Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng số lượng cơ sở sản xuất, vốn, lao động và giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chủ tại thành phố Cần Thơ phân theo ngành hoạt động
3.2.1 Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp
Qua phân tích thực trạng về tỷ trọng số lượng cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp tại thành phố Cần Thơ có thể thấy số lượng doanh nghiệp nhóm ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với trên 99%. Và đặc biệt là ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp. Và hai nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ gỗ, lâm sản và sản xuất trang phục với tỷ trọng trung bình trên 15%. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp thành phố Cần Thơ chủ yếu phụ thuộc vào các ngành công nghiệp chế biến với qui mô nhỏ. Do đó, bên cạnh những ngành chủ lực chiếm tỷ trọng rất cao về số lượng doanh nghiệp thì một số ngành như sản xuất và phân phối điện nước, công nghiệp khai thác, thu gom và xử lý rác thải… hầu như chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, mặc dù công nghiệp chế biến sản xuất thực phẩm, đồ uống, sản xuất gỗ lâm sản có tỷ trọng trung bình về số lượng doanh nghiệp là cao nhất nhưng qui mô trung bình lại rất nhỏ, đây là bất lợi cơ bản của ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ.
Qua phân tích sự thay đổi trong tỷ trọng về số lượng doanh nghiệp có thể thấy mặc dù ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng rất cao về số lượng doanh nghiệp tuy nhiên tỷ trọng này đang giảm dần qua các năm đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000. Và trong 10 năm trở lại đây nhóm ngành này đang có xu hướng phát triển trở lại. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất thủ công, năng xuất thấp sang sản xuất tập trung với qui mô lớn hơn. Trong 5 năm trở lại đây từ 2005 đến 2010, nhóm các ngành sản xuất sản phẩm dệt có xu hướng phát triển mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp. Có thể thấy trong tương lai sản phẩm dệt sẽ là một trong những ngành chủ lực và quan trọng để gia tăng năng suất, tạo việc làm cho người lao động và tăng năng lực cạnh tranh của toàn nền công nghiệp tại thành phố.
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 35
Bảng 10: TỶ TRỌNG TRUNG BÌNH VÀ SỰ THAY ĐỔI TỶ TRỌNG CỦA SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: %
Tên Ngành
Tỷ Trọng Trung Bình
Tỷ Trọng Thay Đổi 1995
So Với 1990
2000 So Với 1995
2005 So Với 2000
2010 So Với 2005
2010 So Với 1990 Công nghiệp chế biến 99.85 0.08 -0.03 0.03 -0.37 -0.29 SX thực phẩm và đồ uống 36.39 -8.57 -12.05 -1.87 2.32 -20.17 SXSP từ gỗ, lâm sản 18.72 -1.43 15.72 0.59 -16.69 -1.81
SX trang phục 15.76 4.23 -0.51 0.70 -3.17 1.25
SX SP từ kim loại 7.87 -1.03 3.49 7.91 -2.90 7.46 SX giường, tủ, bàn ghế 5.72 6.46 -2.41 -4.23 0.90 0.73 SX sản phẩm dệt 2.05 0.10 -0.57 0.34 15.86 15.72 Công nghiệp SX PP điện, nước 0.08 -0.10 0.00 0.01 0.10 0.01 Công nghiệp khai thác 0.05 0.01 0.03 -0.03 0.09 0.10 Thu gom xử lý rác thải 0.02 0.00 0.00 0.00 0.13 0.13
Xữ lý ô nhiễm 0.00 0.00 0.00 0.00 0.03 0.03
Thoát nước và xữ lý nước thải 0.00 0.00 0.00 0.00 0.03 0.03 (Nguồn: Phân tích và tổng hợp từ niên giám thống kê TP Cần Thơ)
Bảng 11: KHOẢNG BIẾN ĐỘNG VÀ CÁC GIẢ TRỊ THỂ HIỆN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA TỶ TRỌNG VỀ SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Tên Ngành
Khoảng Biến Động
(%)
Lớn Nhất
(%)
Nhỏ Nhất
(%)
Hệ Số Biến Thiên
Độ Lệch Chuẩn SX thực phẩm và đồ uống 23.14 51.03 27.89 0.20 7.13 SXSP từ gỗ, lâm sản 16.74 26.75 10.01 0.32 5.92
SX sản phẩm dệt 16.72 16.84 0.12 2.37 4.85
SX SP từ kim loại 11.79 14.61 2.82 0.52 4.06
SX trang phục 10.34 21.50 11.16 0.18 2.89
SX giường, tủ, bàn ghế 6.83 9.76 2.94 0.43 2.46 Công nghiệp chế biến 0.40 99.93 99.53 0.00 0.12 Công nghiệp SX PP điện, nước 0.23 0.26 0.04 0.71 0.06 Công nghiệp khai thác 0.16 0.16 0.00 0.72 0.04 Thu gom xử lý rác thải 0.15 0.15 0.00 2.45 0.04 Thoát nước và xữ lý nước thải 0.03 0.03 0.00 3.16 0.01
Xữ lý ô nhiễm 0.03 0.03 0.00 2.22 0.01
(Nguồn: Phân tích và tổng hợp từ niên giám thống kê TP Cần Thơ) Do tỷ trọng đóng góp của các nhóm ngành như công nghiệp khai thác, thu gom xử lý rác thải, xữ lý ô nhiễm, sản xuất thuốc lá, thuốc lào… Có tỷ trọng về
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 36
số lượng cơ sở sản xuất tương đối nhỏ nên hầu như sự thay đổi về tỷ trọng của nhóm ngành này không đáng kể trong cơ cấu tỷ trọng về tổng số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên toàn thành phố Cần Thơ.
