II. Thông tin chung về sản xuất chè
4. Bố cục khóa luận
3.4. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra
* So sánh hiệu qủa kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ I và nhóm hộ II
Trong các hộ điều tra thì hộ trồng chè và bán chè tươi chiếm đa số nên mặc dù Suối Giàng đã được biết đến chè cổ thụ đặc sản nhưng nhìn chung đời sống của người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các biểu hiện cụ thể như trên địa bàn xã còn rất nhiều hộ nghèo, chiếm trên ½ số hộ dân trong xã và một số hộ gia đình có đời sống khá hơn chủ yếu là do người lao động có nhiều việc làm hay tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao như các hộ buôn bán nhỏ, các hộ chế biến và bán chè khô,… Để thấy được sự khác nhau về hiệu quả sản xuất chè giữa nhóm hộ có máy và nhóm hộ không có máy làm chè khô ta đi xét bảng sau:
Bảng 3.14. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất chè ở hai nhóm hộ I và nhóm hộ II năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Nhómhộ II Nhómhộ I So sánh (lần)
1 2 3 4 5=3/4
1. Năng suất bình quân kg/sào 10,65 56,51 0,19
2. Giá bán chè khô bình quân 1000đ 201,25 12,79 15,73 3. Tính trên 1 sào bắc bộ
- Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 2.143,31 722,76 2,97
- Chi phí trung gian (IC) 1000đ 270,27 53,80 5,02
- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 1.873,04 668,96 2,80
- Công lao động gia đình 1000đ 632,00 349,60 1,81
- Tổng chi phí (TC) 1000đ 965,89 403,40 2,39 - Lợi nhuận (Pr) 1000đ 1.177,42 319,36 3,69 4. Một số chỉ tiêu 4.1. Tính trên 1000đ chi phí - GO/IC Lần 7,93 13,43 0,59 - VA/IC Lần 6,93 12,43 0,56 - Pr/IC Lần 4,36 5,94 0,73
4.2. Tính trên 1 công lao động
- GO/CLĐ 1000đ 271,31 165,39 1,64
- VA/CLĐ 1000đ 237,09 153,08 1,55
- Pr/CLĐ 1000đ 149,04 73,08 2,04
Qua bảng ta thấy, hiệu quả phản ánh sản xuất chè trên một đơn vị diện tích của nhóm hộ II cao hơn so với nhóm hộ I. Tuy nhiên, có một nghịch lý rằng giá trị gia tăng bình quân trên 1 sào chè ở nhóm hộ II lại cao hơn so với nhóm hộ I, trong khi chi phí trung gian, chi phí công lao động ở nhóm hộ II đều cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ I nhưng với giá trị thu được của chè khô cao hơn rất nhiều so với chè tươi nên kết quả sản xuất của nhóm hộ II vẫn cao hơn so với nhóm hộ I.
Nếu giá trị sản xuất chè thu được ở nhóm hộ I là 722.760 đồng/sào/năm thì ở nhóm hộ II đạt 2.143.310 đồng/sào/năm cao hơn so với nhóm hộ I là 1.420.550 đồng/sào/năm.
Nguyên nhân là do trong sản xuất chè chi phí trung gian rất thấp, công lao động chăm sóc ít nên mặc dù giá trị sản xuất bình quân trên sào diện tích ở nhóm hộ I thấp hơn so với nhóm hộ II nhưng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn như GO/IC, VA/IC và Pr/IC của nhóm hộ I cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ II.
Thật vậy, chi phí trung gian phục vụ sản xuất cho một sào chè ở nhóm hộ II bằng 5,02 lần so với chi phí trung gian cho sản xuất chè ở nhóm hộ I; công lao động gia đình dành cho sản xuất cây chè ở nhóm hộ II bằng 1,81 lần so với nhóm hộ I, tuy nhiên giá trị gia tăng trên một sào của chè của nhóm hộ II lại cao hơn và bằng 2,8 lần so với nhóm hộ I. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ sản xuất chè ở nhóm hộ II cao hơn ở nhóm hộ I là 3,69 lần, tương ứng với 858.060 đồng. Như vậy, nhóm hộ I cần bỏ ra tổng chi phí là 403.400 đồng/sào và lợi nhuận gia đình nhận được thực sự là 319.360 đồng/sào. Đối với nhóm hộ II thì tổng chi phí là 965.890 đồng/sào và lợi nhuận thu được là 1.177.420 đồng /sào.
