Hiện trạng về trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn và LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của các NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ yếu tại THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 61 - 64)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng số lượng cơ sở sản xuất, vốn, lao động và giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chủ tại thành phố Cần Thơ phân theo ngành hoạt động

3.2.5 Hiện trạng về trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp

Những năm qua, vấn đề về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất công nghiệp… rất được các cấp, các ngành của địa phương và doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đến nay việc đầu tư thiết bị, công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp bước đầu được doanh nghiệp nhận thức đúng về tầm quan trọng, cũng như những lợi ích mang lại trong quá trình đổi mới thiết bị, nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ đang sử dụng, qua đó nâng cao hiệu

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 46

quả hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp thành phố.

Qua khảo sát của Sở Công Thương, tình hình đổi mới thiết bị, công nghệ trong một số ngành như sau:

Ngành chế biến thủy hải sản:

Thiết bị và công nghệ chủ yếu của các doanh nghiệp ở trình độ bán tự động và một số được tự động hóa, công nghệ của ngành này một phần được nhập khẩu từ các nước như: Nhật, Mỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Thái Lan… phần còn lại sử dụng công nghệ sản xuất, lắp ráp trong nước, tỷ lệ công nghệ của các nước là: Nhật chiếm 35%, Việt Nam 35%, Thái Lan 10%, các nước khác như Mỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Anh chiếm 20%. Cùng với việc phải nâng cấp và đổi mới thiết bị công nghệ để đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc xây dựng và đã áp dụng một số hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế như: HACCP; ISO 22000:2005; HALAL; BRC; IFS; ISO 9001:2000;

ISO 17025:2005; SAIGONBAL… tùy thuộc qui mô thị trường, yêu cầu của nhà nhập khẩu và sản phẩm sản xuất, cũng như năng lực của các doanh nghiệp mà việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý cho phù hợp, đặc biệt là doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu. Nhìn chung công nghệ tương đối hiện đại, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Ngành xay xát gạo:

Trình độ công nghệ, thiết bị chậm đổi mới qua các thời kỳ. Công nghệ sản xuất chủ yếu là bán tự động chiếm trên 93%, chỉ một số ít doanh nghiệp trang bị tự động hóa (CNC), lập trình điều khiển logic (PLC) chiếm khoảng 7%; phần lớn công nghệ tiên tiến của ngành được nhập khẩu từ các nước như: Nhật, Mỹ, Đức, Nga, Thái Lan… Tuy nhiên công nghệ được đầu tư sản xuất đã trên 10 năm, phần lớn được lắp ráp và sản xuất trong nước, thiết bị công nghệ được sản xuất lâu đời nhất còn được sử dụng trong ngành xay xát được sản xuất từ năm 1932 – công nghệ Tiệp Khắc, công nghệ sản xuất mới nhất là năm 2009 – công nghệ Việt Nam, nhìn chung trình độ công nghệ của ngành tương đối thấp.

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 47

Ngành chế biến rau quả:

Công nghệ, thiết bị sản xuất chủ yếu là qui mô nhỏ và bán cơ khí, có một số đơn vị như: Xí nghiệp chế biến thực phẩm MeKo, Công ty cổ phần thực phẩm Miền Tây và nông trường Sông Hậu… đã cơ khí hóa quá trình sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng cao như: Nấm cơm muối, bắp non đóng hộp, chuối – mít sấy khô, nước trái cây… một số chế biến thành thực phẩm chức năng như trà khổ qua, trà gừng… phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngành hóa chất, phân bón:

Thiết bị, công nghệ sản xuất khá tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước:

Đức, Nhật, Trung Quốc… công nghệ được đầu tư sản xuất mới nhất là của Nhật năm 2009, tuy nhiên chỉ được trang bị ở một hoặc vài công đoạn trong dây truyển sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy dạng bán tự động chiến 55%, lập trình điều khiển logic (PLC) chiếm 15%, công nghệ thủ công chiếm 35%. Nhìn chung công nghệ đa số được đầu tư mới và đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Thiết bị và công nghệ khá tiên tiến bình quân doanh nghiệp sử dụng công nghệ lập trình điều khiển logic (PLC) chiếm 20%, tự động hóa chiếm 6.67%, bán tự động chiếm 53.33%, công nghệ thủ công chiếm 20%. Công nghệ và thiết bị được nhập từ Hàn Quốc, Nhật và lắp ráp trong nước. Công nghệ cũ nhất năm 1997 và hiện đại nhất vào năm 2009.

Ngành dệt may và da giày:

Công nghệ và thiết bị một phần nhập khẩu từ: Anh, Nhật, Đài loan, Trung Quốc, Thái Lan, Ý… còn lại phần lớn được sản xuất và lắp ráp trong nước, dây truyền công nghệ được đầu tư mới nhất vào năm 2007 với thiết bị, công nghệ của Nhật. Thống kê cho thấy công nghệ bán tự động chiếm 75%, thủ công chiếm 25%, thiết bị cũ nhất được sản xuất năm 1999 của Đài Loan.

Ngành cơ khí:

Công nghệ sản xuất chủ yếu là bán tự động, một số doanh nghiệp đầu tư tự động hóa tại một số khâu của dây truyền sản xuất, công nghệ được nhập khẩu từ các nước: Đài Loan, Nhật, Malaisia… phần lớn các thiết bị công nghệ được sản

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Tô Huy 48

xuất và lắp ráp trong nước. Công nghệ thiết bị mới nhất được đầu tư vào năm 2006, các doanh nghiệp cơ khí rất quan tâm và mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ mới, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ, chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ sản xuất trong nước.

Ngành công nghiệp in, sao bản ghi:

Thiết bị và công nghệ của ngành được sản xuất và lắp ráp trong nước, một số đơn vị đã đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại nhập khẩu từ: Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Nhật… nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thị trường của các tỉnh trong vùng.

Công nghiệp nhựa, cao su:

Thiết bị công nghệ một phần được nhập từ các nước như: Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Thái Lan… và đa phần còn lại được láp ráp và sản xuất trong nước, máy móc thiết bị được đầu tư vào sản xuất mới nhất vào năm 2009 với công nghệ của Đức.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn và LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của các NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ yếu tại THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)