Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất)
Yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) là các đầu vào được sử dụng để làm ra hàng hóa. Hai yếu tố sản xuất quan trọng nhất là vốn và lao động. Lao động là yếu tố sản xuất mang tính chất con người, như người lao động, thời gian lao động… Vốn là tất cả các yếu tố sản xuất không mang tính chất con người được người lao động sử dụng để làm ra sản phẩm như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, công cụ lao động… Trong hai yếu tố sản xuất này, lao động là yếu tố quyết định vì con người là chủ thể của tất cả các hoạt động của nền kinh tế.
2.1.1.1 Vốn sản xuất a) Khái niệm vốn
Vốn là những giá trị tích lũy được dưới dạng tài sản tài chính, tài sản vật chất hoặc phi vật chất mà chúng có khả năng sinh lợi.
b) Khái niệm vốn sản xuất
Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Là giá trị của những tài sản vật chất được sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất.
Vốn đầu tư là giá trị những khoản chi phí để bù đắp hao mòn tài sản vật chất và tăng thêm tài sản vật chất mới.
Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Đến lượt mình, vốn đẩu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò của vốn sửa chữa lớn tài sản cố định
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 8
cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản và nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng.
c) Hoạt động đầu tư cho sản xuất
Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói cách khác, đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất. Hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết, xuất phát từ 3 lý do:
Thứ nhất là, do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm. Trái lại đối với tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm. Vì vậy, phải tiến hành đầu tư để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn và duy trì dự trữ ngyên vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn trong sản xuất.
Thứ hai là, nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải tiến hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động. Tức là, thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất.
Thứ ba là, trong thời đại của tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều máy móc, thiết bị … nhanh chóng bị rơi vào trạng thái lạc hậu công nghệ. Do đó, phải tiến hành đầu tư mới, nhằm thay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình.
d) Tái sản xuất
Tái sản xuất tài sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và có những mối quan hệ ổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Tái sản xuất tài sản cổ định và năng lực sản xuất mới, bao gồm ba giai đoạn của một quá trình đầu tư thống nhất: Giai đoạn một – hình thành nguồn, khối lượng và cơ cấu đầu tư cơ bản; giai đoạn hai – giai đoạn “chín muồi” của vốn đầu tư cơ bản và biến vốn đó thành việc đưa tài sản cố định và năng lực sản xuất mới vào hoạt động; giai đoạn ba – hoạt động của tài sản cố định và năng lực sản xuất mới trong thời hạn phục vụ của chúng.
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 9
e) Các hình thức đầu tư
Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới hai hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiệp.
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra. Hoạt động đầu tư này có thể được thực hiện dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, thường được thực hiện dưới dạng: cổ phiếu, tín phiếu…Hình thức đầu tư này thường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp.
2.1.1.2 Nguồn nhân lực (lao động) a) Khái niệm nguồn nhân lực (lao động)
Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động.
Đối với quốc gia nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.
Đối với ngành sản xuất là tổng số lượng lao động đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành tính tại thời điểm tháng 12 hằng năm.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động Giáo dục và đào tạo.
Sức khỏe của người lao động.
Tập quán, truyền thống và văn hóa.
Lao động là một yếu tố chủ động của quá trình sản xuất, là một đầu vào trong hàm sản xuất.
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 10
Lao động là người hưởng lợi từ quá trình sản xuất.
Kỹ năng và trình độ chuyên môn của lao động phát sinh trong quá trình sản xuất và sự phát triển của KHKT làm tăng năng suất lao động.