Những khó khăn mang lại từ phía cộng đồng sinh sống (bạn bè/ thầy cô/ hàng xóm/ đồng nghiệp)

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 40 - 44)

Chương 2. KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH XU HƯỚNG TÍNH DỤC CỦA BẢN THÂN: TIẾP CẬN TỪ HƯỚNG NHÌN CỘNG ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH

2.1 Những khó khăn mang lại từ phía cộng đồng sinh sống (bạn bè/ thầy cô/ hàng xóm/ đồng nghiệp)

2.1.1 Nhận thức của cộng đồng về đồng tính nữ

Đồng tính nữ là thuật ngữ đã được du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu, trước sự xuất hiện của HIV/AIDS tại Việt Nam đầu thập niên 1990, có rất ít thông tin về người đồng tính. Từ đầu những năm 2000, các diễn đàn tiếng Việt trên internet dành cho người đồng tính nam hoặc đồng tính nữ bắt đầu xuất hiện và tăng dần về số lượng. Từ năm 2008, sự xuất hiện của các tổ chức lớn hoạt động dành cho người đồng tính ở Việt Nam đã thu hút được rất nhiều người tham gia, đồng nghĩa với tỷ lệ người biết đến thuật ngữ này cũng ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, những tranh cãi trong sửa đổi luật Hôn nhân và gia đình về kết hôn đồng tính cũng đã được dư luận cả nước biết đến. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng có quy định cụ thể: “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).

Dựa trên thực trạng nêu trên, đề tài tiến hành khảo sát trên 300 khách thể tại thành phố Hà Nội về những khái niệm, quan điểm cơ bản nhất về đồng tính nữ, kết quả thu về cho thấy:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người dân nhận biết về thuật ngữ đồng tính nữ

(Đơn vị: %)

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

7% 5%

31%

57%

Chưa bao giờ nghe đến

Đã từng nghe đến nhưng chưa biết nội dung

Nắm sơ qua nội dung

Nắm rõ nội dung

Qua biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ người chưa bao giờ nghe đến thuật ngữ đồng tính nữ là rất ít, chỉ chiếm 5% và phần lớn đều là những người lớn tuổi trong cộng đồng hoặc là ông/bà người thân trong gia đình của người đồng tính nữ. Tỷ lệ người đã từng nghe (chiếm 31%) và nhận biết về thuật ngữ ðồng tính nữ chiếm tỷ lệ rất cao (57%). Qua quá trình khảo sát thì phần lớn đều là các bạn trẻ và người trung tuổi tham gia và tiếp nhận thông tin về người đồng tính là chủ yếu. Các thông tin nhận thức về đồng tính nữ được tiếp nhận thông qua các kênh truyền thông phổ biến như báo, tivi, internet,.. và hoạt động thực tế của một số tổ chức về cộng đồng người đồng tính.

Với nhận thức và hiểu biết về thuật ngữ hoặc các khái niệm, quan điểm cơ bản nhất về đồng tính nữ của người tham gia khảo sát rằng: Đồng tính nữ là người có hấp dẫn về tình cảm, cảm xúc hoặc tình dục với người cùng giới nữ. Tỷ lệ nắm rõ về nội dung chiếm 7%, đây là tỷ lệ không lớn nhưng đã phần nào chứng minh sự quan tâm không chỉ của người thân trong gia đình có người đồng tính nữ mà còn thể hiện sự quan tâm của cộng đồng tới vấn đề này.

Với hiểu biết về khái niệm đồng tính nữ như kết quả thu về ở trên, thì cộng đồng dân cư nói chung có nhiều quan điểm khác nhau cho rằng người đồng tính nữ có thể là:

Bảng 2.1: Quan điểm cộng đồng về việc ai có thể là đồng tính nữ.

STT Đối tượng có thể là đồng tính nữ Số lượt Tỷ lệ (%) 1 Những người làm trong ngành nghệ thuật, giải trí, làm đẹp 127 42,3 2 Những người có bất thường về giới tính khi sinh 83 27,6

3 Những người ăn chơi, đua đòi 31 10,3

4 Những người muốn nổi tiếng, tạo scandal 47 15,6 5 Là bạn bè, người thân, đồng nghiệp, bất cứ ai. 197 65,6 6 Thanh niên trẻ, hiểu biết chưa chín chắn, bồng bột 92 30,6

(Nguồn: Khảo sát thực tế) Nhìn vào bảng số liệu khảo sát trên có thể thấy, người trả lời có lựa chọn người đồng tính có thể là bạn bè, người thân, đồng nghiệp hoặc là bất cứ ai chiếm tỷ

lệ rất cao 65,6%. Tỷ lệ % lựa chọn giống như các tổ chức nghiên cứu về LGBT, qua khảo sát phỏng vấn sâu được biết lý do lựa chọn nhiều như thế này vì: “Theo cô thì ai cũng có thể là người đồng tính, vì cháu gái cô chưa bao giờ nghĩ nó hiền lành, chăm chỉ học hành, con nhà gia giáo như thế lại đi thích một đứa con gái khác làm cùng công ty. Nghe tin cả nhà cô đều thấy sốc lắm, đặc biệt là bố mẹ, ông bà khóc suốt ngày vì nó”. (PVS, nữ, 36 tuổi)

