Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách tiền lương đối với lực lượng Công an nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tiền lương trong lực lượng công an nhân dân (Trang 68 - 76)

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

3.2. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách tiền lương đối với lực lượng Công an nhân dân

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tiền lương 3.2.1.1. Về tiền lương tối thiểu

Tiền lương tối thiểu có vai trò rất quan trọng, nó là "lưới an toàn" chung cho những người làm công ăn lương trong xã hội. Do đó, phải có CSTL tối thiểu khoa học, phù hợp thực tiễn để tiền lương tối thiểu là công cụ bảo hộ người lao động. Bảo đảm mối quan hệ thực sự giữa mức lương tối thiểu - trung bình và tối đa để chống lại xu hướng gia tăng về bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập. Có thể nói, nếu không xây dựng được một CSTL tối thiểu phù hợp thì việc thay đổi các thang bảng lương dù có cố gắng bao nhiêu cũng làm cho CSTL không có nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống.

Như trên đã tìm hiểu, tiền lương tối thiểu được xây dựng trên cơ sở bảo đảm các nhu cầu tối cần thiết của con người là ăn, mặc, ở, đi lại, nuôi con, sinh hoạt văn hóa…

Do đó, tiền lương đó phải là tiền lương thực tế.

Giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi giá cả sinh hoạt có biến động tăng lên, cơ cấu tiêu dùng thay đổi, dẫn đến sự giảm sút tiền lương thực tế. Bên cạnh đó còn nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tiền lương thực tế còn do có sự chênh lệch giá giữa các vùng, miền trong nước.

Tuy nhiên, hiện nay CBCS trong toàn LLCAND (sinh sống và làm việc ở các vùng khác nhau trong nước) chỉ áp dụng một mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, trong khi thường xảy ra sự thiếu ăn khớp hoặc thậm chí sự giãn cách khá lớn giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế nên dẫn đến sự thất vọng với mục đích tiền lương cải thiện cuộc sống.

Để khắc phục những tồn tại trong tiền lương tối thiểu, tác giả xin đề xuất giải pháp sau:

Một là, tập trung xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương trong LLCAND (tách lương ra khỏi cấp bậc hàm theo chỉ đạo của Bộ Chính trị), các chính sách đối với các lực lượng đặc thù, công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi khó khăn gian khổ, thu hút nhân tài, áp dụng một số chế độ trả lương, phụ cấp cho CBCS.

Hai là, tiền lương tối thiểu do Chính phủ quy định nên đề nghị Chính phủ phải xác định tiền lương tối thiểu sao cho bảo đảm tiền lương tối thiểu thực tế sát với tiền lương danh nghĩa. Tiền lương tối thiểu phải đảm bảo sức mua của nó trên cơ sở giá cả tiêu dùng của từng thời kỳ. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên thì tiền lương tối thiểu cũng sẽ tự động được điều chỉnh tăng tương ứng chứ không theo một lộ trình điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu một cách cứng nhắc và mang tính chủ quan như hiện nay.

Ngoài ra, Chính phủ phải trực tiếp can thiệp bằng các chính sách cụ thể để bảo hộ mức lương thực tế cho người lao động thông qua các biện pháp như: khuyến khích trợ cấp lương cho người lao động khi giá tiêu dùng tăng, ban hành các quy chế trích quỹ phúc lợi cho các đơn vị, thưởng tháng lương 13…

Ba là, quy định mức lương tối thiểu cho cán BCA đóng ở các vùng, khu vực khác nhau bằng hệ số điều chỉnh tính trên mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để bảo đảm mức sống của người lao động.

Từ phân tích cơ cấu tiền lương tối thiểu nêu trên thì trong tiền lương tối thiểu, một tỷ lệ lớn để chi phí cho ăn để tái sản xuất sức lao động. Trong khi đó, lao động của LLCAND là lao động nặng nhọc, độc hại nên chi cho ăn càng chiếm tỷ lệ cao, thường chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Vì vậy, tiền lương tối thiểu đối với LLCAND phải được áp dụng cao hơn mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Theo kết quả đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, mức tiền lương tối thiểu thực trả cho người lao động ở trong các doanh nghiệp thường cao hơn tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định từ 1,28 lần đến 2,33 lần tùy theo địa bàm đóng của doanh nghiệp [29]. Mặt khác, đối với cán bộ công chức, viên chức nói chung, LLCAND nói riêng đã được Chính phủ cho áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với tiền lương tối thiểu chung [32]. Tuy nhiên, đến nay các Bộ, ngành được Chính phủ giao xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung vẫn chưa thực hiện xác định hệ số điều chỉnh.

