Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tiền lương của lực lượng Công an nhân dân
2.2.1. Tiền lương tối thiểu
Mục tiêu của tiền lương tối thiểu chung (hay còn gọi là lương cơ sở) nhằm bảo đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần để tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng cho những người lao động làm công ăn lương, phù hợp với khả năng chi trả của người sử dụng lao động và bảo đảm quan hệ hợp lý với mặt bằng tiền công của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đồng thời để chống sự bóc lột quá mức đối với những người lao động không có trình độ tay nghề hoặc những người lao động trong các ngành, nghề có cung - cầu lao động bất lợi trong thị trường là hoàn toàn đúng. Việc xác định mức tiền lương tối thiểu được tiếp cận có căn cứ khoa học và tổng hợp hơn, sát với thực tế đời sống phù hợp với khả năng nền kinh tế. Trong tiền lương tối thiểu đã loại bỏ được các khoản phân phối ngoài tiền lương chi từ ngân sách Nhà nước cho cán bộ công chức nói chung, SQ, HSQ Công an nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tiền lương tối thiểu hiện nay còn một số những hạn chế:
- Theo lộ trình cải CSTL của Nhà nước thì mục tiêu của tiền lương tối thiểu phải
"phù hợp với kinh tế thị trường" và "phải gắn với chỉ số giá sinh hoạt". Để đạt mục tiêu này và đáp ứng được nhu cầu tối thiểu thì theo tính toán của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thì tiền lương tối thiểu chung năm 2016 là: 1.210.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/7/2017, lương tối thiểu chung chính thức tăng lên 1.300.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2016). Như vậy, có thể thấy mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu là đúng nhưng so với mức tiền lương này thì trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay là khá so với sức phát triển của nền kinh tế cho nên tính khả thi bị hạn chế.
- Việc quy định áp dụng thống nhất mức tiền lương tối thiểu cho CBCS công an công tác ở những địa bàn khác nhau, lĩnh vực công tác khác nhau là không phù hợp vì vậy đã làm giảm sút tiền lương thực tế.
- Mức lương tối thiểu so với nhu cầu của người lao động và mục tiêu đặt ra là quá thấp, không đủ chi cho nhu cầu thiết yếu của bản thân người lao động. Việc quy định mức lương tối thiểu hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào khả năng ngân sách nhà nước, chưa tôn trọng thực tế mức tiền công đã hình thành trên thị trường và các kết quả nghiên cứu khoa học (ví dụ: mức tiền lương tối thiểu chung áp dụng cho CBCS công tác trên địa bàn Hà Nội hiện nay là 1.210.000 đồng/người/tháng, trong khi đó mức tiền công thấp nhất để thuê người lao động làm công việc giản đơn nhất cũng phải trên 3.000.000 đồng/người/tháng).
- Chưa làm rõ những căn cứ, điều kiện để xây dựng và áp dụng mức lương tối thiểu chung theo vùng, ngành.
- Việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu thường là do "áp lực" của xã hội và vãn bị coi là một gánh nặng của ngân sách nhà nước. hễ nói đến tăng tiền lương là nói đến không đảm bảo cân đối ngân sách, nhất là không cân đối do phải tăng ngân sách rất lớn trong khu vực LLVT. Quan điểm này đã dẫn đến việc đặt tiền lương không được coi là động lực để phát huy hiệu quả và năng suất lao động, dẫn đến duy trì mức lương tối thiểu thấp, không gắn với kết quả cong việc và không kích thích CBCS yên tâm gắn bó với nghề nghiệp của mình.
2.2.2. Lương, bảng lương và chế độ phụ cấp áp dụng 2.2.2.1. Lương
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định tiền lương, phụ cấp đối với công chức, viên chức và LLVT đã quy định các bảng lương, phụ cấp áp dụng đối với SQ, HSQ trong LLCAND, cụ thể:
- Bảng lương của SQ, HSQ NV;
- Bảng lương của SQ, HSQ CMKT;
- Tiền lương và phụ cấp đối với CNCA;
- Phụ cấp cấp bậc hàm đối với HSQ, CSNV;
- Các chế độ phụ cấp khác.
Trong đó, các bảng lương và chế độ phụ cấp thâm niên là vấn đề cốt lõi của CSTL đối với LLCAND. Sự ưu đãi hay không ưu đãi, đảm bảo hay không đảm bảo những quan điểm, nguyên tắc trong CSTL được thể hiện qua các bảng lương và phụ cấp cho các đối tượng hưởng lương.
