II. Thông tin chung về sản xuất chè
4. Bố cục khóa luận
3.5.2. Tình hình tiêu thụ chè xã Suối Giàng
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là công đoạn quan trọng quyết định đến kết quả vả hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất chè cùng như bất kỳ ngành sản xuất nào, giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm
(đầu ra) thì sản xuất kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển, quá trình tiêu thụ chè trên thị trường bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: thị hiếu người tiêu dùng, chế biến, giá cả, các sản phẩm cùng loại và cả điều kiện thời tiết,… Sản phẩm chè được tiêu thụ dưới hình thức là bán khô, với những hộ gia đình có máy sao vò chè thì bản thân họ tự chế biến và đưa sản phẩm ra thị trường còn với những hộ không có máy sao vò chè thì họ bán trực tiếp chè búp tươi. Tuy nhiên, chè khô chủ yếu được bán qua các khâu trung gian từ đó hình thành mạng lưới các kênh tiêu thụ, cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm chè của xã Suối Giàng
* Các thành phần tham gia vào kênh
Tham gia vào kênh tiêu thụ chè gồm các tác nhân chính sau: hộ sản xuất kinh doanh chè, HTX chè Suối Giàng, các đại lý, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
Qua sơ đồ cho thấy hộ sản xuất kinh doanh chè Suối Giàng được chia thành 3 nhóm hộ: nhóm hộ I là những hộ trồng và bán sản phẩm chè búp tươi; nhóm hộ II là những hộ vừa trồng vừa có máy để chế biến chè khô và nhóm hộ III là nhóm hộ không có diện tích đất trồng chè nhưng lại có máy sao vò chè chuyên thu mau chè tươi về để chế biến chè khô thành phẩm.
Nhóm hộ I chỉ bán trực tiếp búp chè tươi nên không cung cấp được sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng được mà họ chỉ bán chè nguyên liệu cho các hộ dân chế biến chè khô (nhóm hộ II và nhóm hộ III) và HTX và nhà máy chè Suối Giàng. Tuy nhiên, do giá mua nguyên liệu đầu vào của các đơn vị này không hấp dẫn hay
Người tiêu dùng cuối cùng Nhóm hộ I Thương lái Nhóm hộ II Nhóm hộ III Các đại lý Bán buôn, bán lẻ HTX, Nhà máy chè Suối Giàng
nói cách khác là nhiều khi HTX và nhà máy chè Suối Giàng mua với giá thấp hơn so với các hộ chế biến chè khô nên chè của nhóm hộ I được bán cho HTX, cho nhà máy với số lượng không nhiều, vì chỉ khi những hộ chế biến chè khô không kịp chế biến chè với số lượng lớn thì chè búp tươi mới được bán cho HTX, nhà máy chè Suối Giàng, thiếu nguyên liệu là nguyên nhân chính khiến các đơn vị này hoạt động không hết công suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa xứng với tiềm năng của nó. Là người cung cấp sản phẩm thô hay sản phẩm chưa qua chế biến nên nhóm hộ I thu được lợi nhuận không cao vì giá của chè tươi thấp hơn rất nhiều so với chè khô, và thời điểm chè đắt nhất hay được giá nhất thì chè tươi bán được với giá từ 20.000 đ/kg đến 30.000 đ/kg trong khi giá của chè khô cùng thời điểm đạt tới trên 300.000 đ/kg. Như vậy, giá của chè sau khi chế biến cao gấp khoảng 10 lần so với chè búp tươi mà các chi phí như sao vò chè và tìm đầu ra cho sản phẩm chè khô là không đáng kể với một sản phẩm đã có tiếng như chè cổ thụ Suối Giàng.