Từ những cơ sở nêu trên, việc xác định các vùng giá của Vụ Tài chính - BCA để tính mức tiền ăn cho cán bộ, chiến sỹ trong LLCAND, đề nghị phân thành 04 vùng và hệ số điều chỉnh tăng thêm so với tiền lương tối thiểu chung tương ứng với mỗi vùng như sau:

Bảng 3.1. Hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu của các vùng

Vùng Địa bàn đóng quân của công an các đơn vị Hệ số điều chỉnh 1 Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bà

Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, Cần Thơ và các đảo

1,60

2 Các thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố còn lại 1,40 3 Các huyện đồng bằng thuộc các tỉnh, thành phố (trừ

các tỉnh, thành phố thuộc vùng 1)

1,30

4 Các huyện miền núi, vùng cao thuộc các tỉnh, thành phố (trừ các tỉnh, thành phố thuộc vùng 1)

1,20

Ví dụ, với mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định hiện nay cho khu vực vùng IV là: 2.580.000 đồng/tháng thì mức tiền lương tối thiểu của vùng IV là:

2.580.000 đồng/tháng x 1,20 = 3.906.000 đồng/tháng.

Thực hiện hệ số điều chỉnh tiền lương theo vùng đối với phạm vi của LLCAND sẽ đảm bảo cuộc sống cho CBCS khi phải chuyển vùng công tác do điều động, tạo thuận lợi cho công tác cán bộ trong LLCAND. Tuy nhiên, xét về mặt vĩ mô, nếu Nhà nước quy định hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng còn góp phần điều hòa sự phân bố lao động và đầu tư hợp lý giữa các vùng, ngành.

3.2.1.2. Khắc phục những bất hợp lý về lương và các chế độ phụ cấp a. Khắc phục những bất hợp lý về lương

* Lương của SQ, HSQ NV

Qua thời gian thực hiện bảng lương cấp hàm của SQ, HSQ NV, có thể nói trong điều kiện hiện nay thì bảng lương cấp hàm là tương đối phù hợp điều kiện của LLCAND.

Những bất hợp lý "tiềm ẩn" của bảng lương cấp hàm hiện nay tuy chưa gây ảnh hưởng nhiều nhưng trong một vài năm tới sẽ trở thành những cản trở lớn cho việc xây dựng LLCAND từng bước chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Do vậy, trong luận văn của mình, tác giả đề xuất giải pháp khắc phục ngay những bất hợp lý trong bảng lương cấp hàm hiện nay, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục trong những năm tới.

- Giải pháp thực hiện trước mắt: Giữ nguyên bản lương cấp hàm SQ, HSQ NV hiện nay, chỉ thực hiện điều chỉnh bảng nâng lương cấp bậc hàm; cụ thể:

+ Mở rộng việc nâng lương cấp bậc hàm thêm một lần (lần 3) để tránh tình trạng sĩ quan được nâng lương lần 2 nhưng tuổi đời còn trẻ và có năng lực tiếp tục công tác mà không được nâng lương;

+ Thực hiện nâng lương lần 2 đối với cấp bậc hàm Thiếu tướng, Trung tướng vì việc thăng cấp bậc hàm cao hơn rất hạn chế;

+ Điều chỉnh mức tăng tiền lương giữa các bậc lương vượt khung. Đảm bảo mức tăng tiền lương mỗi lần vượt khung bằng khoảng 70% mức tăng tiền lương khi được thăng cấp bậc hàm.

Trên cơ sở đó, bảng nâng lương cấp bậc hàm đối với sĩ quan NV như sau:

Bảng 3.2. Bảng nâng lương cấp hàm của SQ, HSQ NV STT Cấp hàm Hệ số nâng lương cấp bậc hàm

Lần 1 Lần 2 Lần 3

1 Đại tướng 11,00 Không nâng lương Không nâng lương 2 Thượng tướng 10,40 Không nâng lương Không nâng lương

3 Trung tướng 9,80 10,04 Không nâng lương

4 Thiếu tướng 9,20 9,60 Không nâng lương

5 Đại tá 8,40 8,80 9,20

6 Thượng tá 7,70 8,10 8,50

7 Trung tá 7,00 7,40 7,80

8 Thiếu tá 6,40 6,80 7,20

9 Đại úy 5,80 6,20 6,60

10 Thượng úy 5,4 5,70 6,10

Đồng thời với việc sửa bảng nâng lương cấp hàm cần xây dựng hệ thống chức vụ chuẩn trong LLCAND và quy định hệ số phụ cấp của các chức vụ đó. Điều chỉnh tăng các mức phụ cấp chức vụ để thể hiện đúng mức độ trách nhiệm của mỗi chức vụ.

- Giải pháp thực hiện lâu dài: Xây dựng bảng lương của SQ, HSQ NV dựa trên 2 yếu tố: “Chức vụ và cấp bậc quân hàm” (theo chỉ đạo của Bộ Chính trị sẽ tách lương khỏi quân hàm trong LLVT) thay vì các tính căn cứ vào “cấp bậc hàm và chức vụ” như hiện nay.

