Tổng quan chính sách tiền lương đối với lực lượng Công an nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tiền lương trong lực lượng công an nhân dân (Trang 37 - 42)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY

2.1. Tổng quan chính sách tiền lương đối với lực lượng Công an nhân dân

2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội khi xây dựng chính sách tiền lương đối với lực lượng Công an nhân dân

CSTL của LLCAND được xây dựng cùng với đề án cải cách CSTL của Nhà nước, trong điều kiện: "Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt" [12].

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc khó lường, nhất là trong lúc Việt Nam bắt đầu tham gia vào quá trình toàn cầu hóa mà trước hết là đang trong giai đoạn đàm phán để gia nhập WTO với tiềm lực và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thậm chí ngay trên thị trường trong nước còn rất thấp. Do đó, đặt ra cho nước ta nhiều thách thức lớn, đan xen và diễn biến phức tạp, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn tồn tại. Trong khi đó tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ công chức, trong đó có cả những cán bộ cao cấp nên tình trạng tham nhũng, lãng phí không hề giảm mà còn diễn biến với quy mô ngày càng lớn và nghiêm trọng.

Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối ngoại đạt được nhiều thành tích nhưng còn một số mặt hạn chế. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các LLVT chưa được phát huy đầy đủ. Ở một số địa bàn còn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Công tác dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể thiếu chặt chẽ.

Với điều kiện KTXH còn nhiều khó khăn như vậy thì một loạt các vấn đề về KTXH đòi hỏi phải được hoàn thiện cho phù hợp, trong đó có CSTL. CSTL là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách KTXH, nó vừa liên quan trực tiếp đến lợi ích, thói quen và tâm lý của một bộ phận đông đảo người lao động, vừa ảnh hưởng đến sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. CSTL đúng, có căn cứ khoa học là động lực quan trọng, trực tiếp góp phần bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để từng bước thích ứng với sự "chuyển mình" của nền KTXH trong từng giai đoạn, năm 1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP và nghị định số 26/CP, ngày 23/4/1993 tạm thời thực hiện CSTL mới đối với cán bộ, công chức viên chức, trong đó có LLCAND.

Tuy nhiên, qua một số năm thực hiện cũng có những bất hợp lý vì tình hình KTXH liên tục thay đổi và với tốc độ ngày càng nhanh, trong khi đó CSTL lại chậm được sửa đổi, bổ sung và không bao giờ thay đổi kịp thời. Chính vì vậy, đến năm 2004, Chính phủ đã ban hành hai nghị định: Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 thay thế hai nghị định nêu trên.

Ngày 26/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT nhân dân. Với Nghị định mới được ban hành đã cơ bản khắc phục được những bất hợp lý lớn trong CSTL năm 1993 và so với Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của đất nước nên trong quá trình nghiên cứu giải quyết vấn đề tiền lương đã nảy sinh các ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng CSTL ngay lập tức phải đảm bảo đủ sống và đủ để khuyến khích nhân tài, nhưng muốn thực hiện được thì ngân sách nhà nước phải có nguồn thu lớn và liên tục hoặc phải giảm ngay một số lớn đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng với điều kiện khó khăn của đất nước hiện nay, không thể thực hiện CSTL mang tính cải mạnh mẽ được, mà chỉ nên đưa ra những biện pháp "che chắn" nhằm bảo đảm cuộc sống cho công chức, viên chức và LLVT. Trước những ý kiến trái ngược này, việc cải cách CSTL năm 2016 không thể thực hiện được hết những mong muốn đề ra mà cần phải từng bước tiếp tục hoàn thiện. Do vậy, sau khi thống nhất, ngày 11/11/2016, Quốc hội thông qua Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước đến năm 2017 xác định mức lương cơ sở điều chỉnh từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng so với năm 2016.