Nhóm hộ II là nhóm hộ vừa trồng chè vừa có máy để chế biến và tiêu thụ chè khô nên sản phẩm của họ được đưa tới tận tay người tiêu dùng. Qua sơ đồ cho thấy sản phẩm chè khô của nhóm hộ này được đi qua 4 kênh: bán trực tiếp cho người tiêu dùng (khách tham quan, du lịch, mua làm quà biếu), bán cho người bán buôn là những người thường đến xã tu mua chè khô vào các thời điểm chè được thu hoạch trong năm và bán cho các đại lý, các đại lý này có địa điểm đa dạng như ở dưới huyện, dưới tỉnh thậm chí là dưới thủ đô Hà Nội và đem đi xuất khẩu và kênh phân phối dài nhất đó là kênh bán cho HTX, nhà máy chè Suối Giàng. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ được bao gói, nhãn mác ở HTX, nhà máy chè Suối Giàng, các đại lý lớn nên giá trị gia tăng mà nhóm hộ này thu được cũng chưa cao.
Nhóm hộ III là nhóm hộ có thể coi là thuộc thành phần của khâu trung gian bởi nhóm hộ này không trồng chè mà chỉ đạm nhiệm công việc thu mau chè nguyên liệu và chế biến chè khô. Sản phẩm của nhóm hộ này cũng được phân phối qua 3 kênh như ở nhóm hộ II nhưng có một điều khác biệt đó là việc chế biến chè của họ được hạch toán một cách cụ thể, họ phải tính chi phí và lợi nhuận thu được đạt ở một mức hợp lý và có lãi nên mọi công việc từ quyết định mua chè búp tươi với giá và số lượng như thế nào cho đến việc tiêu thụ hay tìm đầu ra cho sản phẩm nhóm hộ này cũng linh hoạt hơn rất nhiều so với nhóm hộ II. Nhóm hộ này ít kinh nghiệm làm chè khô hơn nhóm hộ II nhưng với việc chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm đã mang lại mức lợi nhuận đáng kể hay góp phần tạo một mức sống khá cho những người mới định cư.
Khi kênh tiêu thụ dài thì giá trị gia tăng cho sản phẩm càng lớn nhưng có một nghịch lý rằng người sản xuất vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Chỉ khi tiêu thụ tới người người tiêu dùng trực tiếp thì người sản xuất mới có giá cao hơn và không bị
ép giá. Tuy nhiên, thì với số lượng lớn người sản xuất không thể tiêu thụ theo kênh này được do mất quá nhiều thời gian, bởi vậy mà đa số các hộ chọn hình thức bán buôn cho thương lái, một số ít thì tìm được các đại lý phân phối sản phẩm.
Nhìn chung khi tiêu thụ qua các kênh trung gian thì người sản xuất có thể mở rộng thị trường tiêu thụ về sản phẩm, còn khi tiêu thụ trực tiếp tới người tiêu dùng thì phạm vi phân phối hẹp không tập trung được nguồn hàng và số lượng sản phẩm bán được qua kênh trực tiếp này không đáng kể.
- HTX chè Suối Giàng, Nhà máy chè Suối Giàng
Đây là các đơn vị thu mua sản phẩm chè búp tươi để chế biến và phân phối sản phẩm chè cổ thụ Suối Giàng. Mặc dù với một diện tích chè cổ thụ lớn như vậy nhưng các đơn vị này thường hoạt động không hết công suất, nguyên nhân chính ở đây có thể nói là năng suất chè búp tươi không cao, giá mua sản phẩm chè búp tươi là kém cạnh tranh bởi các đơn vị này thường mua với giá thấp hơn các hộ dân chế biến chè, các thương lái. Tuy nhiên, nếu cung cấp sản phẩm cho các đơn vị này thì giá cả sẽ ít bị biến động hơn. Là hai đơn vị được cấp phép sử dụng nhãn hiệu chè Suối Giàng nên việc đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm chè cổ thụ Suối Giàng và việc bao gói, nhãn mác được các đơn vị này thực hiện và có nhiệm vụ phát triển thương hiệu chè Suối Giàng vươn ra thế giới. Nếu chỉ thu mua chè tươi và chế biến thì hoạt động của các đơn vị này sẽ kém hiệu quả nên việc thu mua chè khô thành phẩm cũng được khuyến khích nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Các đại lý phân phối sản phẩm
Các đại lý phân phối sản phẩm thường có quy mô hay số lượng sản phẩm chè thành phẩm rất lớn, họ có nhiệm vụ phân phối sản phẩm ra nước ngoài như các đại lý ở Hà Nội hay tới những người bán lẻ và một phần nhỏ là tới trực tiếp người tiêu dùng. Sau khi thu mua sản phẩm đã qua chế biến, qua đóng gói, nhãn mác thì khi qua các đại lý này sẽ mang lại giá trị gia tăng đáng kể cho sản phẩm, đồng thời khếch trương danh tiếng sản phẩm trong tỉnh, trong khu vực và ra cả thế giới.