Vì vậy, để đánh giá được CSTL đối với LLCAND ta đi vào từng bảng lương và các chế độ phụ cấp đang được thực hiện trong LLCAND hiện nay, từ đó thấy được những kết quả đạt được cũng như những bất hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị sửa đổi cho hoàn thiện.
2.2.2.2. Các bảng lương
* Bảng lương và phụ cấp lãnh đạo của SQ, HSQ NV:
Bảng lương của SQ, HSQ NV CAND được xác định theo cấp bậc hàm từ Hạ sĩ đến Đại tướng, cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Bảng lương cấp hàm của SQ, HSQ NV
STT Cấp bậc quân hàm Hệ số lương Từ 01/01 -
30/6/2017 Từ 01/7 - 31/12/2017
1 Đại tướng 10.4 12,584,000 13,520,000
2 Thượng tướng 9.8 11,858,000 12,740,000
3 Trung tướng 9.2 11,132,000 11,960,000
4 Thiếu tướng 8.6 10,406,000 11,180,000
5 Đại tá 8.0 9,680,000 10,400,000
6 Thượng tá 7.3 8,833,000 9,490,000
7 Trung tá 6.6 7,986,000 8,580,000
8 Thiếu tá 6.0 7,260,000 7,800,000
9 Đại úy 5.4 6,534,000 7,020,000
10 Thượng úy 5.0 6,050,000 6,500,000
11 Trung úy 4.6 5,566,000 5,980,000
12 Thiếu úy 4.2 5,082,000 5,460,000
13 Thượng sĩ 3.8 4,598,000 4,940,000
14 Trung sĩ 3.5 4,235,000 4,550,000
15 Hạ sĩ 3.2 3,872,000 4,160,000
Nguồn: Thư viện pháp luật (http://thuvienphapluat.vn)
Sĩ quan khi đã được thăng đến cấp bậc hàm cao nhất quy định cho chức vụ đảm nhiệm thì được nâng lương cấp bậc hàm như sau:
Bảng 2.6. Bảng nâng lương cấp hàm của SQ, HSQ NV
STT Cấp bậc quân hàm Nâng lương lần 1 Nâng lương lần 2
1
Đại tá
Hệ số lương 8.4 8.6
Từ 01/01 - 30/6/2017 10,164,000 10,406,000 Từ 01/7 - 31/12/2017 10,920,000 11,180,000
2
Thƣợng tá
Hệ số lương 7.7 8.1
Từ 01/01 - 30/6/2017 10,164,000 10,406,000 Từ 01/7 - 31/12/2017 10,010,000 10,530,000
3
Trung tá
Hệ số lương 7.0 7.4
Từ 01/01 - 30/6/2017 8,470,000 8,954,000 Từ 01/7 - 31/12/2017 9,100,000 9,620,000
4
Thiếu tá
Hệ số lương 6.4 6.8
Từ 01/01 - 30/6/2017 7,744,000.0 8,228,000.0 Từ 01/7 - 31/12/2017 8,320,000.0 8,840,000.0
5
Đại úy
Hệ số lương 5.8 6.2
Từ 01/01 - 30/6/2017 7,018,000 7,502,000 Từ 01/7 - 31/12/2017 7,540,000 8,060,000
6
Thƣợng úy
Hệ số lương 5.4 5.7
Từ 01/01 - 30/6/2017 6,473,500.0 6,897,000.0 Từ 01/7 - 31/12/2017 6,955,000.0 7,410,000.0
Bảng nâng lương đối với sĩ quan cấp tướng STT Cấp bậc quân hàm Hệ số nâng lương (1 lần)
1 Đại tướng 11.0
2 Thượng tướng 10.4
3 Trung tướng 9.8
4 Thiếu tướng 9.2
Nguồn: Thư viện pháp luật (http://thuvienphapluat.vn)
Đối với sĩ quan lãnh đạo chỉ huy được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, mức phụ cấp được hưởng cao hay thấp tùy thuộc vào chức vụ đảm nhiệm. Mức phụ cấp của các chức vụ cơ bản trong LLCAND được xác định theo bảng dưới đây. Căn cứ mức phụ cấp của các chức vụ cơ bản này, BCA xác định mức phụ cấp cho các chức vụ còn lại trên cơ sở xác định chức vụ tương đương.
