.Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 53 - 54)

II. Thông tin chung về sản xuất chè

4. Bố cục khóa luận

4.2.5 .Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

* Về sản phẩm chế biến

Khuyến cáo người dân bán chè cho nhà máy, cho HTX chè Suối Giàng để sản phẩm chè khô đạt chất lượng cao và đồng đều tạo sức cạnh tranh cho chè cổ thụ Suối Giàng, đặc biệt là đối với nhóm hộ trồng và bán trực tiếp chè búp (nhóm hộ I). Còn đối với nhóm hộ làm chè khô là các nhóm hộ II và III thì cần phải học hỏi thêm kiến thức kỹ thuật cũng như trang bị máy móc cho chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, một phần sản phẩm sẽ được bán cho thương lái và một phần sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm đã qua chế biến cho nhà máy, cho HTX chè Suối Giàng nhằm đa dạng kênh phân phối, giảm mức rủi ro và tác động tiêu cực của việc chỉ tiêu thụ qua thương lái.

* Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Để làm ăn lâu dài không chỉ dựa trên mối quan hệ quen biết mà phải có những hợp đồng mua bán với các thương lái hiện có. Tuy nhiên để mở rộng diện tích trồng chè lớn nên để tiêu thụ hết sản phẩm nên việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà máy chế biến ở trong tỉnh, chính quyền địa phương và người trồng chè để tạo nguồn nguyên liệu có phẩm chất tốt, chất lượng hàng hoá cao nhằm giữ vững và ổn định thị trường chè.

Các thông tin về các yếu tố đầu vào cũng như giá trị sản phẩm đầu ra của sản xuất chè nói chung và chè cành nói riêng cần được cung cấp một cách đầy đủ tới người trồng chè thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo,… kết hợp với sự tìm tòi của người nông dân. Thêm vào đó là việc mua bán và trao đổi sản phẩm chè của những người trồng chè tại địa phương thông qua các trưởng nhóm mà

các nhóm này được tạo nên qua sự liên kết giữa các hộ chế biến chè chứ không phải là việc mua bán riêng lẻ làm cho giá bán của chè thành phẩm bấp bênh đồng thời việc mua bán phải được thực hiện bằng hợp đồng viết tay để đảm bảo về mặt pháp lý khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng (hợp đồng kinh doanh). Đối với các cơ sở chế biến như nhà máy, HTX chè Suối Giàng thì việc mua bán bằng hợp đồng kinh doanh là điều chắc chắn nhằm tạo mối quan hệ kinh doanh mật thiết giữa các hộ dân và cơ sở kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w