Đánh giá việc thực hiện chính sách tiền lương đối với lực lượng Công

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tiền lương trong lực lượng công an nhân dân (Trang 54 - 66)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY

2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách tiền lương đối với lực lượng Công

2.3.1. Đánh giá chính sách tiền lương 2.3.1.1. Tiền lương tối thiểu

CSTL đáng lẽ phải xác định bằng giá trị, nhưng từ năm1993 đến nay, chúng ta thường xác định theo hệ số, vì thời điểm những năm 1993, tốc độ lạm phát rất lớn nên tiền lương thực tế bị giảm rất nhanh nên nếu quy định theo mức tiền thì mỗi lần điều chỉnh sẽ phải điều chỉnh hết tất cả các mức lương, điều này sẽ phức tạp và mất thời gian nên quyết định xác định theo hệ số và mức lương cơ sở. Các quốc gia khác hầu hết xác định tiền lương theo giá trị tiền, nhưng ở Việt Nam hoàn cảnh, điều kiện, tình hình còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên xác định tiền lương theo hệ số. Tuy nhiên cách xác định này cũng có những ưu nhược điểm của nó. Nhược điểm là: khó điều chỉnh theo từng nhóm. Năm 2015 mới thí điểm tăng 8,3% cho đối tượng HSL dưới 2,34, nhưng tăng cả thì ko đủ ngân sách.

Mức lương cơ sở được xác định dựa trên tình hình ngân sách quốc gia, nhưng thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. (Hiện Hội đồng tiền lương Quốc gia đã quyết định tăng mức lương tối thiểu 12,4%. Thực tế: 01/5/2016 tăng 5,22% từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng), trước đó mức lương tối thiểu đang áp dụng ở cơ sở sản xuất hiện nay từ 2.200.000 đồng - 3.300.000 đồng (đáp ứng khoảng 70-75% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động), khối hưởng lương từ ngân

sách nhà nước có mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng càng không thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động.

Mức lương cơ sở thực hiện trong LLCAND được triển khai theo Thông tư số 24/2016/TT-BCA ngày 21/6/2016 của BCA là 1.210.000 đồng. Vấn đề đang đặt ra, đối với Công nhân, lao động hợp đồng trong CAND hưởng theo ngạch nhân viên…bắt đầu làm việc xếp bậc 2 (HSL: 1,18 x ( 1.150.000 x 25% phụ cấp công vụ x 50% phụ cấp ANPQ = 2.219.000 đồng, chỉ bằng mức tối thiểu), số này hiện đang có hoàn cảnh hết sức khó khăn mà BCA cũng chưa có cách nào khắc phục, xử lý.

- Hiện nay, đối với LLVT, HSL luôn được Đảng và Nhà nước ưu đãi (gấp 1,8 lần so với HSL hành chính sự nghiệp ngoài ngành), nên đời sống cũng đỡ khó khăn hơn.

1.3.1.2. Tiền lương và chế độ phụ cấp áp dụng a. Về tiền lương

Qua gần 30 năm đổi mới, hệ thống văn bản quy định về chính sách tiền lương của LLCAND được hoàn thiện tương đối đầy đủ, đồng bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện chế độ, chính sách cho CBCS trong tình hình mới. Chế độ tiền lương của LLCAND đã thể hiện được sự quan tâm, ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với LLVT, cụ thể là:

SQ, HSQ NV và CMKT đã có bảng lương riêng; tiền lương tổng ngạch của SQ, HSQ NV và CMKT bằng 1,8 (hoặc 1,7) lần tiền lương tổng ngạch của cán bộ, viên chức Nhà nước, tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên và không khống chế mức tối đa…

Các quy định về thăng cấp, nâng lương đã từng bước giải quyết căn bản các vướng mắc, bất hợp lý trước đây về chế độ thăng cấp, nâng lương.