Bảng 2.5. Bảng lương cấp hàm của SQ, HSQ NV STT Chức danh lãnh đạo Hệ
số Từ 01/01 - 30/6/2017 Từ 01/7 - 31/12/2017
1 Bộ trưởng 1,50
2 Tổng tham mưu trưởng 1.40 1,694,000 1,820,000
3 Tư lệnh quân khu 1.25 1,512,500 1,625,000
4 Tư lệnh quân đoàn 1.10 1,331,000 1,430,000
5 Phó tư lệnh quân đoàn 1.00 1,210,000 1,300,000
6 Sư đoàn trưởng 0.90 1,089,000 1,170,000
7 Lữ đoàn trưởng 0.80 968,000 1,040,000
8 Trung đoàn trưởng 0.70 847,000 910,000
9 Phó trung đoàn trưởng 0.60 726,000 780,000
10 Tiểu đoàn trưởng 0.50 605,000 650,000
11 Phó tiểu đoàn trưởng 0.40 484,000 520,000
12 Đại đội trưởng 0.30 363,000 390,000
13 Phó đại đội trưởng 0.25 302,500 325,000
14 Trung đội trưởng 0.20 242,000 260,000
Nguồn: Thư viện pháp luật (http://thuvienphapluat.vn)
Bên cạnh tiền lương theo cấp bậc hàm và phụ cấp theo chức vụ đảm nhiệm thì SQ, HSQ NV được thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên. Khoản phụ cấp này được tính đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm nên được coi là tiền lương cơ bản, thể hiện sự ưu đãi đặc biệt đối với LLVT nói chung, LLCAND nói riêng. Tiền lương tổng ngạch (bao gồm lương cấp hàm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ) của SQ, HSQ NV bằng khoảng 1,8 lần tiền lương tổng ngạch của cán bộ, công chức trong khu vực hành chính sự nghiệp.
Với chế độ tiền lương đối với SQ, HSQ NV này đã giải quyết cơ bản những bất hợp lý tồn tại trong chế độ tiền lương ở các giai đoạn trước. Tiền lương của CBCS đã có yếu tố ưu đãi của LLVT và gần tương xứng với tính chất, đặc điểm lao động công an, khẳng định
tính chất vũ trang của lao động công an, phân biệt rõ lao động công an khác biệt hoàn toàn với lao động của các ngành, nghề khác trong xã hội.
Bên cạnh những mặt đạt được, cũng còn những tồn tại, bất hợp lý, đó là:
- Trong LLCAND có nhiều loại hình lao động với những tính chất, đặc điểm, yêu cầu công tác khác nhau. Có loại hình lao động của lực lượng trực tiếp chiến đấu (như các đơn vị tình báo, an ninh, cảnh sát), có loại hình lao động của lực lượng phục vụ, hỗ trợ đảm bảo cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, cho lãnh đạo, chỉ huy (như tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, khoa học kỹ thuật…) nên yêu cầu về trình độ nghề nghiệp và điều kiện lao động cũng rất khác nhau, cường độ lao động và mức độ phức tạp của lao động giữa các bộ phận, giữa các đơn vị khác nhau. Nhưng SQ, HSQ chỉ áp dụng chung theo 01 bảng lương, do vậy thể hiện tính bình quân rất cao, chưa phân biệt được tính đặc thù của mỗi loại lao động trong công an. Cùng một cấp bậc hàm nhưng đảm nhiệm các công việc có độ phức tạp khác nhau, thậm chí có trường hợp làm công việc có độ phức tạp thấp lại có hệ số lương (theo cấp hàm) cao hơn đồng chí làm công việc có độ phức tạp cao.
- Có những lực lượng trực tiếp chiến đấu công việc đòi hỏi tính vũ trang chiến đấu cao, từng giờ từng phút sẵn sàng trong tư thế tấn công tội phạm, căng thẳng, đấu trí, đấu lực với đối tượng đấu tranh. Lao động của họ là thường xuyên, liên tục, bất kể ngày đêm, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết… Địa bàn hoạt động của họ diễn ra ở trong nước và nước ngoài, ở thành phố, nông thôn, đồng bằng, miền núi và hải đảo. Bên cạnh đó, bộ phận làm công tác phục vụ, hỗ trợ đảm bảo cho lực lượng trực tiếp chiến đấu có tính chất công việc đơn giản hơn nhiều; địa bàn hoạt động thường được xác định trong phạm vi hẹp, công việc mang tính hành chính, giới hạn trong những giờ hành chính thế nhưng cũng được hưởng chế độ lương (theo cấp hàm) như lực lượng trực tiếp chiến đấu.