- Thương lái
Thương lái là thuộc thành phần của kênh trung gian và chỉ đảm nhiệu công việc thu mua và bán qua tay sản phẩm khô đã qua chế biến. Phần thu nhập của họ chính là sự chênh lệch giá cả sản phẩm khô thu mua từ các hộ dân và các đại lý, thương lái khác hay người tiêu dùng cuối cùng. Cùng một cách thức như người nông dân, trước khi gia nhập chính thức kênh tiêu thụ thì hoạt động tham gia thị trường bắt đầu việc thu nhập, tham khảo thông tin về giá cả từ những thương lái quen biết, có cùng chung hoạt động thu mua sản phẩm như họ và đồng thời họ cũng thu nhập thông tin từ các đại lý, cơ sở chế biến, cuối cùng cũng chọn những người mua với giá cao nhất chọn là đối tác để cung cấp lâu dài. Nếu trong khâu thu mua sản phẩm các
thương lái này hay ép giá nông dân nhằm mua với giá thấp thì ngược lại trong khâu bán ra thương lái cũng bị động trong việc thương lượng giá cả với các đại lý phân phối sản phẩm, tiểu thương, các cơ sở kinh doanh.
Phương thức mua thông thường thương lái xác định thời điểm mùa vụ của sản phẩm sau đó chủ động liên hệ với nông dân chủ động đưa ra giá cả để đôi bên thương lượng. Thương lái chỉ đồng ý thu mua khi nông dân chấp nhận theo giá mà thương lái đưa ra dựa trên giá thị trường và thương lái sẽ tính toán chọn mua tại hộ sản xuất với giá thấp, đây là điểm thuận lợi của thương lái sẽ tính toán chọn mua nhưng lại bất lợi cho nông dân nếu thương lái đưa ra giá quá thấp nhằm tìm kiếm sự chênh lệch giữa giá mua thấp và giá bán cao. Hầu hết người cung cấp chính cho thương lái thường là mối quen biết đã quan hệ mua bán nhiều năm, vì sợ bán cho thương lái khác sẽ bị ép giá làm cho giá bán thấp đi. Thương lái chủ động liên lạc với các đại lý, tiểu thương, cơ sở kinh doanh để thương lượng về giá cả, số lượng,… Sau khi thu mua số lượng lớn từ nông dân, thương lái trộn lẫn vào nhau để cho chất lượng đồng đều rồi mới đem ra tiêu thụ.
- Người bán lẻ
Đa số họ là những người kinh doanh với số lượng vốn nhỏ bán với số lượng không nhiều chủ yếu dưới hình thức ki ốt, bán ở các khu đô thị trong và ngoài tỉnh, có nhiệm vụ phân phối sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Người tiêu dùng cuối cùng
Đây là người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, họ là những người lựa chọn xem loại sản phẩm nào phù hợp với khả năng thanh toán và đặc biệt là đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của họ như về chất lượng bao gồm các chỉ tiêu về hương vị, màu nước chè, … và về số lượng. Người tiêu dùng thường phải mua với giá cao hơn so với người sản xuất bán ra do quá trình tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian; càng qua nhiều người buôn thì người mua càng phải càng phải mua với giá cao.