Bảng 12: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRUNG BÌNH SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: %
Tên Ngành
Tốc Độ Tăng Trưởng
Trung Bình
Tốc Độ Tăng Trưởng Trung Bình Giai
Đoạn 1990-
1995
Giai Đoạn 1995-
2000
Giai Đoạn 2000-
2005
Giai Đoạn 2005-
2010 SX sản phẩm dệt 174.47 77.87 77.63 27.30 424.32 Công nghiệp khai thác 57.50 20.00 8.33 2.78 155.56 Công nghiệp SX PP điện, nước 33.86 -14.00 8.33 78.57 16.20
SX SP từ kim loại 13.18 7.19 10.92 18.05 3.35
Thu gom xử lý rác thải 12.88 0.00 0.00 0.00 42.93 SX giường, tủ, bàn ghế 9.15 37.47 -4.82 -4.46 10.77 SXSP từ gỗ, lâm sản 8.29 12.90 11.10 6.14 -6.01
SX trang phục 6.38 14.06 9.87 2.15 2.36
Xữ lý ô nhiễm 5.00 0.00 0.00 0.00 16.67
Công nghiệp chế biến 4.47 6.07 -0.06 0.36 6.58
SX thực phẩm và đồ uống 2.51 2.25 -3.78 -2.79 9.04 (Nguồn: Phân tích và tổng hợp từ niên giám thống kê TP Cần Thơ) Tuy nhiên nếu xét về tính chất thực sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của số lượng cơ sở sản xuất thì nhóm ngành công nghiệp chế biến là ổn định nhất với tỷ trọng luôn chiếm trên 99% về số lượng cơ sở sản xuất. Có thể nói công nghiệp của thành phố Cần Thơ phát triển chủ yếu là công nghiệp chế biến.
Mặc dù nhìn trên tổng thể nhóm ngành công nghiệp chế biến là tương đối ổn định về tốc độ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 4% mỗi nằm và hầu như không biến động nhiều trong suốt quá trình phát triển từ 1990 đến nay. Tuy nhiên trong nội bộ nhóm các ngành công nghiệp chế biến thì tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ trọng về số lượng cơ sở sản xuất diễn ra rất sôi động. Ta thấy rõ sự chèn lấn lẫn nhau giữa các nhóm ngành này. Đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống có sự giảm sút trong tỷ trọng từ 51%
vào năm 1990 giảm chỉ còn khoảng 30% trong giai đoạn hiện nay cũng như tốc
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 37
độ tăng trưởng trung bình là tương đối chậm chỉ vào khoảng 2% mỗi năm và đặc biệt tốc độ này là âm trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2005.
Bên cạnh đó ta thấy có sự tăng trưởng vượt bậc và hết sức mạnh mẽ trong ngành sản xuất sản phẩm dệt sau một thời gian dài trầm lắng. Và đặc biệt trong giai đoạn từ 2005 đến nay, tỷ trọng về số lượng cơ sở sản xuất của ngành tăng từ chưa đến 0.5% và tăng lên đến trên 16% vào năm 2010. Và tốc độ tăng trưởng trung bình của lượng cơ sở sản xuất trong giai đoạn này là trên 420% mỗi năm.
Bảng 13: GIÁ TRỊ CÁC HỆ SỐ THỐNG KÊ MÔ TẢ THỂ HIỆN TÍNH ỔN ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đơn vị tính: % Tên Ngành
Hệ Số Biến Thiên
Độ Lệch Chuẩn
Lớn
Nhất Nhỏ Nhất
Khoảng Biến Động SX hóa chất, SP từ hóa chất 2.16 48.17 166.67 -35.29 201.96 Công nghiệp chế biến 2.16 9.67 24.13 -26.28 50.41 SX SP từ kim loại 2.21 29.06 85.29 -49.50 134.79 SX sản phẩm dệt 3.20 558.22 2477.55 -87.80 2565.36
SX trang phục 3.22 20.53 55.47 -27.91 83.38
SX giường, tủ, bàn ghế 3.45 31.60 88.98 -51.84 140.82 SX sữa chữa xe có động cơ, romooc 4.21 37.67 55.56 -82.61 138.16 SXSP từ gỗ, lâm sản 4.34 35.97 110.17 -50.53 160.70 SX thực phẩm và đồ uống 5.69 14.28 34.61 -39.63 74.24 SX phương tiện vận tải khác -10.73 21.41 34.52 -52.56 87.09
(Nguồn: Phân tích và tổng hợp từ niên giám thống kê TP Cần Thơ)