho họ. Với những trường không thể tiếp cận, có thể thấy, định kiến của họ còn khá rõ nét, bản thân họ chưa thể chấp nhận việc có người trong gia đình là đồng tính. Điều này đồng nghĩa với việc, người thân của họ vẫn đang phải chịu áp lực, định kiến, sự ghẻ lạnh từ chính nơi mình sinh ra. Dù nguyên nhân xuất phát từ đâu, thì việc sống trong gia đình quay lưng lại
với mình là điều vô cùng khó khăn với những người đồng tính nữ. Có lẽ, quan điểm chuẩn và lệch chuẩn của Xã hội hiện nay với mỗi người về xu hướng tính dục là khác nhau. Những hệ lụy mang lại từ việc gia đình phản ứng tiêu cực với những người nữ đồng tính có những mức độ khác nhau. Nhưng có lẽ, dù ít, dù nhiều, mang trên vai một gánh nặng tâm lý, một nỗi đau đã, đang hoặc sẽ bị về tâm hồn và có thể là cả thể xác là điều không tránh khỏi đối với những người đồng tính nữ, dù đã, chưa hoặc chuẩn bị công khai, tiết lộ xu hướng tính dục của mình với gia đình. Kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng giống như những giai đoạn mà tổ chức PFLAG Việt Nam đã chỉ ra về quá trình tâm lý của gia đình khi có con là người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung [7,tr.92]:
Ngoài ra, do định hướng một phần của truyền thông, báo chí (báo in và báo mạng) còn thiếu chính xác về người đồng tính nữ, nên hình ảnh người đồng tính nữ vẫn theo hướng bị dư luận xã hội chỉ trích. Việc sử dụng từ lóng kỳ thị hoặc hướng tiếp cận không đúng khiến cho những người đồng tính ít nhiều chịu cách nhìn thiếu thiện cảm từ phía cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh những bài báo còn chưa phản ảnh đúng hình ảnh của người đồng tính nữ, thì đã có những thước phim tài liệu, những phóng sự nhìn nhận người đồng tính nữ một cách khoa học và chân thực. Muốn cộng đồng xã hội có cái nhìn thiện cảm, tốt hơn với người nữ đồng tính, với chức năng định hướng dư luận xã hội của mình, truyền thông nên nhìn nhận hình ảnh người đồng tính nữ nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung cần khách quan hơn.
Nói cách khác, các tác giả bài báo khi viết bài nên tìm hiểu chính xác nguồn tin và sử dụng từ ngữ, câu chữ một cách phù hợp. Đằng sau mỗi bài báo về những nhân vật đồng tính nữ không chỉ đơn thuần là lượng độc giả cao hay thấp mà còn là số phận, là cuộc đời của một con người.
Từ phía cộng đồng và xã hội, trong đó có gia đình người đồng tính. Quá trình để gia đình người nữ đồng tính công nhận và chấp nhận họ cần thời gian dài. Bằng tình yêu thương dành cho con em mình, các bậc phụ huynh có xu hướng dần dần chấp nhận xuất phát từ việc thương con. Tuy nhiên, thường ở giai đoạn đầu tiên, các gia đình có xu hướng phản đối và có những hành động, thái độ tiêu cực, áp đặt lên người đồng tính
Khác với gia đình, sự lộ diện của người đồng tính nữ với bạn bè, đặc biệt là bạn thân dễ dàng được chấp nhận hơn. Bạn bè cũng có suy nghĩ thái độ và hành vi tích cực hơn so với những nhóm cộng đồng khác trong xã hội đối với người đồng tính nữ. Tuy nhiên, trong nhóm bạn bè vẫn có những sự kỳ thị ngầm, điều này xuất phát từ việc chưa được tiếp cận thường xuyên, nghiêm túc và khoa học với những thông tin về đa dạng tính dục, về cộng đồng LGBT. Ngoài ra, người đồng tính nữ còn phải vượt qua rào cản từ hàng xóm, đồng nghiệp, thầy cô…các nhóm này có xu hướng thái độ và hành vi không tích cực như nhóm bạn bè.
Chương 3
KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN: TIẾP CẬN
TỪ HƯỚNG NHÌN BẢN THÂN NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ
3.1. Những khó khăn khi tự bản thân người đồng tính nữ nhận diện xu hướng tính dục của mình
Xã hội không chỉ kỳ thị bản thân người đồng tính, mà còn có cái nhìn khắt khe, sai lệch với cả gia đình họ. Đây chính là lý do người đồng tính nữ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ rất đau khổ, tuyệt vọng, thậm chí ghê sợ chính bản thân và lo sợ sự kỳ thị, phản đối của gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp...Bản thân người đồng tính nữ cũng có nhu cầu bộc lộ bản dạng giới với những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tuy nhiên, do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên hầu hết người đồng tính nữ chưa dám bộc lộ bản giới của mình với người thân. Việc che giấu bản dạng giới khiến cho những người đồng tính nữ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng bị phân biệt đối xử và chịu đựng hành vi về tinh thần.
Kết quả khảo sát thu về của 50 khách thể đồng tính nữ, ở giai đoạn đầu tiên, khi mới cảm nhận về xu hướng tính dục của bản thân, tâm trạng của họ khá phong phú:
88
Biểu đồ 3.1: Tâm trạng của người đồng tính nữ tại thời điểm lần đầu tiên nhận diện bản thân là người đồng tính.