BCA đã nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các quy định của Đảng, Nhà nước về chính sách tiền lương cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của LLCAND, lãnh đạo BCA đã ban hành hệ thống văn bản tương đối đầy đủ, đồng bộ, cơ bản đảm bảo tương quan chung của lực lượng vũ trang; đồng thời kịp thời điều chỉnh phù hợp với chính sách tiền lương chung của nhà nước và tính chất đặc thù của lực lượng vũ trang.

Chính sách tiền lương trong những năm qua đã có sự thay đổi phù hợp với điều kiện phát triển KTXH của đất nước và có điều chỉnh về diện và nâng trần cấp bậc hàm tương ứng với hệ số lương theo hướng có lợi cho CBCS. BCA cũng có những ưu tiên khi xét phong, thăng cấp bậc hàm đối với từng đối tượng cụ thể.

- Đối với SQ, HSQ NV, bảng lương theo cấp bậc hàm. Từ Hạ sỹ (3,2) đến Đại tướng (10,4). Khi có cấp bậc hàm cao nhất theo chức vụ, chức danh (từ Đại tá trở xuống Thượng úy) thì sẽ được nâng lên lần 1, lần 2; cấp Tướng nâng lương 1 lần, nhưng mức độ nâng giữa 2 mảng này là khác nhau: Đối với các trường hợp được

nâng lương lần 1, lần 2 (tức Đại tá trở xuống) thì mỗi lần nâng chỉ bằng 70% mức lương nếu được thăng cấp bậc hàm.

- Riêng đối với cấp hàm Đại tá nếu thăng Thiếu tướng thì HSL từ 8,0 lên 8,6, nhưng nếu Đại tá nâng lương lần 1 sẽ lên 8,4, lần 2 lên 8,6 - sở dĩ HSL Đại tá lần 2 chỉ 8,6 vì khi đó Chính phủ chưa có quy định nâng lương đối với cấp Tướng, nên để Đại tá nâng lương lần 2 cũng ko thể vượt cấp Tướng, nhưng từ năm 2013, Chính phủ ra Nghị định 117, bổ sung nâng lương cấp bậc hàm cấp Tướng nên đây cũng là 1 vấn đề tồn tại (nên để thống nhất các bậc nâng lương, Bộ đang đề xuất trình Chính phủ sửa đổi bảng lương cho Đại tá nâng lương lần 2 cũng được 70% lên 8,8).

- Đối với SQ, HSQ CMKT được hưởng theo bảng lương Quân nhân chuyên nghiệp và CMKT trong QĐ và CA (áp dụng chung). Khác với bảng lương trên, bảng lương này xây dựng theo trình độ đào tạo (ngạch Sơ cấp- Sơ cấp, đào tạo nghề, ngạch Trung cấp- Trung học và ngạch Cao cấp – Cao đẳng, Đại học trở lên). Ngạch Sơ cấp và Ngach Trung cấp có 10 bậc, Ngạch Cao cấp có 12 bậc. Trong bảng, mỗi ngạch chia thành 2 nhóm (Nhóm 1: các công việc đặc thù, Nhóm 2: các công việc còn lại);

giữa 2 nhóm này mức lương cũng chênh nhau: Sơ cấp và Trung cấp chênh nhau 1 bậc lương, Cao cấp chênh nhau 0,2. Về bậc lương khởi điểm, Sơ cấp nhóm 1 là 3,2, nhóm 2 là 2,95; Cao nhất bậc 10 Sơ cấp nhóm 1 là 5,45, nhóm 2 là 5,2…Mức tăng của Sơ cấp là 0,25, Trung cấp là 0,3 và Cao cấp là 3,5.

- Đối với HSQ, CSNV không hưởng lương mà hưởng phụ cấp theo cấp bậc hàm từ 0,4 đến 0,7 (Binh nhì: 0,4; Binh nhất 0,45… Thượng sĩ là 0,7), ngoài ra, để đảm bảo cho các sinh hoạt phí (bàn chải, chăn màn…) còn được đảm bảo chế độ tiền ăn, trang cấp.

