II. Thông tin chung về sản xuất chè
4. Bố cục khóa luận
3.3.2. Tình hình sản xuất chè của hộ điều tra
3.3.2.1. Tình hình đầu tư cho sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra *Đối với hộ trồng chè và bán chè tươi
Nếu chỉ sản xuất và bán trực tiếp chè tươi nên giá trị sản phẩm thu được rất thấp so với khi bán chè khô, thêm vào đó là chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất
chè của người dân nơi đây gần như là không có và là nguyên nhân làm cho sản lượng chè búp tươi thu được không cao. Chính vì vậy, nhóm hộ không có máy làm chè khô thì kết quả sản xuất thường thấp hơn nhóm hộ có máy làm chè và nhóm hộ thu mua và chế biến chè khô. Mức đầu tư cho sản xuất chè của nhóm hộ này được cụ thể qua bảng 3.8:
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè của nhóm hộ I trong năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá
(1000đ) Số lượng
Thành tiền (1000đ)
1. Chi phí trung gian 53,80
- Giống - - -
- Phân NPK Kg - -
- Phân chuồng Kg - -
- Thuê thu hái Công 80 0,52 41,60
- Chi phí khác - - 12,20
2. Chi phí lao động Công - - 349,60
- Chăm sóc Công 80 1,93 154,40
- Thu hoạch Công 80 2,44 195,20
Tổng chi phí - - 403,40
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng cho thấy chi phí sản xuất chè của hộ không có máy làm chè khô rất thấp, chỉ bao gồm công lao động cho việc phát cỏ, đốn chè và thu hái. Hơn nữa, người dân nơi đây chủ yếu là tự làm hoặc đi đổi công và ít khi thuê mướn lao động. Và khi mức đầu tư thấp sẽ kéo theo kết quả thu được không cao hay mức đầu tư luôn tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất kinh doanh của bất kì loại hình sản xuất nào. Qua bảng trên cho thấy chi phí sản xuất bình quân là 403.400 đồng/sào, trong đó chi phí công lao động là chủ yếu với mức 349.600 đồng/sào. Với cách thức sản xuất như vậy, có thể kết luận rằng với sản xuất chè cổ thụ ở nơi đây thì thế hệ trước trồng để thế hệ sau thu hoạch và được coi là sản phẩm đến từ thiên nhiên.
*Đối với hộ trồng chè, chế biến và bán chè khô
Khác với nhóm hộ I thì nhóm hộ II lại vừa sản xuất vừa chế biến và bán chè khô nên mức đầu tư hay chi phí cho sản xuất chè của nhóm hộ này sẽ cao hơn nhóm hộ chỉ sản xuất và bán trực tiếp chè tươi. Bảng 3.9 sẽ thể hiện cụ thể chi phí sản xuất chè của nhóm hộ này.
Bảng 3.9. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè của nhóm hộ II trong năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá
(1000đ)
Số lượng
Thành tiền (1000đ)
1. Chi phí trung gian 270,27
Giống - - - -
Phân NPK Kg - - -
Phân chuồng Kg - - -
Thu thu hái Công 80 0,82 65,60
Điện Số 1,4 7,65 10,71
Củi m3 378,57 0,48 181,71
Chi phí khác - - 12,25
2. Chi phí phân bổ tài sản - - - 63,62
3. Chi phí lao động 632,00
Chăm sóc Công 80 2,15 172,00
Thu hái Công 80 2,93 234,40
Chế biến Công 80 2,82 225,60
Tổng chi phí - - 965,89
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng trên cho thấy chi phí bình quân cho một sào chè của nhóm hộ có máy làm chè khô cao hơn so với hộ không có máy với 965.890 đồng/sào. Với đặc trưng của phương thức sản xuất của người dân nơi đây thì chi phí cho việc bón phân hay phun thuốc BVTV là hoàn toàn không có và chi phí sản xuất cho loại cây trồng này đối với hộ có máy làm chè khô thì chi phí lao động là chủ yếu. Tuy nhiên, chi phí khác của nhóm hộ này không chỉ là chi phí công cụ, dụng cụ lao động mà còn bao gồm cả chi phí cho việc làm chè khô, đó là phân bổ chi phí máy làm chè, chi phí điện, chi phí đóng gói,…và đặc biệt là công lao động dành cho việc sao vò chè.