Đơn vị: %
Vui vẻ 10
Tự hào/hạnh phúc Bình thường
10 20 Hoang mang/ Lo lắng Tự tử
không thành 4
Muốn tự tử Buồn/
chán nản
Tức giận Mặc cảm/
tự ti
8 16
32 44
Xấu hổ Sốc
34
50
(Nguồn: Khảo sát thực tế) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có 88% cảm giác hoang mang, lo lắng tại thời điểm lần đầu tiên biết mình là người đồng tính nữ. Tâm lý này hoàn toàn dễ hiểu và được chấp nhận theo sơ đồ 6 giai đoạn như Cass đã chỉ ra. Ở giai đoạn đầu, sự bối rối, cụ thể ở đây là hoang mang lo lắng không biết bản thân là ai, so sánh với những người khác đã trở thành một tâm lý chung. Các cảm xúc khác như sốc (50%), buồn/chán nản (44%), mặc cảm tự ti (32%), xấu hổ (34%), thậm chí là tức giận với chính bản thân (8%), cũng là những dạng tâm lý thuộc giai đoạn đầu tiên - giai đoạn bối rối trong Mô hình sáu giai đoạn nhận diện của Cass và giai đoạn nhìn nhận bản thân trong Mô hình rút gọn ba giai đoạn nhận diện. Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, tuy chỉ chiếm tỷ lệ không nhỏ 16 %, muốn tự tử và đã tự tử nhưng không thành 4%. Có thể thấy đây là tâm lý tiêu cực và rất đáng lo ngại cho những người lần đầu tiên phát hiện mình là đồng tính nữ. Trong quá trình chấp nhận xu hướng tính dục của bản thân, ba khách thể có tâm lý muốn tự tử và đã từng tự tử nhưng không thành đều đang ở độ tuổi 15 - 25 tuổi và chưa công khai xu hướng tính dục của bản thân. Có thể thấy việc nhìn nhận, suy nghĩ về sự khác biệt của bản thân nếu
không được tiếp xúc với những nguồn thông tin khoa học, cùng với áp lực không thể chia sẻ điều khác biệt với người khác, thêm vào đó, sự kỳ thị chung của xã hội dành cho những người có xu hướng tính dục khác biệt sẽ tạo nên tâm lý tuyệt vọng, muốn kết thúc cuộc sống. Đây là dạng tâm lý tiêu cực và đáng lo lắng nhất ở người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân. Với họ, việc chấp nhận bản thân đã là rào cản, để được cộng đồng nhìn nhận, nói cách khác là sống đúng với bản thân, không phải che dấu xu hướng tính dục lại càng là vấn đề khó khăn hơn. Có thể lý giải theo quan điểm của nhà Xã hội học người Pháp Emile Durkhiem (1858 - 1917), việc cá nhân muốn tự tử được nhìn nhận dưới tư cách là sự kiện Xã hội. Theo như cách phân loại của Durkhiem thì tự tử có bốn loại là tự tử vị tha, tự tử vị kỷ, tự tử định mệnh và tự tử phi chuẩn mực [8,tr.121]. Áp dụng với trường hợp của những người đồng tính nữ, trường hợp tự tử sẽ được phân vào loại tự tử vị tha (altruisict suicide) và tự tử vị kỷ (egoistic suicide). Có nghĩa, việc mong muốn kết liễu bản thân sẽ rơi vào hai trường hợp cơ bản, hoặc là họ cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc bởi vì họ không nhận thấy điều gì tốt đẹp trong thế giới họ đang sống, đồng nghĩa với họ là những người vị kỷ, không nhận ra cái đích hiện thực hóa bản thân, xã hội trở thành gánh nặng với họ. Hoặc trường hợp là họ cảm thấy buồn phiền vì bản thân họ không đáp ứng được mong muốn của Xã hội, nói cách khách họ là những người tự tử vị tha tuyệt vọng vì bản thân. Dựa trên quan điểm của Durkhiem, những người đồng tính nữ có ý định tự tử bản thân họ sẽ rơi vào trạng thái tâm lý cảm giác thất vọng vì bản thân khác biệt so với xã hội, bản thân không đáp ứng được những kỳ vọng của cộng đồng, của xã hội. Cũng có thể là cảm giác Xã hội không có chỗ cho những người bị coi là khác biệt như họ, cảm giác bị cộng đồng quay lưng, không thừa nhận, kỳ thị. Và họ rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Chính vì vậy, việc tuyên truyền các thông tin khoa học đúng đắn, kịp thời về xu hướng tính dục ở tuổi vị thành niên, đang dậy thì là vô cùng quan trọng. Song song đó, nhận thức chung của xã hội cũng cần hướng tới tính đúng đắn khoa học của vấn đề để những người đồng tính nữ trong giai đoạn bối rối / nhìn nhận bản thân có những cảm nhận dễ dàng về bản thân hõn. Những tâm lý tiêu cực xảy ra khá
phổ biến trong giai đoạn đầu chấp nhận bản thân. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, có những trường hợp chưa thể chấp nhận bản thân và chấp nhận những người khác có xu hướng tính dục giống mình, mặc dù đã có quan hệ tình cảm với một người đồng giới. Với những trường hợp này, sự mâu thuẫn xảy đến với họ là quá lớn. Tâm lý không sẵn sàng và luôn có cảm giác miệt thị bản thân.