2.1.2. Những ưu điểm của chính sách tiền lương đối với lực lượng Công an nhân dân hiện nay

Mặc dù trong bối cảnh KTXH có những khó khăn và quan điểm về tiền lương còn những ý kiến trái ngược nhau. Nhưng xét tổng thể, CSTL của LLCAND hiện nay đã cơ bản đáp ứng được những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc của CSTL nói chung và của CSTL đối với LLCAND nói riêng. CSTL đối với LLCAND hiện nay về cơ bản là tiến bộ, phù hợp với cơ chế thị trường, xóa bỏ dần chế độ bao cấp, bảo đảm sự công bằng hơn trong phân phối thông qua tiền lương, khắc phục một bước cơ bản tính bình quân trong tiền lương. Điều đó hết

sức quan trọng, đặt cơ sở, nền móng cho đổi mới CSTL của LLCAND khi đất nước có sự thay đổi về kinh tế và xã hội. Đồng thời thúc đẩy cải cách các chính sách có liên quan đến tiền lương bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình cải cách, gắn cải cách tiền lương với cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, tiêu chuẩn hóa đội ngũ sĩ quan lãnh đạo chỉ huy, tiến tới tiêu chuẩn hóa tất cả các chức danh công việc trong toàn LLCAND.

Mặc dù điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn nhưng Nhà nước đã dành những khoản chi rất lớn cho chi trả tiền lương, phụ cấp và trợ cấp. Theo dự toán, năm 2016 tổng chi để thực hiện cải cách CSTL cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã chiếm 13,055 nghìn tỷ đồng trong tổng chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 (1,273,200 nghìn tỷ đồng). Chính điều đó đã làm cho CSTL đối với LLCAND cơ bản thực hiện được quan điểm, nguyên tắc đề ra nên không những quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động mà còn thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về lao động và đãi ngộ đối với LLCAND; thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội đối với đội ngũ những người làm nhiệm vụ của Nhà nước, của xã hội đối với đội ngũ những người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, TTATXH. Chính sách ưu đãi đó được xây dựng tương đối phù hợp với tính chất, đặc điểm lao động đặc biệt của LLCAND - LLVT cách mạng, góp phần cải thiện một bước cơ bản đời sống CBCS và nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật trong công tác, chiến đấu và rèn luyện của CBCS; ngăn ngừa và làm giảm những hành vi tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật trong bộ máy. Từ đó nâng cao vị thế của lao động LLCAND, được xã hội thừa nhận và tôn trọng. Đây là vấn đề rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà nó còn tác động rất tích cực đến tâm tư, tình cảm của CBCS Công an và còn tác động tích cực đến cả gia đình của họ (bố mẹ, vợ con, người thân).

Tiền lương đã tạo được đòn bẩy kích thích CBCS hăng say, tận tụy với công việc.

Đồng thời góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước về xóa bỏ bao cấp, thực hiện phân phối công bằng hơn, tạo động lực tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác, tăng trưởng kinh tế, thay đổi phương thức quản lý của Nhà nước về lao động, tiền lương theo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

CSTL đãi ngộ cao đối với LLCAND đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao quy mô và chất lượng đội ngũ CBCS Công an, thể hiện ở các mặt sau đây:

Trước hết, nó đã tạo ra sự hấp dẫn nghề nghiệp, thu hút một bộ phận lớn học sinh, trong đó có nhiều học sinh khá giỏi, đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi đăng ký dự thi vào các trường trong LLCAND ngày càng tăng lên, thể hiện qua các số liệu sau:

Bảng 2.1. Số lượng đăng ký dự thi vào trường CAND từ năm 1992 đến 2015 Năm

Thống kê

1992 1993(*) 1995 2000 2005 2010 2015 Số lượng học sinh

đăng ký dự thi (người)

4.560 8.846 11.679 15.808 29.996 36.757 92.939

* Năm bắt đầu thực hiện CSTL ưu đãi đối với LLCAND Nguồn: Cục Đào tạo, BCA

Hai là, tạo "sức hút" mạnh mẽ đối với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ ở các ngành khác hoặc học sinh tốt nghiệp ở các trường ngoài gia nhập LLCAND, cụ thể:

Bảng 2.2. Số lƣợng tuyển dụng vào LLCAND từ năm 1992 đến 2015 Năm

Thống kê 1992 1993 1995 2000 2005 2009 2015 Số lượng tuyển dụng từ ngoài ngành

vào công tác trong LLCAND (người) 716 1.224 3.071 3.907 3.935 4.207 8.000

Nguồn: Cục Tổ chức cán bộ, BCA

Với sự thu hút từ hai nguồn như trên đã tạo ra tốc độ tăng quy mô rất cao trong LLCAND, cụ thể:

