PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY TNHH xây DỰNG điện TOÀN tâm (Trang 60 - 71)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐIỆN TOÀN TÂM

4.6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, ngoài việc xem xét về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận các

nhà phân tích còn đặc biệt chú ý đến các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Tỷ số thanh toán hiện thời:

1,3

1,9

0,9

0 0,5 1 1,5 2

lần

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ số thanh toán hiện thời

Biểu đồ 10: Tỷ lệ thanh toán hiện thời qua 3 năm 2007-2009

- Năm 2007, tỷ lệ thanh toán hiện thời là 1,3 lần. Đây là biểu hiện tình trạng công ty không đủ khả năng trả nợ. Tài sản lưu động của công ty có được như vậy là do chiếm dụng vốn của khách hàng lớn.

Bảng 4.7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2007 2008 2009

Tỷ số thanh toán hiện thời Lần 1,3 1,9 0,9

Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1,0 1,0 1,0

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Lần 8,3 2,8 4,7

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 69 128 100

Vòng quay tổng tài sản Lần 2,6 1,0 1,3

Hệ số lãi gộp % 6,6 4,4 2,6

ROS % 1,5 0,8 0,5

ROA % 2,9 0,06 0,05

ROE % 10 1,3 1,7

Lợi nhuần/Tổng chi phí % 1,5 0,8 0,5

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tỷ lệ thanh toán hiện thời năm 2008 là 1,9 lần, nghĩa là có 1,9 đồng tài sản lưu động tính cho 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả, so với năm 2007 thì cao hơn 0,6 lần, so với năm 2009 thì cao hơn 1lần. Như vậy, chỉ có năm 2008 tỷ lệ thanh toán hiện hành sắp xỉ tỷ lệ 2:1, cho thấy năm 2008 đơn vị có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Nhưng vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn do con số trên chưa vượt tỷ lệ 2:1 để đảm bảo chắc chắn là công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán.

Đến năm 2009, tỷ lệ thanh toán hiện thời thấp nhất trong 3 năm 2007- 2009 và so với năm 2008 thì giảm 1,0 lần. Khi xem xét Bảng cân đối kế toán, ta nhận thấy rằng năm nay tổng tài sản lưu động của công ty tăng 49,8% nhưng song song với sự tăng của tài sản lưu động là các khoản nợ ngắn hạn tăng là 122% với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng tài sản lưu động. Lý do là vì, mặc dù tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho và phải thu khách hàng có tăng lên và tỷ lệ tăng này làm cho tổng tài sản lưu động tăng nhưng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ không có, đồng thời tài sản ngắn hạn khác giảm tới 64,4% so với năm 2008 và tỷ lệ tăng của tài sản lưu động không bằng tỷ lệ tăng của tổng nợ ngắn hạn. Công ty vẫn chiếm dụng vốn của khách hàng quá lớn và vay ngắn hạn để đảm bảo nguồn vốn cho công ty hoạt động kinh doanh. Do đó đã làm giảm tỷ số khả năng thanh toán hiện hành. Đây là tình trạng báo động, một biểu hiện không tốt về khả năng trả nợ cần phải được khắc phục trong những năm tiếp theo.

- Tỷ số thanh toán nhanh:

1 1 1

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1

lần

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ số thanh toán nhanh

Biểu đồ 11: Tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm 2007 – 2009

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm không đổi (1,0 lần). Tỷ lệ này khá thấp so với tỷ số thanh toán hiện thời năm 2007 và năm 2008. Cho thấy khả năng thanh toán nhanh số nợ đến hạn của công ty trong 3 năm liền rất thấp.

Năm 2008, tiền gửi ngân hàng, các khoản trả trước cho người bán và hàng tồn kho tăng so với năm 2007 nhưng khoản vay ngắn hạn thì giảm tương đối ít (0,9% so với năm 2007). Tuy nhiên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm đi rất nhiều. Với tỷ số thanh toán thấp như vậy thì thật đáng lo ngại cho công ty trong việc thanh toán nhanh nợ ngắn hạn khi khách hàng có nhu cầu, nếu khách hàng đồng loạt thu hồi vốn thì công ty không có đủ khả năng để trả nợ. Đây là một vấn đề đặt ra cho công ty. Công ty cần phải có điều chỉnh tăng tài sản lưu động hợp lý và giảm thiểu lượng hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:

8,3

2,8

4,7

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

lần

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Biểu đồ 12: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm 2007 - 2009