* So sánh chi phí sản xuất giữa nhóm hộ I và nhóm hộ II tính trên 1 sào đvdt Nhóm hộ I và nhóm hộ II đều có diện tích trồng chè nhưng trong nội bộ chi phí sản xuất cho sản xuất chè giữa hai nhóm hộ lại có sự khác biệt lớn. Nếu như nhóm hộ I chỉ sản xuất, thu hái và bán trực tiếp sản phẩm chè búp tươi thì nhóm hộ II lại có thêm một công việc đó là chế biến chè khô. Bảng 3.10 sẽ thể hiện cụ thể nội dung này:
Bảng 3.10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 sào chè của hai nhóm hộ I và nhóm hộ II trong năm 2013 Tính trên 1 sào bắc bộ Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá (1000đ) Nhóm hộ II Nhóm hộ I Số lượng Thành tiền (1000đ) Số lượng Thành tiền (1000đ)
1. Chi phí trung gian 270,27 53,80
Giống - - - - - -
Phân NPK Kg - - - - -
Thu thu hái Công 80 0,82 65,60 0,52 41,60
Điện Số 1,4 7,65 10,71 - -
Củi m3 378,57 0,48 181,71 - -
Chi phí khác - - 12,25 - 12,20
2. Chi phí phân bổ tài sản - - 63,62 - -
3. Chi phí lao động Công 632,00 349,60
Chăm sóc 80 2,15 172,00 1,93 154,40
Thu hái 80 2,93 234,40 2,44 195,20
Chế biến 80 2,82 225,60 - -
Tổng chi phí - 965,89 - 403,40
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng 3.10 cho thấy chi phí sản xuất bình quân 1 sào chè của nhóm hộ II lớn hơn tới 2,39 lần so với nhóm hộ I, nếu như chi phí bình quân 1 sào chè của nhóm hộ II là 965.890 đồng/sào thì ở nhóm hộ I mức chi phí này là 403.400 đồng/sào. Nguyên nhân là do nhóm hộ II vừa đảm nhiệm công việc chăm sóc, thu hái và chế biến chè nên trong tổng chi phí của nhóm hộ này sẽ phát sinh thêm so với nhóm hộ I là các chi phí như chi phí phân bổ máy làm chè, chi phí công lao động cho chế biến. Chi phí khác bao gồm các chi phí như chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm như chi phí đi lại,các chi phí phát sinh khác.
* So sánh chi phí sản xuất giữa nhóm hộ II và nhóm hộ III tính trên 1 kg chè khô
Nhóm hộ III là nhóm hộ không trồng chè mà chỉ đầu tư máy móc và đi thu mua về chế biến và bán chè thành phẩm khô. Họ thường là các hộ dân mới chuyển tới định cư tại xã Suối Giàng nên đất cho sản xuất chè cổ thụ là không thể có. Công việc của nhóm hộ này là thu mua sản phẩm chè búp tươi chủ yếu của những hộ gia đình có đất sản xuất mà không có máy làm chè và họ thuộc nhóm hộ I. Như vậy có thể nói nhóm hộ này thuộc thành phần của kênh trung gian bao gồm cả công việc chế biến sản phẩm cuối cùng.
