“Bài nghiên cứu thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thanh Luận (2003)”
Viết về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỹ 21, thực trạng và tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp. Tác giả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính như vòng quay vốn cố định, doanh lợi tổng vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu, hiệu suất sử dụng vốn cố định, số lần luân chuyển vốn lưu động, doanh lợi vốn lưu động… Qua kết quả phân tích, nhận thấy do những năm đầu thế kỹ 21 nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mặc dù có cao hơn so với trước nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
“Bài nghiên cứu vai trò của lao động trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, tác giả Đậu Việt Linh (năm 2007)” Viết về vai trò và ảnh hưởng của Lao động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam với cơ sở lý luận là các mô hình của K.marx, Mô hình tân cổ điển Adam Smith, quan điểm của A.Fisher, Hàm sản xuất nông nghiệp của David Ricardo về vai trò của lao động trong sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tác giả ước lượng được các hệ số ảnh hưởng của lao động và vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó tác giả phân tích cung và cầu lao động với những nhân tố ảnh hưởng đến cung lao động gồm:
dân số, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cũng như thời gian lao động. Và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động bao gồm:
chu kỳ kinh tế, hiện trạng phát triển và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường, khủng hoảng kinh tế… Bên cạnh đó tác giả phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động qua các chỉ tiêu về giáo dục đào tạo, sức khỏe và dinh dưỡng, việc làm, môi trường. Qua kết quả phân tích tác giả nhận thấy thực trạng lao động Việt Nam là thừa lao động giản đơn nhưng thiếu lao động kỹ thuật và chuyên môn. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo dục và đào tạo chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Thông qua các bài học từ các nước
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 5
phát triển mới NICs, tác giả đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động mà cơ bản là phát triển và đầu tư thêm vào giáo dục và đào tạo, mở các khóa dạy nghề và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu hút lao động…
“Bài nghiên cứu dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư, giải thích vai trò của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tập thể nhóm nghiên cứu (2007)” viết về vai trò và hiệu quả của đầu tư trong tăng trưởng và phát triển kinh tế dựa vào các mô hình kinh tế lý thuyết về đầu tư, mô hình tân cổ điển, mô hình Harrod – Domar, hệ số ICOR. Tác giả phân tích được các hệ số tác động đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian từ 2000 – 2006 trong đó có vai trò của vốn đầu tư, vai trò của lao động, và ý nghĩa của tiến bộ công nghệ. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các lý thuyết về đầu tư như số nhân đầu tư, thuyết gia tốc đầu tư, lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, và các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế như giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (NDI), thu nhập bình quân đầu người. Tác giả phân tích và nhận xét vai trò đóng góp các thành phần vốn, lao động, và năng suất tổng hợp (TFP) đến tăng trưởng kinh tế trong đó vai trò của vốn là cao nhất, và vai trò của TFP những năm qua có tăng trưởng nhưng còn chậm. Nghiên cứu xu hướng vận động của các thành phần kinh tế và các khu vực kinh tế theo đó khu vực kinh tế nông lâm thủy sản có xu hướng giảm và các khu vực công nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng tăng trưởng. Qua kết quả phân tích tác giả nhận định và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư bao gồm: thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, cải thiện môi trường pháp lí, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khuyến kích đầu tư hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư.
“Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của sở Công Thương - Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ” Viết về hiện trạng sản xuất công nghiệp, quy hoạch phát triển công nghiệp và tình hình thực hiện của quy hoạch phát triển công nghiệp của giai đoạn từ năm 2006 đến 2010. Qua đó phân tích thực trạng
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 6
công nghiệp thành phố Cần Thơ qua các chỉ số về số lượng cơ sở sản xuất, số lao động, vốn đầu tư, giá trị gia tăng (VA), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hiện trạng của các khu công nghiệp… Qua đó, nhận định tình hình kinh tế xã hội, nhận thức những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động sản xuất công nghiệp tại thành phố Cần Thơ. Nhằm đề ra mục tiêu cũng như phương án phát triển công nghiệp tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2011 đến 2020 và tầm nhìn chiến lược đến 2025.
“Bài nghiên cứu vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty dệt Minh Khai, tác giả Vũ Minh Đạt (2001)” tác giả phân tích tình hình vốn sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đệt Minh Khai thông qua các bảng báo cáo tài chính của công ty, bảng cân đối kế toán và các chỉ số tài chính như hiệu suất sử dụng vốn cố định, vốn cố định bình quân trong kỳ, hàm lượng vốn cố định, hệ số huy động vốn cố định, tỷ suất sinh lợi vốn cố định, hệ số hao mòn tài sản cố định, hệ số trang bị tài sản cố định, số lần luân chuyển vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, tỷ suất sinh lợi vốn lưu động, vòng quay tổng vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận thuần vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Qua kết quả phân tích, tác giả nhận thấy công ty có những thuận lợi như huy động được lượng vốn lớn từ bên ngoài đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn kinh doanh của công ty thay đổi theo hướng cân đối. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt còn hạn chế như cơ cấu mặc dù theo xu hướng cân đối nhưng hiện tại vẫn chưa thật sự cân đối, vốn lưu động vẫn còn tồn đọng rất nhiều, công tác quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động và vốn cố định chưa cao, những biểu hiện giảm sút của một loạt các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn. Qua kết quả phân tích, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng chất lượng và thời gian giao hàng theo đúng hợp đồng, đào tạo mới và đào tạo lại cho cán bộ công ty. Về phía nhà nước tác giả kiến nghị nhà nước nên có một số giải pháp nhằm ưu đãi khuyến khích hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cần nâng cao công tác quản lý về mọi mặt trong kinh doanh.
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 7
Chương 2