- Bảng nâng lương cấp bậc hàm chỉ có hai lần, trong khi đó sĩ quan được nâng đến lần hai thì tuổi đời còn rất trẻ, chưa đủ tuổi giải quyết chế độ hưu trí. Nếu thực hiện chế độ xuất ngũ thì rất thiệt thòi cho SQNV. Còn tiếp tục công tác thì nhiều năm công tác tiếp theo không được nâng bậc lương nào.
- Mức phụ cấp chức vụ trong kết cấu tiền lương còn thấp, chưa thể hiện được mức độ trách nhiệm của sỹ quan lãnh đạo, chỉ huy ở từng cấp.
* Bảng lương của SQ, HSQ CMKT
Bảng lương được xây dựng tương ứng với 3 cấp trình độ (căn cứ vào độ phức tạp của công việc) sơ cấp, trung cấp và cao cấp; ở mỗi cấp trình độ có 2 nhóm lương, mỗi nhóm có 1 bậc lương chuẩn và các bậc lương thâm niên. Ta có thể thấy qua bảng lương sau:
Bảng 2.8. Bảng lương của SQ, HSQ CMKT
TT Chức danh BẬC
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp
a
Nhóm 1
Hệ số lương 3.9 4.2 4.6 4.9 5.3 5.6 6.0 6.3 6.7 7.0 7.4 7.7
Từ 01/01 -
30/6/2017 4,658,500 5,082,000 5,505,500 5,929,000 6,352,500 6,776,000 7,199,500 7,623,000 8,046,500 8,470,000 8,893,500 9,317,000 Từ 01/7 -
31/12/2017
5,005,000 5,460,000 5,915,000 6,370,000 6,825,000 7,280,000 7,735,000 8,190,000 8,645,000 9,100,000 9,555,000 10,010,000
b
Nhóm 2
Hệ số lương 3.7 4.0 4.4 4.7 5.1 5.4 5.8 6.1 6.5 6.8 7.2 7.5
Từ 01/01 -
30/6/2017 4,416,500 4,840,000 5,263,500 5,687,000 6,110,500 6,534,000 6,957,500 7,381,000 7,804,500 8,228,000 8,651,500 9,075,000 Từ 01/7 -
31/12/2017 4,745,000 5,200,000 5,655,000 6,110,000 6,565,000 7,020,000 7,475,000 7,930,000 8,385,000 8,840,000 9,295,000 9,750,000
2 Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp
a
Nhóm 1
Hệ số lương 3.5 3.8 4.1 4.4 4.7 5.0 5.3 5.6 5.9 6.2
Từ 01/01 - 30/6/2017
4,235,000 4,598,000 4,961,000 5,324,000 5,687,000 6,050,000 6,413,000 6,776,000 7,139,000 7,502,000 Từ 01/7 -
31/12/2017 4,550,000 4,940,000 5,330,000 5,720,000 6,110,000 6,500,000 6,890,000 7,280,000 7,670,000 8,060,000
b
Nhóm 2
Hệ số lương 3.2 3.5 3.8 4.1 4.4 4.7 5.0 5.3 5.6 5.9
Từ 01/01 -
30/6/2017 3,872,000 4,235,000 4,598,000 4,961,000 5,324,000 5,687,000 6,050,000 6,413,000 6,776,000 7,139,000 Từ 01/7 -
31/12/2017 4,160,000 4,550,000 4,940,000 5,330,000 5,720,000 6,110,000 6,500,000 6,890,000 7,280,000 7,670,000
3 Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp
a
Nhóm 1
Hệ số lương 3.2 3.5 3.7 4.0 4.2 4.5 4.7 5.0 5.2 5.5
Từ 01/01 -
30/6/2017 3,872,000 4,174,500 4,477,000 4,779,500 5,082,000 5,384,500 5,687,000 5,989,500 6,292,000 6,594,500 Từ 01/7 -
31/12/2017 4,160,000 4,485,000 4,810,000 5,135,000 5,460,000 5,785,000 6,110,000 6,435,000 6,760,000 7,085,000
b
Nhóm 2
Hệ số lương 3.0 3.2 3.5 3.7 4.0 4.2 4.5 4.7 5.0 5.2
Từ 01/01 -
30/6/2017 3,569,500 3,872,000 4,174,500 4,477,000 4,779,500 5,082,000 5,384,500 5,687,000 5,989,500 6,292,000 Từ 01/7 -
31/12/2017 3,835,000 4,160,000 4,485,000 4,810,000 5,135,000 5,460,000 5,785,000 6,110,000 6,435,000 6,760,000
Nguồn: Thư viện pháp luật (http://thuvienphapluat.vn)
SQ, HSQ CMKT được hưởng phụ cấp thâm niên như SQ, HSQ NV. Do đó, tiền lương tổng ngạch của SQ, HSQ CMKT bằng khoảng 1,7 lần tiền lương tổng ngạch của cán bộ, công chức khu vực hành chính sự nghiệp có cùng công việc.
