Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ LAO ĐỘNG
4.2. Ước lượng hồi quy đa biến hiệu quả sử dụng vốn và lao động trong hoạt động sản xuất công nghiệp tại thành phố Cần Thơ
4.2.3 Kết quả phân tích và ước lượng mô hình hồi quy hiệu quả sử dụng
Mô hình hồi quy có dạng:
Y = a1 + a2 * X1 + a3 * X2 + e Trong đó:
Y là log nepe của sản lượng.
X1, X2 là log nepe của lao động và log nepe số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp.
a2, a3 là giá trị ước lượng hệ số co giãn của sản lượng đối với lao động và số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp.
a1 là hệ số góc của phương trình hồi quy được hiểu như đóng góp của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản lượng.
Viết lại mô hình kinh tế lượng như dạng sau :
SL = 4.15 – 1.21*K1 – 0.69*K2 – 0.36*K3 + 1.37*LD – 0.38*CS + e Hệ số R và R điều chỉnh vào khoảng 0.73 tức là 73% sự biến động của phần trăm thay đổi sản lượng sản xuất công nghiệp được giải thích bởi sự biến động của phần trăm thay đổi của lao động và số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên nhìn vào kết quả phân tích có thể thấy khi gia tăng thêm số lượng cơ sở sản xuất mà giữ nguyên quy mô về lao động sẽ làm giảm tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Như vậy, vai trò của quy mô sản xuất về lao động sẽ có tác động dương đến quá trình phát triển công nghiệp. Trong khi đó vai trò của quy mô số lượng cơ sở tăng thêm sẽ có tác động âm đến quá trình phát triển.
Nếu đưa thêm vào mô hình các biến số giả hệ số góc và hệ số chặn theo quy ước như trong bảng ta thu được kết quả hồi quy cho mỗi ngành công nghiệp và mỗi thời kỳ kinh tế như bảng phụ lục và được tổng hợp lại như (bảng 53)
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 71
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy. Nhìn chung, các ngành công nghiệp đang hoạt động tại thành phố Cần Thơ có hiệu quả sư dụng lao động là tương đối khác nhau. Với mức sai biệt biến động được ước lượng như các bảng phân tích.
Theo đó, có một số nhóm các ngành như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, sản xuất hóa chất, sản phẩm từ hóa chất, sản xuất và phân phối điện có hệ số chặn là khá cao. Cho thấy nếu gia tăng cùng một lượng lao động thì các nhòm ngành này có kết quả sản xuất công nghiệp cao hơn so với các nhóm ngành khác.
Bảng 52: Ý NGHĨA CÁC BIẾN SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY ƯỚC LƯỢNG TRONG PHẦN 4.2.3
(Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy)
Tên Biến Ý nghĩa
SL Log nepe sản lượng sản xuất LD Log nepe lao động
CS Log nepe số lượng cơ sơ sản xuất K1 Biến giả giai đoạn 1990-1995 K2 Biến giả giai đoạn 1995-2000 K3 Biến giả giai đoạn 2000-2005 Nhóm
biến
T Biến giả các ngành công nghiệp CSK Biến CS * Biến giả các giai đoạn LDK Biến LD * Biến giả các giai đoạn
LDT Biến LD * Biến giả các ngành công nghiệp Ký Hiệu và Tên các ngành kinh tế
KH Tên Ngành KH Tên Ngành
1 Công nghiệp khai thác 16 SX SP từ kim loại
2 Công nghiệp chế biến 17 SX máy móc thiết bị
3 SX thực phẩm và đồ uống 18 SX thiết bị điện, điện tử
4 SX thuốc lá, thuốc lào 19 SX sữa chữa xe có động cơ,
romooc
5 SX sản phẩm dệt 20 SX phương tiện vận tải khác
6 SX trang phục 21 SX giường, tủ, bàn ghế
7 SX SP bằng da, giả da 23 Công nghiệp chế biến, chế
tạo khác
8 SXSP từ gỗ, lâm sản 24 Sữa chữa, bão dưỡng, lắp đặt
máy móc
9 SX giấy và SP từ giấy 25 Công nghiệp SX PP điện,
nước
10 Xuất bản in và sao bản ghi 26 SX và PP điện
11 SX cốc dầu mỏ 27 SX và PP nước
12 SX hóa chất, SP từ hóa chất 28 Thoát nước và xữ lý nước thải
13 SX SP từ cao su, plastic 29 Thu gom xử lý rác thải 14 SX SP từ chất khoáng phi
kim loại 30 Xữ lý ô nhiễm
15 SX kim loại
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 72
Tương tự nếu gia tăng cùng một tỷ lệ phần trăn lượng lao động thì các nhóm ngành có tỷ lệ gia tăng khác nhau trong kết quả sản xuất công nghiệp.
Trong đó, công nghiệp sản xuất kim loại phân phối điện nước có hệ số co giãn là cao nhất cho thấy các ngành này đã và đang được đầu tư về chất lượng và trình độ công nghệ khá cao. Bên cạnh đó ta thấy mặc dù sản xuất trang phục có tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp là khá cao nhưng ngành này lại có hệ số co giãn theo lao động nằm trong nhóm thấp nhất. Bên cạnh đó, mặc dù công nghiệp chế biến có tỷ trọng đóng góp trong tổng tỷ trọng sản xuất công nghiệp là cao nhất, nhưng hệ số co giãn của lao động đối với sản lượng chỉ đạt mức trung bình. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ khoa học kỹ thuật được sử dụng trong ngành tương đối lạc hậu, sự chậm trể trong việc cải tiến công nghệ trong tương lai sẽ là nguy cơ tiểm khá nguy hiểm đối với công nghiệp của thành phố Cần Thơ.
Bảng 53: BẢNG HỆ SỐ CO GIÃN CỦA SẢN LƯỢNG THEO LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ký Hiệu Tên Ngành Hế Số Co Giãn
LDT15 SX kim loại 0.85192
LDT26 SX và PP điện 0.79436
LDT25 Công nghiệp SX PP điện, nước 0.71548
LDT12 SX hóa chất, SP từ hóa chất 0.68175
LDT3 SX thực phẩm và đồ uống 0.63823
LDT2 Công nghiệp chế biến 0.63197
LDT11 SX cốc dầu mỏ 0.61859
LDT14 SX SP từ chất khoáng phi kim loại 0.60679
LDT4 SX thuốc lá, thuốc lào 0.54739
LDT5 SX sản phẩm dệt 0.52787
LDT7 SX SP bằng da, giả da 0.51204
LDT13 SX SP từ cao su, plastic 0.48928
LDT21 SX giường, tủ, bàn ghế 0.47801
LDT27 SX và PP nước 0.47502
LDT23 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 0.46342
LDT9 SX giấy và SP từ giấy 0.45858
LDT24 Sữa chữa, bão dưỡng, lắp đặt máy móc 0.44655
LDT29 Thu gom xử lý rác thải 0.41732
LDT20 SX phương tiện vận tải khác 0.38818
LDT16 SX SP từ kim loại 0.38291
LDT10 Xuất bản in và sao bản ghi 0.34185
LDT17 SX máy móc thiết bị 0.33685
LDT8 SXSP từ gỗ, lâm sản 0.301
LDT6 SX trang phục 0.30013
LDT19 SX sữa chữa xe có động cơ, romooc 0.28098
LDT1 Công nghiệp khai thác 0.2589
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 73