Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tiền lương của một số nước
Tiền lương của LLVT Trung Quốc là điển hình cho việc trả lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm và chức vụ. Tiền lương cơ bản được xác định theo cấp hàm và chức vụ (lương cấp hàm cộng lương chức vụ), tỷ trọng bố trí lương cấp hàm trong lương
chiếm khoảng 70 – 80%; độ tăng tiền lương của một bậc so với bậc dưới trong hệ thống cấp bậc, chức vụ như sau:
- Độ tăng tiền lương của một cấp bậc quân hàm so với cấp bậc quân hàm dưới liền kề trong hệ thống cấp bậc quy định thường khoảng từ 25 – 44%, cụ thể: cấp úy khoảng 33%, cấp tá khoảng 44%, cấp tướng khoảng 25%.
- Độ tăng tiền lương của một bậc chức vụ so với chức vụ dưới liền kề (tính theo hạn năm giữ chức) khoảng từ 5 đến 6,5%, cụ thể: Trung đội trưởng bậc hai so với Trung đội trưởng bậc một khoảng 5%; chức vụ Đại đội trưởng bậc tám so với Đại đội trưởng bậc bảy khoảng 6% [8].
Đặc điểm cơ bản của tiền lương LLVT Trung Quốc khi thực hiện theo bảng lương quân hàm và chức vụ là: Được bổ nhiệm chức thì lên quân hàm ngay, thâm niên được tính vào lương cơ bản (mỗi cấp quân hàm có nhiều bậc lương thâm niên) và thường 02 năm nâng lương một lần. Được hưởng phụ cấp thâm niên trong thời gian tại ngũ.
Ngoài tiền lương cơ bản thì sĩ quan LLVT Trung Quốc còn được hưởng nhiều khoản phụ cấp có giá trị cao như: Trợ cấp xa vợ (chồng); phụ cấp cán bộ cơ sở; trợ cấp đối với sĩ quan đảm nhiệm công tác ở những đơn vị đặc biệt; phụ cấp khuyến khích phục vụ quốc phòng – an ninh nhằm thu hút và ngăn chặn đội ngũ sĩ quan là cán bộ khoa học – kĩ thuật sang các ngành khác…
1.4.2. Tiền lương đối với lực lượng vũ trang của Philippines
Tiền lương được xây dựng dựa trên cấp bậc quân hàm là chính. Đặc điểm của tiền lương theo phương pháp này là:
- Thứ nhất, tiền lương cơ bản được xác định theo hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan (gồm có ba cấp: Cấp úy, cấp tá và cấp tướng); mỗi cấp thường có từ hai đến bốn bậc, mỗi bậc quân hàm có một mức lương chuẩn. Độ tăng tiền lương của một cấp bậc quân hàm so với bậc quân hàm dưới liền kề trong hệ thống cấp bậc hàm thường khoảng từ 15 đến 25 %, cụ thể: cấp úy tăng khoảng 15%, cấp tá tăng khoảng 25%, cấp tướng tăng khoảng 20%; cấp tá so với cấp úy tăng khoảng 7%, cấp tướng so với cấp tá tăng khoảng 22% [8].
- Thứ hai, phụ cấp thâm niên trong thời gian phục vụ trong LLVT là không thể thiếu trong chế độ tiền lương quân hàm nhằm khuyến khích cho những người phục vụ trong LLVT.
Phụ cấp thâm niên này nằm trong tiền lương cơ bản của sĩ quan.
Ngoài tiền lương cơ bản, sĩ quan LLVT Philipines còn được hưởng mười một khoản phụ cấp khác nhau như: Trợ cấp trượt giá, trợ cấp khu vực, trợ cấp chiến đấu, trợ cấp tư trang… Nói chung đây là những khoản trợ cấp đền bù, khuyến khích những người trực tiếp phục vụ, chiến đấu trong các vùng có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu đối với người phục vụ trong những lực lượng đặc biệt.
1.4.3. Nhận xét về chính sách tiền lương đối với lực lượng vũ trang ở các nước
- Thứ nhất, tiền lương cơ bản của sĩ quan sau 4 – 5 năm đào tạo ra trường được phong cấp bậc hàm Thiếu úy cao hơn khoảng 2 lần so với lao động có cùng thời gian đào tạo không công tác trong LLVT;
- Thứ hai, ngoài các khoản phụ cấp, trợ cấp được hưởng như lao động trong khu vực nhà nước có cùng điều kiện làm việc, lao động trong LLVT được hưởng nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp có thu nhập cao. Những khoản phụ cấp, trợ cấp này đã đóng góp đáng kể trong thu nhập đối với những người lao động, phục vụ trong LLVT.
Hệ thống tiền lương LLVT của các nước đều được xây dựng cho từng loại đối tượng: sĩ quan, nhân viên kĩ thuật, binh sĩ. Đối với sĩ quan và nhân viên kĩ thuật được hưởng lương, tiền lương phụ thuộc vào cấp bậc hàm, thâm niên phục vụ, trình độ, trách nhiệm, gồm: lương cơ bản cộng các khoản phụ cấp, trợ cấp. Lương cơ bản là khoản lớn nhất trong tiền lương của sĩ quan, nhân viên kĩ thuật và được quy định cao hơn so với các thành phần lao động khác; chênh lệch giữa độ tăng lương mỗi cấp trong hệ thống cấp bậc sĩ quan theo tỷ lệ bình quân khoảng 15%.
Đối với binh sĩ ở các nước đều thực hiện theo chế độ sinh hoạt phí. Trong thời gian tại ngũ, binh sĩ được đảm bảo chế độ ăn, mặc theo chế độ cung cấp hiện vật và hưởng phụ cấp sinh hoạt phí theo niên hạn phục vụ.
Nghiên cứu CSTL của các nước trên, chúng ta có thể rút ra một số điểm sau:
Một là, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đối với lao động của LLCAND. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn nên sự đãi ngộ chưa được tương xứng như LLVT của các nước.
Hai là, về cấu trúc CSTL của LLCAND tương đối giống với LLVT các nước.
Tuy nhiên, tỉ lệ các khoản phụ cấp ưu đãi trong cơ cấu tiền lương của LLVT nhân dân còn thấp so với các nước. Do đó, cần nâng các mức phụ cấp và bổ sung thêm một số khoản phụ cấp riêng biệt trong hệ thống CSTL của LLCAND nhằm bù đắp và khuyến khích lao động trong LLCAND.
* Kết luận Chương 1
Khái quát hóa một số vấn đề lý luận về tiền lương, CSTL trong CAND và chỉ ra vai trò của CSTL đối với LLCAND. Qua đó, khẳng định CSTL là yếu tố quan trọng chi phối trong việc xây dựng LLCAND; chỉ ra căn cứ khoa học để hoạch định CSTL trong LLCAND, đồng thời hệ thống hóa các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung của CSTL của LLCAND. Từ đó, cho ta thấy được Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến CSTL của LLCAND trong tiến trình cách mạng. Tổng kết kinh nghiệm thực hiện CSTL của các nước đối với LLVT là cơ sở tham chiếu khi đổi mới CSTL ở Việt Nam nói chung và đối với LLVT nói riêng.