Việc quy định SQ, HSQ CMKT có bảng lương riêng và ưu đãi như SQ, HSQ NV là bước đột phá trong chế độ tiền lương của đội ngũ SQ, HSQ CMKT. Vì theo quy định trước đây, sĩ quan CMKT áp dụng bảng lương của cán bộ công chức có cùng công việc.
Tuy nhiên, ngay trong bảng lương áp dụng đối với SQ, HSQ CMKT cũng có bất hợp lý:
- Bảng lương SQ, HSQ CMKT được xây dựng dựa trên 2 yếu tố: độ phức tạp về lao động và mức tiêu hao lao động. Vì vậy, đối với các công việc có mức tiêu hao lao động tương đương thì công việc có độ phức tạp lao động cao (đòi hỏi thời gian đào tạo dài hơn) phải có mức lương cao hơn công việc có độ phức tạp lao động thấp. Do đó, quy định mức lương (khởi điểm) của nhóm II, CMKT ngạch trung cấp bằng mức lương (khởi điểm) của nhóm I, CMKT ngạch sơ cấp là chưa hợp lý (mức lương khởi điểm của nhóm lương ở trình độ cao lại bằng mức lương khởi điểm của nhóm lương ở trình độ thấp), cụ thể: Bậc I nhóm II của ngạch lương trung cấp bằng bậc 1, nhóm I của ngạch lương sơ cấp (cùng hệ số là 3,20), trong khi người có trình độ trung cấp phải qua đào tạo 2-3 năm, nhưng người có trình độ sơ cấp chỉ phải qua đào tạo trong mấy tháng.
- Niên hạn nâng bậc lương cào bằng và dàn đều là 03 năm ở tất cả các nhóm lương, ngạch lương, trong khi niên hạn nâng bậc lương của SQ, HSQ NV là 02, 03 hoặc 04 năm tùy thuộc cấp hàm. Như thế đã tạo ra tâm lý so bì thua thiệt ở đối tượng SQ, HSQ CMKT.
- Hiện nay, đội ngũ CMKT trong lực lượng vẫn thực hiện phong, thăng cấp bậc hàm cho SQ, HSQ CMKT. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất công việc của đội ngũ CMKT chủ yếu làm các công việc mang tính phục vụ cho chiến đấu chống tội phạm.
Mặt khác, bảng lương đối với đội ngũ CMKT lại căn cứ theo nhóm, ngạch lương, mỗi bậc lương không gắn tương ứng với một cấp hàm như đối với SQ, HSQ NV. Vì vậy, việc phong, thăng cấp bậc hàm cho đội ngũ CMKT cần nghiên cứu cho phù hợp với bảng lương để không làm giảm ý nghĩa của cấp bậc hàm.
* Đối với CNCA
Thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp như công nhân, viên chức nhà nước cùng ngành nghề; được hưởng phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng theo một trong hai mức 30% hoặc 50% tính trên mức lương ngạch, bậc.
Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng là khoản phụ cấp ưu đãi để động viên khuyến khích cho những người làm công tác phục vụ, đảm bảo cho những hoạt động thường ngày của SQ, HSQ trong lực lượng. Tuy vậy, chế độ phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh chỉ có 02 mức, trong khi đó CNCA phải làm việc trong nhiều ngành nghề có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khác nhau; trên nhiều lĩnh vực, địa bàn khác nhau nên việc quy định diện đối tượng ở từng mức còn mang tính bình quân cào bằng. Qua so sánh với chế độ phụ cấp cho cán bộ, viên chức nhà nước công tác tại các trường chuyên biệt thì Công an (là đối tượng được ưu tiên do phục vụ trong lực lượng an ninh, quốc phòng) lại không được ưu đãi bằng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp cao nhất tới mức 70%
ở một số ngành.
Hơn thế nữa, hưởng phụ cấp này thì không được hưởng chế độ tiền lương làm đêm, làm thêm giờ… và cũng không được tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm. Do đó, thực chất tiền lương của CNCA chưa được cải thiện đáng kể so với cán bộ công chức nhà nước; chưa phản ánh được thâm niên quá trình phục vụ của CNCA.