+ Đối với CNCA, lao động hợp đồng trong LLCAND, hưởng lương từ Ngân sách: áp dụng theo bảng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cùng ngành nghề. Do diện bố trí CNCA rất hẹp nên đa số hưởng lương theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan, ít trường hợp áp dụng theo bảng lương cán sự, kỹ thuật viên, chuyên viên, kỹ sư…Đối với diên này, ngoài việc hưởng lương theo bảng lương còn được phụ cấp quốc phòng – an ninh, theo quy định là 2 mức phụ cấp là 30% và 50%. Nhưng từ 2014, xét thấy tiền lương của số công nhân, lao động hợp đồng là rất thấp nên Tổng cục Chính trị CAND đã đề xuất và được đồng ý cho số đối tượng này được hưởng phụ cấp quốc phòng – an ninh là 50% nhằm giảm bớt khó khăn.

- Đối với CNCA và lao động trong các doanh nghiệp thì hưởng lương theo kết quả sản xuất kinh doanh như các cơ sở sản xuất kinh doanh của Nhà nước, còn thang bảng lương Nhà nước ban hành chỉ là cơ sở, căn cứ để đóng và hưởng chế độ bảo hiểm.

b. Về các chế độ phong, thăng cấp, nâng bậc lương

- Chế độ phong, thăng cấp bậc hàm hàng năm: quy định tại Thông tư số 10 ngày 02/4/2007 và một số văn bản bổ sung của Bộ. Hiện tại, đang dự thảo ban hành văn bản mới theo một số thay đổi của Luật CAND 2014, cụ thể:

+ Sĩ quan giữ chức vụ cấp phó tiếp tục được xét thăng cấp bậc hàm cao nhất bằng cấp bậc hàm cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ cấp trưởng.

+ Sĩ quan giữ chức vụ Trưởng phòng, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Trung đoàn trưởng và tương đương được xét thăng cấp bậc hàm cao nhất đến Thượng tá (không được vận dụng xét thăng cấp bậc hàm Đại tá như trước đây).

+ Lãnh đạo cấp Phòng, lãnh đạo Công an cấp huyện và tương đương (có cấp bậc hàm cao nhất là Thượng tá) khi nghỉ hưu, nếu đã được thăng cấp bậc hàm Thượng tá thì được giữ nguyên thăng cấp bậc hàm Thượng tá để thực hiện chế độ hưu trí (không thăng cấp bậc hàm Đại tá).

+ Lãnh đạo cấp Đội, lãnh đạo Công an cấp phường và tương đương (có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tá); cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng khi nghỉ hưu, nếu đã được thăng cấp bậc hàm Trung tá thì được giữ nguyên thăng cấp bậc hàm Trung tá để thực hiện chế độ hưu trí (không thăng cấp bậc hàm Thượng tá).

+ Lái xe, lái tàu chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, hệ số 0,20; nếu đã được đào tạo trình độ Trung cấp trở lên và đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ Công an được chuyển diện bố trí sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ (hướng dẫn tại Công văn số 5239/X11-X33, ngày 20/5/2015 của Tổng cục III).

- Chế độ thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương khi nghỉ hưu: quy định tại Thông tư số 17 ngày 26/3/2013. Tuy nhiên, mới đây, để phù hợp với Luật CAND 2014, Tổng cục Chính trị CAND có ban hành công văn số 2213/BCA-X11, ngày 13/9/2016 về chủ trương thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương với sĩ quan khi nghỉ hưu. Theo luật CAND 2005 tại Khoản 2, Điều 24 “Sĩ quan giữ chức vụ cơ bản ở đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về ANTT thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc” nên khi nghỉ hưu nếu đã ở cấp bậc hàm cao nhất quy định theo chức vụ, chức danh thì sẽ giữ nguyên cấp bậc hàm đó (từ 01/7/2015).

