CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Số liệu để tính hai tỷ số này được lấy ra từ bảng cân đối kế toán. Tỷ số thanh khoản có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các
2.3.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời (Currenent ratio)
Tỷ số thanh toán hiện thời được xác định dựa trên các số liệu được trình bày trong bảng cân đối kế toán. Tỷ số thanh toán hiện thời được xác định bằng công thức sau:
Tài sản lưu động
RC =
Các khoản nợ ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho.
- Nợ ngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỉ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là bình thường. Tuy nhiên tỉ số này còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và chu kỳ hoạt động của từng đơn vị. Một tỉ số thanh toán hiện thời quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu bởi vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Một tỉ số thanh toán hiện thời quá cao có thể nói rằng doanh nghiệp không quản lý được các tài sản lưu động của mình.
2.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh toán nhanh. Tỷ số thanh toán nhanh được xác định bằng công thức sau:
Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho
RQ =
Các khoản nợ ngắn hạn
2.3.2 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory tunrnover)
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hục và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho được tính bằng công thức sau đây:
Giá vốn hàng bán RI =
Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm Hàng tồn kho bình quân =
2
2.3.3 Kỳ thu tiền bình quân (Receiable turnover)
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân được tính như sau:
Các khoản phải thu bình quân RT =
Doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu hàng năm Doanh thu bình quân một ngày =
365
2.3.4 Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio)
Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Tỷ số này được xác định bằng công thức sau:
Doanh thu thuần RA =
Tổng giá trị tài sản bình quân
2.3.5 Hệ số lãi gộp
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, không tính đến chi phí kinh doanh. Hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí, đặc biệt là chi phí bất biến.
Ta có công thức sau:
2.3.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doang thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được xác định như sau:
Lợi nhuận ròng
ROS = x 100%
Doanh thu thuần
2.3.7 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Ta có công thức sau:
Hệ số lãi gộp
Lãi gộp Doanh thu thuần
= x 100%
Lợi nhuận/ Tổng tài sản có
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân
= x 100%
2.3.8 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số này cho biết khả năng sinh lợi của vốn tự có chung, nó đo lường tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các chủ đầu tư.
Ta có công thức:
2.3.9 Lợi nhuận trên tổng chi phí
Phản ảnh một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty càng lớn.
Ta có công thức:
Lợi nhuận/Tổng tài sản có
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
= x 100%
Lợi nhuận/Tổng chi phí
Lợi nhuận ròng Tổng chi phí
= x 100%
CHƯƠNG 3