Vòng quay hàng tồn kho chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố đó là giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân

Năm 2007, vòng quay hàng tồn kho là 8,3 lần. Nhưng đến năm 2008 tỷ số này giảm nghiêm trọng chỉ còn 2,8 lần giảm 5,5 lần so với năm 2007 cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công giảm xuống. Vì vậy sẽ tăng nguy cơ ứ động vốn gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đến năm 2009, tỷ số này tăng lên đáng kể 4,7 lần nhưng vẫn còn thấp so với năm

2007. chứng tỏ rằng qua 3 năm phân tích, chỉ có năm 2007 là công ty quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Công ty cần cố gắng kiểm soát giá trị của hàng tồn kho để cho đồng tiên có tính thanh khoản cao.

- Kỳ thu tiền bình quân

Khi xem xét hiệu quả quản lý các khoản phải thu ta phải xét đến chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân:

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy rằng năm 2007 kỳ thu tiền bình quân là 69 ngày cho biết phải mất 69 ngày để thu hồi một khoản phải thu. Đây là thời gian quá dài. Năm 2008, kỳ thu tiền bình quân tiếp tục tăng là 128 ngày tức là phải mất tới 128 ngày mới thu hồi một khoản phải thu. Hiện tượng kỳ thu tiền

69

128

100

0 20 40 60 80 100 120 140

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ngày

Kỳ thu tiền bình quân

Biểu đồ 13: Kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm 2007 – 2009

ngày càng tăng, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2009 kỳ thu tiền bình quân là 100 ngày, nghĩa là phải mất 100 ngày mới thu hồi một khoản phải thu. Đây là khoản giảm đáng kể so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu so với năm 2007 thì thời gian để thu hồi một khoản phải thu là khá dài.

- Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là doanh thu thuần và tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân:

Như chúng ta biết, nếu tỷ số này càng cao thì cho thấy công ty hoạt động càng có hiệu quả. Qua 3 năm tỷ số này tăng giảm khác nhau. Nhưng nhìn chung

2,6

1 1,3

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3

2007 2008 2009

năm

lần

Vòng quay tổng tài sản

Biểu đồ 14: Vòng quay tổng tài sản qua 3 năm 2007 - 2009

quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách nổ lực gia tăng doanh thu hoặc bán bớt đi những tài sản ứ đọng không cần thiết.

- Hệ số lãi gộp

6,6

2,6 4,4

0 1 2 3 4 5 6 7

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

%

Hệ số lãi gộp

Biểu đồ 15: Hệ số lãi gộp qua 3 năm 2007 - 2009

Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí của một doanh nghiệp cũng như thể hiện khả năng quản lý các chi phí của doanh nghiệp. Hệ số này chịu tác động bởi doanh thu thuần, lãi gộp:

Qua bảng trên ta thấy rằng lãi số lãi gộp qua ba năm giảm xuống đáng kể.

điều này là vấn đề đáng lo ngại của công ty trong việc kiểm soát chi phí. Ta thấy rằng năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 6,6 đồng lãi gộp, năm 2008 cứ

100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 4,4 đồng lãi gộp, giảm 2,2 đồng so với năm 2007, năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 2,6 đồng lãi gộp giảm 1,8 đồng so với năm 2008.

Hệ số lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số lãi gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện. Cụ thể, năm 2009 doanh thu của doanh nghiệp tăng 19.714,1 triệu đồng so với năm 2008 (số tăng tương đối là 115%) nhưng khi ta xét về hệ số lãi gộp thì năm 2009 thấp hơn năm 2008 và cả năm 2007 và mặc dù doanh thu năm 2007 thấp hơn năm 2009 nhưng hệ số lãi gộp cao hơn rất nhiều so với năm 2009.

Lợi nhuận là điều đầu tiên mà rất nhiều nhà đầu tư xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ số này cũng cho ta một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp đó. Hệ số lãi gộp, mặt khác lại có thể đem lại những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) 1,5

0,8

0,5

0 0,5 1 1,5

2007 2008 2009

Năm

ROS

%

Biểu đồ 16: Lợi nhuận ròng trên doanh thu

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu.

Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành.

Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét khía cạnh sự biến động của tỷ số này qua ba năm của công ty.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2007 là 1,5%, nghĩa là 100 doanh thu thuần tạo ra 1,5 đồng lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, năm 2008 con số này là 0,8% tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,8 đồng lợi nhuận ròng giảm 0,7 đồng so với năm 2007, năm 2009 tỷ số này là 0,5% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,5 đồng lợi nhuận, giảm 0,3 đồng so với năm 2008.