Trong đó: Lương chức vụ chiếm tỷ lệ 70% - 80%

Lương cấp hàm chiếm tỷ lệ 20% - 30%

Mỗi ngạch lương chức vụ (chức danh) sẽ có một số bậc lương thâm niên. Khi được bổ nhiệm chức danh cao hơn thì được chuyển ngạch lương. Đồng thời, phải xây dựng khung cấp hàm cho từng chức danh. Việc thăng cấp, nâng lương cấp bậc hàm cơ bản thực hiện theo quy định hiện hành.

Thực hiện theo phương án này sẽ bảo đảm công bằng hơn, vừa quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, vừa thể hiện được tính đặc thù của LLCAND. Tuy nhiên, để thực hiện được phương án này phải thực hiện được hệ thống chức danh, tiêu chuẩn cho từng vị trí công tác; từng đơn vị, địa phương.

* Lương của SQ, HSQ CMKT

Điều chỉnh mức lương (khởi điểm) của nhóm II ngạch CMKT trung cấp và nhóm II ngạch CMKT sơ cấp cho hợp lý, tránh tình trạng cấp học khác nhau lại hưởng hệ số lương như nhau; cụ thể:

Bảng 3.3. Bảng lương SQ, HSQ CMKT trung cấp, sơ cấp STT Chức danh BẬC

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2

CMKT trung cấp*

Nhóm

I 3,50 3,80 4,10 4,40 4,70 5,00 5,30 5,60 5,90 6,20 Nhóm

II 3,30 3,60 3,90 4,20 4,50 4,80 5,10 5,40 5,70 6,00

3

CMKT sơ cấp*

Nhóm

I 3,20 3,45 3,70 3,95 4,20 4,45 4,70 4,95 5,20 5,45 Nhóm

II 3,00 3,25 3,50 3,75 4,00 4,25 4,50 4,75 5,00 5,25

Đồng thời, sửa đổi niên hạn xét thăng cấp, nâng bậc lương CMKT cho tương ứng với niên hạn xét thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương của SQ, HSQ NV; cụ thể:

- Bậc 1, 2 ngạch cao cấp; bậc 1 đến 3 ngạch trung cấp và sơ cấp: Niên hạn bậc lương 02 năm.

- Từ bậc 3 đến bậc 9 ngạch cao cấp; từ bậc 4 đến bậc 10 ngạch trung cấp và sơ cấp: Niên hạn nâng bậc lương 03 năm.

- Từ bậc 10 đến bậc 12 ngạch cao cấp: Niên hạn nâng bậc lương 04 năm.

Bên cạnh đó, để CSTL thực sự có ý nghĩa động viên đối với SQ, HSQ CMKT, tránh tâm lý suy bì giữa lực lượng NV với lực lượng CMKT thì phải sửa đổi cả những quy định về phong, thăng cấp bậc hàm CMKT. Qua nhiều năm nghiên cứu về chế độ phong, thăng cấp bậc hàm cho sĩ quan và HSQ CMKT, tác giả đề xuất việc phong, thăng cấp bậc hàm như sau:

- Trước hết, về trần cấp bậc hàm của sĩ quan CMKT: Căn cứ hệ thống cấp bậc hàm của sĩ quan CMKT quy định tại Luật CAND, đề nghị xác định trần cấp bậc hàm của sĩ

+ Sĩ quan CMKT cao cấp được thăng cấp bậc hàm tối đa đến Thượng tá.

+ Sĩ quan CMKT trung cấp được thăng cấp bậc hàm tối đa đến Thiếu tá.

+ Sĩ quan CMKT sơ cấp được thăng cấp bậc hàm tối đa đến Đại úy.

- Thứ hai, cùng với việc quy định cấp bậc hàm tối đa cần xác định cấp bậc hàm SQ, HSQ CMKT ứng với mỗi bậc lương trong bảng lương. Đảm bảo hệ số lương của mỗi cấp bậc hàm SQ, HSQ CMKT tương đương hệ số lương của cấp bậc hàm của SQ, HSQ NV.

* Lương của CNCA

Hiện nay CNCA đang thực hiện theo các bảng lương của công nhân, viên chức có ngành nghề tương tự nhau. Tuy nhiên, thực tế công việc CNCA đảm nhận có những đặc thù riêng không giống hoàn toàn với CNCA trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Vì vậy, trong lâu dài cần nghiên cứu để xây dựng bảng lương riêng cho CNCA. Còn trong thời gian trước mắt, tiếp tục nghiên cứu để áp dụng theo các thang, bảng lương của Nhà nước quy định theo đúng ngành nghề, công việc mà CNCA đảm nhận.

Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung ngay mức phụ cấp ưu đãi phục vụ trong LLCAND (phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh) 70% để phù hợp với tính chất của một số công việc đặc thù CNCA đảm nhiệm và tương xứng với mức phụ cấp Nhà nước quy định cho cán bộ, viên chức công tác ở các trường chuyên biệt.

b. Khắc phục những bất hợp lý trong chế độ phụ cấp

Có nhiều chế độ phụ cấp, bồi dưỡng hiện nay còn phù hợp. Do đó, với những chế độ phụ cấp này tiếp tục được duy trì nhưng phải điều chỉnh mức hưởng cho phù hợp hơn với tính chất, điều kiện công tác của các đối tượng được hưởng.

Đề nghị lấy mức tiền lương tối thiểu làm cơ sở để tính hệ số phụ cấp. Khi mức tiền lương tối thiểu được Nhà nước điều chỉnh thì các mức phụ cấp sẽ tự động điều chỉnh tương ứng. Như vậy, đảm bảo được ý nghĩa của chế độ phụ cấp. Trên cơ sở đó sẽ sửa đổi, bổ sung các chế độ theo hướng: Quy định mức phụ cấp cho từng nhóm đối tượng có công việc cùng điều kiện, tính chất lao động; cụ thể:

- Chế độ bồi dưỡng đối với CBCS phòng, chống tội phạm về ma túy (hiện đang hưởng theo một trong 02 mức 200.000 đồng và 150.000 đồng/người/tháng) được áp dụng theo một trong 02 mức: 0,80 và 0,60 so với mức lương tối thiểu vùng.

- Chế độ bồi dưỡng đối với CBCS tiến hành hoạt động điều tra: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và cán bộ điều tra khác (hiện đang hưởng mức 120.000 đồng/người/tháng) được áp dụng theo một trong 03 mức: 0,80; 0,60 và 0,40 so với mức lương tối thiểu vùng.

- Chế độ phụ cấp quản lý trại giam, trại tạm giam áp dụng đối với CBCS công tác tại trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng; trại tạm giam, nhà tạm giữ do BCA quản lý (hiện đang được thực hiện các chế độ: Phụ cấp quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ theo các mức 25%, 15% và 55 tính trên lương cấp bậc hàm; Chế độ bồi dưỡng đối với CBCS trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh cho đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS theo các mức 120.000 đồng và 100.000 đồng/người/tháng) được áp dụng theo một trong 05 mức: 1,40; 1,20; 1,00; 0,70 và 0,60 so với mức lương tối thiểu vùng.

- Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc: sĩ quan bảo vệ tiếp cận; lái xe tiếp cận;

lái xe hộ tống các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước được thực hiện phụ cấp theo một trong 02 mức: 0,50 và 0,30 so với mức lương tối thiểu vùng.

- Cùng với các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng theo ngày, tháng, năm; cần nghiên cứu có các chế độ đãi ngộ theo vụ, việc cho phù hợp với từng thời kỳ.

Đối với CBCS ở một số lực lượng, như: Cảnh sát hình sự, cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cảnh sát cơ động, cảnh sát phản ứng nhanh (cảnh sát 113), cảnh sát điều tra, tình báo hoạt động ở các huyện vùng cao biên giới, trinh sát an ninh công tác ở vùng cao, hải đảo… hiện đang đảm nhiệm các công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, nguy hiểm, có mức tiêu hao năng lượng lớn, đề nghị được thực hiện cung cấp năng lượng từ 3.800 kcal đến 4.000 kcal/ngày để đủ bù đắp năng lượng đã tiêu hao trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

3.2.2. Hoàn thiện việc thực hiện chính sách tiền lương

Muốn loại bỏ tính cào bằng, dàn đều của CSTL hiện nay, bên cạnh việc sửa đổi những tồn tại trong hệ thống bảng lương vả các chế độ phụ cấp cho phù hợp với điều kiện hiện nay thì khâu tổ chức thực hiện cũng cần phải có những thay đổi. Tổ chức thực hiện tốt sẽ làm cho CSTL phát huy hết vai trò và ý nghĩa của nó. Từ những tồn tại trong tổ chức thực hiện trong LLCAND nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp để khắc phục như sau:

3.2.2.1.Công tác phổ biến, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện

Hệ thống CSTL đối với LLCAND rất rộng, đối tượng được thụ hưởng CSTL lại đông. Do vậy, để việc thực hiện chính sách cho CBCS được đúng và kịp thời thì việc tuyên truyền, phổ biến để hiểu đúng và thực hiện nhanh chóng là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, công an các đơn vị, địa phương luôn có sự thay đổi cán bộ làm công tác chính sách. Những người mới tiếp nhận thường không nắm bắt được ngay những quy định của Nhà nước và của BCA về chế độ tiền lương và phụ cấp đang thực hiện. Hơn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tiền lương trong lực lượng công an nhân dân (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)