Vì nhóm hộ III không có diện tích đất sản xuất chè nên để so sánh mức chi phí sản xuất của hai nhóm hộ này ta tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất của chè tính trên 1 kg chè khô giữa hai nhóm hộ. Các hộ đều làm chè khô để bán nhưng mức đầu tư cho sản xuất chè giữa nhóm hộ có và nhóm hộ không có đất sản xuất chè thì lại có sự khác nhau tương đối lớn và điều này được cụ thể qua bảng 3.11:
Bảng 3.11. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 kg chè khô của hai nhóm hộ II và nhóm hộ III trong năm 2013
Tính trên 1 kg chè khô
Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá
lượng (1000đ) lượng tiền (1000đ)
1. Chi phí trung gian 27,49 82,12
Giống - - - - - -
Phân NPK Kg - - - - -
Phân chuồng Kg - - - - -
Thuê thu hái Công 80 0,08 6,40 - -
Điện Số 1,4 0,72 1,01 0,67 0,94
Củi m3 378,57 0,05 18,93 0,038 14,39
Thu mua chè tươi Kg 12,79 - - 5,06 64,72
Chi phí khác - 1,15 - 2,07
2. Chi phí phân bổ tài sản
- 5,97 - 6,21
3. Chi phí lao động Công 59,20 16,80
Chăm sóc 80 0,20 16,00 - -
Thu hái 80 0,28 22,40 - -
Chế biến 80 0,26 20,80 0,21 16,80
Tổng chi phí - 92,66 - 105,13
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng trên cho thấy mặc dù vừa trồng và chế biến chè nhưng chi phí trung gian cho sản xuất chè của nhóm hộ II lại thấp hơn rất nhiều so với nhóm hộ III. Bởi chi phí trung gian của nhóm hộ II ở đây chỉ bao gồm chi phí thuê thu hái, chi phí điện, chi phí củi và chỉ đạt 27.490 đồng/kg chè khô trong khi chi phí thu mua chè tươi của nhóm hộ III để sản xuất ra 1 kg chè khô lại tương đối cao với 64.720 đồng/kg chè khô.
Với chi phí lao động ở nhóm hộ II lại cao hơn nhóm hộ III, bao gồm cả công chăm sóc, công thu hái và công chế biến nên nhóm hộ II có chi phí lao động đạt 59.200 đồng/kg chè khô trong khi ở nhóm hộ III chi phí lao động cho chế biến chỉ đạt 16.800 đồng/kg chè khô. Phương thức bán chè khô có thể là các thương lái mua tại nhà là chủ yếu và một số hộ gia đình chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm của mình bằng cách xuống huyện, xuống thành phố hoặc xa hơn là cung cấp sản phẩm cho một số đại lý dưới Hà Nội,… và những chi phí cho việc này được hạch toán vào chi phí khác trong sản xuất chè nên những hộ bán trực tiếp chè tươi không có khoản chi này.
Như vậy, chi phí trung bình cho 1 kg chè khô của nhóm hộ III cao hơn nhóm hộ II, cụ thể nếu ở nhóm hộ II là 92.660 đồng/kg chè khô thì ở nhóm hộ III con số này là 105.130 đồng/kg chè khô.
3.3.2.2. Kết quả sản xuất, kinh doanh chè của các hộ điều tra * Đối với hộ trồng và bán chè tươi
Năng suất chè tươi quyết định kết quả sản xuất chè, đặc biệt là đối với nhóm hộ I, nhóm hộ bán trực tiếp sản phẩm chè tươi. Với đặc trưng chè được trồng trên
vùng đất cao, khí hậu khắc nghiệt và tuổi chè đạt đến vài trăm năm thì cây chè cho búp rất ít và việc thu hái cũng đặc biệt hơn so với sản xuất chè ở vùng thấp. Kết quả sản xuất chè của nhóm hộ I được cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.12. Kết quả sản xuất, kinh doanh trên 1 sào chè của nhóm hộ I năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Số liệu bình quân
1. Năng suất bình quân kg/sào 56,51
2. Giá bán bình quân 1000đ 12,79
3. Tính trên 1 sào bắc bộ
- Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 722,76
- Chi phí trung gian (IC) 1000đ 53,80
- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 668,96
- Công lao động gia đình 1000đ 349,60
- Tổng chi phí (TC) 1000đ 403,40
- Lợi nhuận (Pr) 1000đ 319,36
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua bảng trên cho thấy mức lợi nhuận bình quân trên một sào chè đối với những nhóm hộ này là 319.360 đồng/sào/năm. Và yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của nhóm hộ này là việc bán sản phẩm chè tươi, chỉ với mức giá trung bình khoảng 12.790 đồng/kg và đạt mức cao nhất khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg nhưng chỉ giữ được mức giá này trong thời gian rất ngắn trong khi giá bán của sản phẩm chè khô lại cao hơn gấp nhiều lần và khi hạch toán chi phí sản xuất thì người làm chè khô vẫn có thu nhập khá hơn so với người trồng và bán chè tươi. Tuy nhiên, hiện nay việc thu mua chè tươi có nhiều nguồn như từ chính các hộ dân có máy làm chè tại địa phương, HTX chè Suối Giàng và các thương lái việc ép giá cũng ít xảy ra làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ.