- Chế độ phong, thăng cấp bậc hàm đối với Học sinh khi tốt nghiệp các trường CA: quy định tại Thông tư số 66, ngày 25/11/2009, cấp bậc hàm khởi điểm đối với từng cấp học: Đại học - Thiếu úy, Cao đẳng - Thượng sĩ, Trung cấp - Trung sĩ, Sơ cấp - Hạ sĩ. Đối với học sinh tốt nghiệp loại xuất sắc thì được phong cao hơn cấp bậc hàm khởi điểm 1 bậc; đối với học sinh giỏi thì được phong sớm trước niên hạn 1 năm. Tuy nhiên có 1 vấn đề là đối với học sinh tốt nghiệp Trung cấp, cấp bậc hàm khởi điểm là Trung sĩ, mà thời hạn từ Trung sĩ lên Thượng sĩ là 1 năm, như vậy, đối với các trường hợp học sinh giỏi được phong trước niên hạn 1 năm thì đương nhiên khi tốt nghiệp sẽ được phong hơn 1 bậc, giống với trường hợp học sinh xuất sắc.

+ Chế độ phong, thăng cấp bậc hàm đối với cán bộ, công chức, viên chức hoặc QĐND được chuyển sang công tác trong CAND: quy định tại Thông tư 69 ban hành ngày 30/12/2013. Đối với các trường hợp đã công tác tại các cơ quan ngoài theo các ngạch của cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ căn cứ vào bậc lương đã được xếp ở ngành ngoài và thời gian công tác để xếp lương và phong cấp bậc hàm trong CAND. Sở dĩ phải căn cứ vào cả 2 yếu tố để tránh trường hợp trước khi được tuyển dụng vào LLCAND thì được đơn vị cũ tạo điều kiện nâng mấy bậc lương.

Các trường hợp được phong, thăng cấp bậc hàm trước niên hạ n hoặc vượt bậc: quy định tại Luật thi đua khen thưởng và Nghi định 40, hướng dẫn luật thi đua khen thưởng:

- Học sinh tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc toàn khóa.

- Khi được danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, đạt các danh hiệu vinh dự nhà nước hoặc đạt học hàm, học vị; hoặc trong quá trình công tác, chiến đấu được tặng thưởng huân chương; hoặc đạt danh hiệu Anh hùng LLVT, Anh hùng lao động.

c. Về các chế độ, phụ cấp áp dụng

- BCA và Công an các đơn vị, địa phương đã thực hiện đầy đủ, kịp thời việc nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm và giải quyết hưởng các chế độ phụ cấp đối với CBCS, góp phần quan trọng động viên, khuyến khích CBCS hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Cùng với chính sách tiền lương, BCA đã nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đối với các đối tượng đặc thù, phụ cấp đặc biệt cho các lực lượng theo nhóm, theo ngành, theo lĩnh vực. Hiện nay có khoảng 14 nhóm chế độ phụ cấp cơ bản đang được triển khai: (1) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, chỉ huy; (2) Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, chỉ huy; (3) Phụ cấp thâm niên nghề; (4) Phụ cấp thâm niên vượt khung;

(5) Phụ cấp đối với HSQ, CSNV phục vụ từ tháng thứ 19 trở lên; (6) Phụ cấp quốc phòng – an ninh; (7) Phụ cấp đặc thù; (8) Phụ cấp ưu đãi theo nghề; (9) Phụ cấp công vụ: (10) Phụ cấp Đảng, đoàn thể; (11) Phụ cấp đặc biệt; (12) Phụ cấp khu vực; (13) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm; (14) Phụ cấp đối với CBCS và người hưởng lương trong LLVT công tác ở các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Những điểm mới trong thực hiện áp dụng các chế độ phụ cấp như:

+ Về chế độ phụ cấp đặc thù: Dừng thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2014 đối với: Cán bộ lãnh đạo Tổng cục và lãnh đạo cấp Cục; K20;

lãnh đạo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Cảnh sát PCCC (trừ các đồng chí được bổ nhiệm các chức danh: Điều tra viên, Trinh sát viên, Cảnh sát viên....); Lái xe thuộc Đội xe PH41.