* Đối với HSQ, CSNV
Được đảm bảo chế độ ăn, mặc theo định lượng thống nhất và hưởng sinh hoạt phí theo cấp bậc hàm, như sau: Bảng 2.9. Bảng phụ cấp của HSQ, CSNV
STT Cấp bậc quân hàm Hệ số Từ 01/01 - 30/6/2017 Từ 01/7 - 31/12/2017 1 Thượng sĩ 0.70 847,000 910,000 2 Trung sĩ 0.60 726,000 780,000 3 Hạ sĩ 0.50 605,000 650,000 4 Binh nhất 0.45 544,500 585,000 5 Binh nhì 0.40 484,000 520,000
Nguồn: Thư viện pháp luật (http://thuvienphapluat.vn)
Mức phụ cấp và định lượng ăn được nâng cao hơn trước, đảm bảo nhu cầu tối thiểu và có một phần để chi cho các hoạt động sinh hoạt văn hóa của HSQ, CSNV. Trong điều kiện hiện nay, mức phụ cấp quy định trên đây đã phù hợp.
2.2.2.3. Các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng
Khi xây dựng chế độ tiền lương và phụ cấp cho lực lượng thì chưa ban hành Luật CAND, nhưng Pháp lệnh An ninh nhân dân và Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân đã có quy định: CBCS làm nhiệm vụ có tính chất đặc thù thì còn được hưởng các khoản phụ cấp khác. Do đó, CBCS còn được Nhà nước cho hưởng thêm một số chế độ phụ cấp đặc thù áp dụng cho từng đối tượng cụ thể.
Theo thống kê, LLCAND được thực hiện trên mười chế độ phụ cấp. Các chế độ phụ cấp này tạm được phân theo hai loại là phụ cấp thể hiện sự ưu đãi cho toàn LLCAND (phụ cấp thâm niên) và phụ cấp ưu đãi cho từng bộ phận đảm nhiệm công tác hết sức đặc thù trong lực lượng như bảo vệ tiếp cận, phụ cấp trại giam, bồi dưỡng cho CBCS làm nhiệm vụ quản lý chăm sóc phạm nhân nhiễm HIV/AIDS trong các trại giam, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Phụ cấp thâm niên là một chế độ ưu đãi đặc biệt chỉ riêng LLVT, tạo ra một phần thu nhập quan trọng cho CBCS, mức phụ cấp khởi điểm là 5% tiền lương cấp bậc hàm và không hạn chế mức tối đa.
Các chế độ phụ cấp đặc thù là những chế độ được quy định mới, thể hiện sự ưu đãi đặc biệt đối với lao động của CBCS trong tình hình mới. Chế độ đãi ngộ này đã chú ý đến những đối tượng cụ thể có những đặc điểm lao động riêng biệt (hoạt động trong môi trường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nặng nhọc, nguy hiểm) cần phải được động viên, hỗ trợ về vật chất tương xứng với những cống hiến, hy sinh của CBCS. Mức phụ cấp đặc thù đã bước đầu phản ánh được chế độ phụ cấp đãi ngộ, đã hợp lý hơn trước, thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt đời sống và công tác của những đối tượng được thụ hưởng.
Bên cạnh các chế độ phụ cấp nêu trên thì chế độ bồi dưỡng và chế độ ăn theo định lượng cao cho các lực lượng đặc thù cũng được ban hành nhằm bù đắp ở mức nhất định những năng lượng tiêu hao trong hoạt động của CBCS. Đó là:
- Chế độ bồi dưỡng cho cán bộ giám định viên khi tham gia giám định tử thi với mức bồi dưỡng theo vụ việc: từ 10.000 đồng đến 150.000 đồng/người.
- Bồi dưỡng cho CBCS tham gia thi hành án tử hình với mức từ 15.000 đồng đến 22.000 đồng/người/trường hợp.
- Bồi dưỡng cho CBCS làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm về ma túy với mức 150.000 đồng/người/tháng hoặc 200.000 đồng/người/tháng.
- Phụ cấp cho CBCS trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh cho đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS: mức 400.000 đồng và 500.000 đồng/người/tháng (Quyết định số 43/2015/QĐ-TTg, ngày 16/9/2015).
- Chế độ bồi dưỡng đảm bảo an toàn giao thông đối với CBCS làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông: 300.000 đồng/người/tháng.
- Ngoài ra còn một số chế độ phụ cấp khác như độc hại nguy hiểm, khu vực, phụ cấp đặc biệt...