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

2,9

0,06 0,05 0

0,5 1 1,5 2 2,5 3

2007 2008 2009

Năm

%

ROA

Biểu đồ 17: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. Sau đây là bảng tính lợi nhuận ròng trên tổng tài sản qua 3 năm:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2007 là 2,9% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 2,9 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 tỷ số này là 0,06% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận ròng giảm 2,84 đồng so với năm 2007, năm 2009 tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là 0,05% tức là cứ 100 đồng tài sản tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận giảm 0,01 đồng so với năm 2008.

Qua phân tích trên ta thấy rằng tỷ số lợi nhuận ròng ngày càng giảm, cho thấy doanh nghiệp quản lý tài sản không hiệu quả. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty.

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

10

1,3 1,7

0 2 4 6 8 10

%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

ROE

Biểu đồ 18: Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số này càng cao cho biết khả năng sinh lời trên vốn chủ càng lớn. Sau đây là bảng tính tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2007-2009 tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đều mang số dương chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi tuy nhiên tỷ số này ngày càng giảm.

Năm 2007, tỷ số này là 10%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 10 đồng lời. Năm 2008, tỷ số này giảm đáng kể so với năm 2007, chỉ có 1,3% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 1,3 đồng lợi nhuận. năm 2009, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 1,7% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 1,7 đồng lợi nhuận. Tuy tỷ số này năm 2009 có tăng so với năm 2008, nhưng nhìn chung con số tăng không đáng kể so với con số giảm năm 2008 so với năm 2007. Điều này chứng tỏa rằng vốn chủ sở hữu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tuy 3 năm qua kinh doanh có lãi nhưng vẫn chưa phát huy hết thế mạnh vốn tự có của mình. Doanh nghiệp cần nghiên cứu lại tình hình sử dụng vốn tự có để làm sau nâng cao dần mức lợi nhuận cho công ty bởi vì nguồn vốn này không phải chịu bất kỳ khoản lãi nào. Nó là nguồn vốn chủ lực của công ty.

- Lợi nhuận trên tổng chi phí:

Bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh đều muốn mang lại nhiều lợi nhuận.

Tuy nhiên để có được lợi nhuận doanh nghiệp cần phải bỏ chi phí vào quá trình kinh doanh. Chi phí bao gồm chi phí đầu vào và chi phí đầu ra, việc tính toán bỏ chi phí cho hoạt động sản xuất cũng phải được tính toán rất chi li nhằm tối thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, các nhà phân tích hiệu qua hoạt động kinh doanh về một doanh nghiệp nào đó đều chú ý đến tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí. Có thể họ sẽ chọn một số doanh nghiệp trong cùng một ngành và cùng thời điểm để so sánh. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét tỷ số này của công ty TNHH xây dựng điện Toàn Tâm trong vòng 3 năm:

1,5

0,8

0,5

0 0,5 1 1,5

%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lợi nhuần/Tổng chi phí

Biểu đồ 19: Lợi nhuận trên tổng chi phí

Nhìn vào bảng số liệu tính tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí trên, ta thấy trong khoảng thời gian từ năm 2007-2009 tỷ số này ngày càng giảm.

Năm 2007, tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí là 1,5%, tức là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra doanh nghiệp thu được 1,5 đồng lợi nhuận. con số này có thật sự cao hay không ta còn phải xem xét tỷ số này giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Năm 2008, tỷ số này giảm mạnh, với con số 0,8% cho chúng ta biết là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu được 0,8 đồng lợi nhuận giảm 0,7 đồng so với năm 2007, nguyên nhân là do năm 2008 chi phí đầu vào (cụ thể là chi phí nguyên vật liệu) không ngừng tăng lên làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó quá trình hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Năm 2009, tỷ số này tiếp tục giảm chỉ còn 0,5% giảm 0,3% so với năm 2008. con số 0,5% cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,5 đồng lợi nhuận.

Qua quá trình phân tích trên ta thấy rằng trong 3 năm vừa qua Công ty TNHH xây dựng điện Toàn Tâm sử dụng chi phí chưa mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần phải kiểm soát chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh nhằm tránh tình trạng thua lỗ trong ngắn và dài hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY TNHH xây DỰNG điện TOÀN tâm (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)