+ Về chế độ phụ cấp thâm niên nghề: Bổ sung cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác ở các ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm; nhà giáo; người làm công tác dự trữ quốc gia... được cộng thời gian công tác để tính hưởng phụ cấp thâm niên trong CAND.

+ Người làm công tác cơ yếu trong CAND được hưởng phụ cấp đặc thù cơ yếu các mức từ 10% đến 25% (hướng dẫn tại Công văn số 1455/BCA-X11, ngày 12/5/2014 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 09/1014/TTLT-BQP-BNV- BTC về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu trong CAND).

+ Công an phụ trách xã trực tiếp phụ trách các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được vận dụng thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Chính phủ (thông báo tại Công văn số 432/X11-X33, ngày 09/01/2014 của Tổng cục III).

+ Điều chỉnh mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh từ 30% lên 50% đối với công nhân viên công an và lao động hợp đồng trong CAND (thông báo tại Công văn số 12142/X11-X33, ngày 21/10/2014 của Tổng cục III).

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan công an trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia thuộc Cục Kho vận, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật được thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề mức 15%

(quy định tại Thông tư số 18/2015/TT-BCA, ngày 08/5/2015 của Bộ).

+ Nâng mức bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, khám chữa bệnh đối với đối tượng nhiễm HIV/AIDS từ 100.000 đồng và 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng và 500.000 đồng/người/tháng. Bổ sung đối tượng làm công tác quản lý, lăn tay, chụp ảnh, lập chỉ bản Nhà tạm giữ; cán bộ làm

công tác trực trại, khám xét, quản lý, khai thác hồ sơ phạm nhân, can phạm, trại viên, học sinh ở các rại giam, Trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và Trường giáo dưỡng (quy định tại Quyết định số 43/2015/QĐ-TTg, ngày 16/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, khám chữa bệnh với đối tượng nhiễm HIV/AIDS).

+ Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi các mức từ 15% đến 30% (quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BCA-BNV-BTC, ngày 29/6/2015 của Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động).

- Một số phụ cấp đang đề xuất Chính phủ: phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại; phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ; phụ cấp thu hút; phụ cấp trách nhiệm. Trong đó, phụ cấp làm thêm giờ nếu có được đồng ý cũng hướng dẫn rất khó, vì ngoài nhà trường hay cơ quan tham mưu thì việc xác định giờ nghỉ giờ làm việc của một số đối tượng trong Công an là rất khó. Ví dụ: Trinh sát làm nhiệm vụ liên tục cả ngày lẫn đêm).

- Ngoài các chế độ tiền lương, phụ cấp còn một số các chế độ khác như:

+ Chế độ thanh toán tiền ko nghỉ phép hàng năm.

+ Chế độ cho LLVT tham gia các tổ, đội công tác ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và biên giới Việt – Lào.

+ Chế độ đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các trường chuyên biệt thuộc vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

+ Chế độ hỗ trợ đối với các giáo sư, phó giáo sư đang trực tiếp giảng dạy trong các trường CAND.

+ Chế độ kéo dài tuổi làm việc đối với giáo sư, phó giáo sư.

+ Đối với lĩnh vực y tế, có phụ cấp đặc thù đối với CB,CC,VC trong cơ sở y tế công lập; chế độ phụ cấp chống dịch.

+ Chế độ ưu đãi đối với sinh viên xuất sắc và cán bộ khoa học - kỹ thuật trong CAND.

+ Chế độ đối với CB trực tiếp quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh đối với đối tượng bị nhiễm HIV – AIDS.

2.3.2. Đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách tiền lương trong lực lượng Công an nhân dân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tiền lương trong lực lượng công an nhân dân (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)