Các chỉ tiêu tính trên một công lao động như GO/CLĐ, VA/CLĐ và Pr/CLĐ của hai nhóm hộ I và nhóm hộ II có sự chênh lệch. Chỉ tiêu GO/CLĐ, VA/CLĐ và Pr/CLĐ của nhóm hộ II đều cao hơn nhóm hộ I cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của nhóm hộ II cao hơn. Mặc dù, tất cả các chi phí như chi phí trung gian, công lao động của nhóm hộ II đều cao hơn nhóm hộ I nhưng giá trị sản phẩm chè khô họ bán ra lại có giá cao hơn rất nhiều so với giá bán của sản phẩm chè tươi của nhóm hộ I, chính điều này làm cho hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của nhóm hộ II cao hơn nhóm hộ I.
* So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ II và nhóm hộ III
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng thì người sản xuất luôn là người chịu thiệt nhiều nhất hay được hưởng lợi ít nhất và giá trị gia tăng cao thường rơi vào tay các thành phần trung gian như các đại lý, các thương
lái, người môi giới,… hay những thành phần hoạt động trong việc đánh bóng sản phẩm và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Để khẳng định điều này ta đi xét bảng 3.15:
Bảng 3.15. So sánh kết quả sản xuất, kinh doanh tính trên 1 kg chè khô của hai nhóm hộ II và nhóm hộ III năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Nhómhộ II Nhómhộ III So sánh (lần)
1 2 3 4 5=3/4
1. Giá bán chè khô bình quân 1000đ/kg 201,25 206,67 0,97 2. Tính trên 1 kg chè khô
-Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 201,25 206,67 0,97
- Chi phí trung gian (IC) 1000đ 27,49 82,12 0,33
- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 173,76 124,55 1,40
- Công lao động 1000đ 59,20 16,80 3,52 - Tổng chi phí (TC) 1000đ 92,66 105,13 0,88 - Lợi nhuận (Pr) 1000đ 108,59 101,54 1,07 3. Một số chỉ tiêu 3.1. Tính trên 1000đ chi phí - GO/IC Lần 7,32 2,52 2,90 - VA/IC Lần 6,32 1,52 4,16 - Pr/IC Lần 3,95 1,24 3,19
3.2. Tính trên 1 công lao động
- GO/CLĐ 1000đ 271,96 984,14 0,28
- VA/CLĐ 1000đ 234,81 593,10 0,40
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng ta thấy, hiệu quả phản ánh sản xuất chè trên 1 kg chè khô thành phẩm của nhóm hộ II cao hơn nhóm hộ III, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể. Giá trị sản xuất thu được từ 1 kg chè khô của nhóm hộ II thấp và bằng 0,97 lần so với nhóm hộ III hay nói cách khác đây chính là giá bán của chè khô thành phẩm. Qua điều tra cho thấy nhóm hộ III không có đất trồng chè nhưng họ tập trung chủ yếu vào khâu chế biến và khâu tiêu thụ, tập trung tìm hiểu thị trường và tự tìm đầu ra cho sản phẩm nên bán được với giá cao hơn và sản phẩm ít bị ép giá hơn so với sản phẩm của các hộ tiêu thụ chè một cách thụ động, do các thương lái đến tận nhà
mua và giá bán biến đổi nhiều hay ít đều phụ thuộc vào số lượng và quyết định mua bán của các tiểu thương này.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh chè của nhóm hộ II lại cao hơn nhóm hộ III, được thể hiện qua các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và Pr/IC. Cụ thể, nhóm hộ II có GO/IC bằng 2,90 lần, VA/IC bằng 4,16 lần và Pr/IC bằng 3,19 lần so với nhóm hộ III. Qua đó có thể khẳng định rằng nguồn vốn đất đai trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng đặc biệt quan trọng có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất. Tuy nhiên, vì nhóm hộ III chỉ đi thu mua chè búp và chế biến chè khô nên công lao động tính trên 1 kg chè khô là không đáng kể làm cho hiệu quả sử dụng lao động trong sản xuất chè của nhóm hộ này cao hơn nhóm hộ II. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động như GO/CLĐ và VA/CLĐ của nhóm hộ III và nhóm hộ II lần lượt là 271.960 đồng/CLĐ; 234.810 đồng/CLĐ và 984.140 đồng/CLĐ; 593.100 đồng/CLĐ. Qua đó cho thấy nhóm hộ II tham gia hoạt động sản xuất chè dưới hình thức lấy công làm lãi còn với nhóm hộ III thì đó là hình thức sản xuất kinh doanh có tính đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận đạt được.