Bảng 2.3. Tỷ lệ tăng quy mô của LLCAND từ năm 1993 đến 2015 Năm

Thống kê 1993(*) 1995 2000 2005 2009 2014 2015 Tỷ lệ (%) tăng quy mô

của LLCAND(* 104,19 112,65 121,66 127,20 125,88 131,14 168,23

* So với năm gốc là 1992

Nguồn: Cục Tổ chức cán bộ, BCA

Ba là, cùng với việc tăng lên về số lượng thì chất lượng đội ngũ sĩ quan trong LLCAND cũng có sự tăng lên qua các năm, cụ thể:

Bảng 2.4. Tỷ lệ trình độ học vấn của LLCAND

Năm Tỷ lệ (%)

Trước

1993 1993 1995 2000 2005 2009 2011 2015 Cán bộ Công an

có trình độ đại học trở lên

11,26 12,30 13,84 25,69 32,39 38,89 44,16 45,40

Cán bộ Công an có trình độ trung cấp

40,27 35,20 30,80 30,20 26,87 48,09 40,07 42,01

Nguồn: Cục Tổ chức cán bộ, BCA

Như vậy, với những ưu điểm cơ bản của CSTL đối với LLCAND đã đạt được như trên, chỉ cần bổ sung, hoàn chỉnh thêm một số điểm là có thể hoàn thiện CSTL trong LLCAND giai đoạn tới.

2.1.3. Những hạn chế cần khắc phục trong thực hiện chính sách tiền lương đối với lực lượng Công an nhân dân hiện nay

- Việc thay đổi CSTL theo cơ chế mới, coi trả lương là khoản đầu tư cho phát triển là đúng và cần thiết, tuy nhiên do nền kinh tế của chúng ta chưa phát triển, khả năng ngân sách dành chi cho quốc phòng và an ninh còn hạn chế. Do đó, các nhu cầu ăn, ở, đi lại… đưa vào trong cơ cấu lương tối thiểu còn ở mức thấp, nên chỉ có ý nghĩa trong phân tích, tính toán, còn trên thực tế ý nghĩa rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc tiền tệ hóa tiền lương còn một số khoản chưa được thực hiện triệt để mà vẫn được phân phối có tính bao cấp như: nhà ở của một số đối tượng, phương tiện đưa đón làm việc, điện thoại nhà riêng, phụ cấp phục vụ… Vì vậy, việc quán triệt quan điểm tiền tệ hóa và đưa đủ các yếu tố vào cơ cấu tiền lương chưa được thực hiện tốt.

- Quan điểm về giải quyết các mối quan hệ đồng bộ giữa CSTL và các chính sách liên quan khác, đặc biệt là giữa CSTL với cải cách hành chính là rất quan trọng, nó vừa là tiền đề, điều kiện, vừa là mối quan hệ nhân quả của quá trình cải cách tiền lương.

Nhưng quan điểm này chưa được thể hiện đầy đủ và chưa có các giải pháp tích cực để đạt được mục tiêu đề ra.

- Đối với một bộ phận sĩ quan có trình độ nhưng tiền lương không đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu và không còn là nguồn thu nhập chính của người lao động cho nên không khuyến khích, động viên đội ngũ sĩ quan làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây là nhược điểm lớn nhất của chế độ tiền lương hiện hành, vừa làm mất tác

dụng của chế độ tiền lương, vừa là nguyên nhân gây ra nạn "chảy máu chất xám" trong LLCAND. Đối với một bộ phận cán bộ khác thì tiền lương thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, sách nhiễu. Khi tiền lương không còn là nguồn sống chính thì có không ít cán bộ sĩ quan chỉ lấy làm việc trong LLCAND là chỗ dựa để làm ngoài. Tình trạng khá phổ biến là thu nhập ngoài lương ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của cán BCA, trong đó có cả từ nguồn thu không hợp pháp. Đây là việc làm không tốt cần phải loại trừ. Để làm được việc này thì CSTL phải có những đổi mới cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tiền lương trong lực lượng công an nhân dân (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)