Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại xã Suối Giàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 31 - 33)

II. Thông tin chung về sản xuất chè

3.2.Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại xã Suối Giàng

4. Bố cục khóa luận

3.2.Đánh giá thực trạng sản xuất chè tại xã Suối Giàng

Là một xã vùng cao có điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây trồng chịu lạnh, chịu hạn như cây lúa nương, cây ngô và đặc biệt là cây chè Suối Giàng đã có nhiều năm tuổi và trở thành cây thế mạnh của vùng. Vì ở độ cao 1.371 m so với mực nước biển nên thời tiết rất lạnh và khô nhất là vào thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau nên sản xuất lúa chủ yếu là lúa một vụ (vụ mùa vào mùa mưa) và lúa nương cũng chiếm một diện tích khá lớn trong tổng diện tích cây trồng hàng năm.

Bảng 3.5. Diện tích một số loại cây trồng chính xã Suối Giàng năm 2013

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Lúa ruộng vụ mùa 57,7 5,88

Lúa ruộng vụ đông xuân 30,0 3,06

Ngô vụ mùa 175,0 17,84

Ngô vụ hè thu 150,0 15,30

Sắn 95,0 9,69

Chè 423,0 43,13

Tổng 980,7 100,00

(Nguồn: UBND xã Suối Giàng)

Trong những năm gần đây diện tích trồng chè của xã không có sự thay đổi với tổng diện tích chè là 423 ha, chiếm 43,13 % trong đó có 394 ha diện tích chè kinh doanh, sản lượng thu hái đạt khoảng 500 tấn mỗi năm. Riêng năm 2013 UBND xã, Ban chỉ đạo trồng chè xã đã chỉ đạo nhân dân trồng mới theo kế hoạch của huyện đạt 12,7/20 ha. Sau chè là ngô trong đó ngô vụ mùa với diện tích là 175 ha, chiếm 17,84 % và ngô vụ xuân là 150 ha, chiếm 15,30 %.

Nằm ở độ cao 1.371m so với mặt nước biển, Suối Giàng có 530 nóc nhà với trên 2.670 khẩu, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Suối Giàng được thiên nhiên ban tặng cho những rừng chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi nức tiếng gần xa. Hiện toàn xã có 463 ha chè Shan tuyết, trong đó diện tích chè kinh doanh 393 ha. Hàng năm, toàn xã thu hái được 500 - 550 tấn chè búp tươi, mang về cho bà con trên 7 tỷ đồng. Mặc dù chè Suối Giàng là nguồn thu chính của đồng bào nhưng nhìn chung, năng suất, sản lượng chè còn thấp do chăm sóc, thu hái không đúng kỹ thuật, dẫn đến cây chè bị khai thác một cách kiệt quệ.

Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều diện tích chè kinh doanh của xã bị sâu bệnh, nhất là tình trạng mối xâm hại làm nhiều diện tích bị chết hoặc sinh trưởng, phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Diện tích bị mối xông và sâu bệnh phá hại chiếm khoảng 30 ha, rải rác ở các thôn nhưng tập trung nhiều nhất ở khu Bản Mới. Những cây chè xanh tốt nhưng đã bị mối đục đầy gốc, có những cây bị mối xông lên tận ngọn làm cho còi cọc và chết dần.

Trước thực trạng đó, huyện Văn Chấn đã phối hợp với các ngành chức năng, những tổ chức khoa học, các viện nghiên cứu để khảo sát tìm những giải pháp triệt để nhằm giữ lại vùng chè cổ. Đặc biệt, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã thực hiện 2 đề tài khoa học là “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng chè Shan tuyết Suối Giàng” và “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phòng, chống mối phá hoại vùng chè Shan tuyết trên địa bàn tỉnh Yên Bái” do Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái đảm nhiệm. Trong đó, việc nâng cao chất lượng chè Shan tuyết Suối Giàng được thực hiện bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ về đốn, thu hái, bón phân hữu cơ phòng trừ mối sâu bệnh.

Biện pháp phòng trừ mối được thực hiện bằng cách cho thức ăn có chế phẩm sinh học vào để dụ mối về, khi mối ăn chế phẩm sinh học sẽ ngấm vào và truyền sang mối khác sẽ diệt được mối tận gốc. Bên cạnh đó còn thực hiện xử lý bằng

thuốc Metavina 90 DP đối với chè trên 50 năm tuổi tại hộ gia đình ông Giàng A Đằng, thôn Giàng B; xử lý thuốc Metavina 10 DP tại hộ gia đình bà Sổng Thị Phua, thôn Giàng B; đối với hộ gia đình ông Vàng Súa Dê, thôn Bản Mới thực hiện công thức canh tác, vật lý, cơ giới,... cộng với thuốc PMC 90 và thực hiện nghiên cứu về đặt hộp nhử, chất dụ mối,...

Cho đến nay, toàn bộ diện tích thí nghiệm đã chưa thấy mối trở lại, cây chè sinh trưởng và phát triển khá hơn. Theo đánh giá bước đầu, đối với diện tích xử lý thuốc Metavina 90 DP và Metavina 10 DP có tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên, đây mới chỉ việc xử lý một lần ở các công thức khác nhau nên việc đánh giá vẫn chưa thật rõ và cụ thể [12].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn xã suối giàng, huyện văn chấn, tỉnh yên bái (Trang 31 - 33)