Kết quả trên còn thể hiện, trong cộng đồng vẫn có những quan điểm khác về người đồng tính. Quan điểm cho rằng người đồng tính có thể là những người làm trong ngành nghệ thuật, giải trí (chiếm 42,3%). Sở dĩ có quan điểm này vì trong ngành nghệ thuật, giải trí, môi trường làm việc và lối suy nghĩ thoải mái hơn, con người dễ bộc lộ bản thân, và được nhiều người biết tới. Đặc biệt, xu hướng công khai giới tính trong ngành nghệ thuật cũng như những thông tin luôn được báo chí săn đón liên quan đến những nhân vật nổi tiếng trong nghề này rất phổ biến. Chính vì vậy, với riêng ngành nghề này, dễ gây nhầm tưởng người đồng tính nữ chủ yếu làm ở lĩnh vực giải trí, nghệ thuật. Ngoài ra, các ý kiến khác coi đồng tính là một dạng bệnh bẩm sinh (27,6%) do kiến thức về lĩnh vực này chưa chính xác… Một số ý kiến của các bạn trẻ thì đều cho rằng người đồng tính nữ là những người thích nổi tiếng, tạo scandal (chiếm 15,6%), và 32.5% nhiều người ở độ tuổi trung niên lựa chọn đồng tính nữ là người thiếu chín chắn, bồng bột.

Cách nhìn nhận về người đồng tính nữ vẫn còn có những quan điểm chưa chính xác cùng với việc hạn chế trong nhận thức về nữ đồng tính, cộng đồng sinh sống đưa ra những quan điểm đánh giá như sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của cộng đồng người đồng tính nữ

TT Quan điểm

Ý kiến Đồng

tình

Tỷ lệ

%

Phản đối

Tỷ lệ

% 1 Đồng tính nữ là một bệnh, cần phải chữa trị và

có thể chữa được

107 35,6 131 43,7

2 Người đồng tính nữ là bất bình thường. 116 38,7 95 31,7 3 Đồng tính nữ là trào lưu, có thể học theo, lây

lan.

123 41 189 63

4 Quan hệ tình cảm của người nữ đồng tính không bền vững, dễ thay đổi

93 31 78 26

5 Người đồng tính nữ thường ăn mặc, biểu hiện khác với giới tính thật của mình

152 50,7 67 22,3

6 Người đồng tính nữ là người có vấn đề khiếm quyết về giới tính khi sinh

164 54,7 34 11,3

7 Đống tính nữ là một phần của đa dạng tình dục, không phải là bệnh

157 52,3 93 31

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, xuất phát từ cách gọi, từ nhận diện người đồng tính nữ là ai, từ quan điểm về họ, có thể phần nào thấy được những cách hiểu, cách nghĩ chưa đúng của cộng đồng dành cho người đồng tính nữ. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, đồng tính không phải là bệnh mà là một phần của đa dạng tính dục tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn vào bảng kết quả 2.2 cho thấy, 35,6%

lựa chọn đồng tính nữ là bệnh và cần được chữa trị. Đây vẫn là những quan điểm chưa đúng khi vẫn còn cho rằng đồng tính là bệnh. Ngoài ra vẫn còn nhiều quan điểm không thiện cảm với những người đồng tính như: Đồng tính nữ là trào lưu, có thể học theo, lây lan chiếm 41% hay quan điểm người đồng tính nữ là bất bình thường chiếm 38,7%.Ngoài ra cũng còn có những quan điểm đồng tình cho đồng tính nữ là người có vấn đề khiếm khuyết về giới tính khi sinh chiếm 54,7%. Từ

những cách hiểu này sẽ phần nào là cơ sở cho sự kỳ thị, coi người đồng tính không giống với những người dị tính khác. Giải thích thêm về quan điểm của nhiều người cho rằng quan hệ tình cảm của người đồng tính không bền vững, dễ thay đổi. Có thể lý giải theo hai cách sau: Đầu tiên, do khả năng bị nhầm lẫn giữa người nữ yêu nữ với người song tính (người nữ yêu được cả nam và nữ) nên khi người nữ đang yêu nữ, bị hấp dẫn bởi người nam khác, chia tay với người nữ, đến với người nam sẽ bị đánh giá là không bền vững. Thứ hai, do tính chất đặc điểm xã hội ít nhiều tác động tới người đồng tính. Bản thân họ khi yêu vẫn phải chịu áp lực từ phía gia đình, cộng đồng… đặc biệt với những người đồng tính nữ chưa công khai phải sống giấu kín xu hướng tính dục của bản thân. Để tránh bị lộ diện, họ phải che dấu bằng cách kết hôn với người khác giới. Nói cách khác, yêu nhưng không thể tiến tới hôn nhân nên bị đánh giá là không bền vững. Bên cạnh đó, về mặt tình cảm, dù là người dị tính hay đồng tính, cũng sẽ có những người yêu không chung thủy hoặc lừa dối trong chuyện tình cảm. Tuy nhiên, đây chỉ là cá thể, không thể gộp chung cho cả nhóm người đồng tính và nhìn nhận tình cảm của họ là không bền vững và dễ thay đổi.

Thực tế, tình yêu của người đồng tính cũng giống như tình yêu của người dị tính, đều xuất phát từ những yếu tố cơ bản tình cảm, tâm hồn, thể chất… Tuy nhiên tỷ lệ những người phản đối cách nhìn nhận chưa đúng về người đồng tính cũng chiếm tỷ lệ khá cao cho thấy nhận thức về người đồng tính đã phần nào được cộng đồng xã hội chấp nhận trên khía cạnh nào đó.

Một phần của tài liệu Những khó khăn của người đồng tính nữ trong quá trình khẳng định xu hướng tính dục của bản thân (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)