* Đối với hộ trồng chè, chế biến và bán chè khô
Sản phẩm cuối cùng của nhóm hộ này là chè khô thành phẩm nên năng suất chè vừa phụ thuộc vào sản lượng chè tươi vừa phụ thuộc vào tay nghề chế biến chè khô của từng hộ gia đình. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng việc trồng kết hợp với chế biến chè khô thành phẩm đạt hiệu quả cao hơn so với việc bán trực tiếp sản phẩm chè búp tươi và để chứng minh cho khẳng định này ta đi tìm hiểu bảng sau:
Bảng 3.13. Kết quả sản xuất, kinh doanh trên 1 sào chè của nhóm hộ II năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Số liệu bình quân
1. Năng suất bình quân kg/sào 10,65
2. Giá bán chè khô bình quân 1000đ 201,25
- Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 2.143,31
- Chi phí trung gian (IC) 1000đ 270,27
- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 1.873,04
- Công lao động gia đình 1000đ 632,00
- Tổng chi phí (TC) 1000đ 965,89
- Lợi nhuận (Pr) 1000đ 1.177,42
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Qua số liệu bảng trên cho thấy mức lợi nhuận bình quân trên một hộ sào chè đối với những hộ có máy làm chè khô là 1.177.420 đồng /sào mức lợi nhuận tương đối cao và cao hơn rất nhiều so với những hộ không có máy. Qua đó cho thấy giá trị của sản phẩm chè được tăng lên ở hai khâu cuối cùng là chế biến và tiêu thụ là chủ yếu. Tuy nhiên để làm ra các sản phẩm chè khô có giá trị cao đòi hỏi ở người sản xuất phải vừa kỹ thuật vừa có kinh nghiệm.
Giá trị sản xuất của 1 sào chè khi người dân vừa trồng chè kết hợp với việc chế biến và bán chè khô cao gấp khoảng 3 lần so với các hộ không có máy sao vò chè. Cụ thể, nếu giá trị sản xuất của nhóm hộ I thu được chỉ đạt 722.760 đồng/sào/năm thì nhóm hộ II thu được 2.143.310 đồng/sào/năm. Để có mức thu như vậy người dân phải đầu tư với mức chi phí trung gian cao hơn, công lao động nhiều hơn vì bao gồm cả công chế biến, tuy nhiên với giá trị chè khô rất cao trung bình đạt 201.250 đồng/kg thì giá trị gia tăng và lợi nhuận thu được vẫn cao hơn gấp nhiều lần so với nhóm hộ trồng và bán trực tiếp chè búp tươi.
Theo chủ hộ một gia đình có truyền thống sản xuất và làm chè khô từ lâu đời
thuộc bản Pang Cáng, chú Vàng Nhà Khua cho biết: “Những hộ dân có máy làm
chè ở trong xã với số lượng rất ít, chỉ có khoảng gần 20 bộ máy sao vò chè với công suất khoảng 50 kg chè tươi mỗi ngày và thường chỉ cho ra một loại sản phẩm mà mọi người gọi là chè loại 4 bán với giá bình quân khoảng 200.000 đồng/kg khô, những sản phẩm này được bán chủ yếu cho các thương lái đến tận địa phương để thu mua. Nhưng riêng chè của gia đình tôi sản xuất thì luôn cho ra 4 loại sản phẩm từ loại 1, loại 2, loại 3 và loại 4 các loại sản phẩm này có các mức rất giá khác nhau dao động từ 250.000/kg đồng đến 2000.000 đồng/kg. Để tạo ra được ra nhiều loại sản phẩm như vậy là do gia đình tôi có bộ máy sao vò chè với công suất lớn, máy có chế độ điều khiển tự động, với kinh nghiệm làm chè và kiến thức được học tại trường trung cấp nông nghiệp tôi đã tự mình mày mò thiết kế ra bộ máy này, bộ máy có trị giá 35.000.000 đồng. Hiện nay, gia đình đang hợp tác với hai đại lý lớn dưới Hà Nội để xuất khẩu chè Shan tuyết đặc sản”.
Đối với một xã còn nhiều khó khăn như xã Suối Giàng thì kết quả sản xuất thu được như vậy là một tín hiệu đáng mừng không những khích lệ người dân tích cực sản xuất mà còn cải thiện được đời sống của nhân dân trong xã.