Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 31 - 37)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính

Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm về phía tây của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.

Toạ độ địa lý: 21003’ đến 21012’ vĩ độ Bắc

104051’ đến 105001’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp xã Thu Cúc; phía Nam giáp với huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình; phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La; phía Đông giáp các xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vĩnh Tiến.

3.1.2. Địa hình địa mạo

Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên.

Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà bao gồm cả huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600-700m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Cao nhất là đỉnh núi Voi 1386m, tiếp đến là núi Ten 1244m, núi Cẩn 1144m.

Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Sự chia cắt theo chiều sâu cũng khá lớn, các sườn núi khá dốc, bình quân 200.

Nhìn chung địa hình trong khu vực có 4 kiểu chính như sau:

- Kiểu núi trung bình (N2) - Kiểu địa hình núi thấp (N3) - Kiểu đồi (Đ)

- Thung lũng và bồn địa (T)

3.1.3. Khí hậu thuỷ văn 3.1.3.1. Khí hậu

Dưới đây là số liệu khí tượng được theo dõi liên tục trong nhiều năm (từ 1995 - 2008) của trạm khí tượng Minh Đài và Thanh Sơn

Bảng 3.1. Số liệu khí hậu của các trạm trong vùng

Các nhân tố khí hậu Trạm Minh Đài

Trạm Thanh Sơn

Nhiệt độ trung bình năm 22,50 22.80C

Nhiệt độ không khí cao nhất. Tuyệt đối 40.7 OC Nhiệt độ không khí thấp nhất. Tuyệt đối 0.5 OC

Số giờ nắng trong năm 15.278 giờ

Tổng lượng mưa TB năm 1.826mm 1.660mm

Số ngày mưa trong năm 160 ngày 140 ngày

Lượng mưa ngày lớn nhất 239 mm/ngày

Số ngày có mưa phùn 22,1 ngày

Số ngày có sương mù 49,2 ngày

Tổng lượng bốc hơi trong năm 652,7mm

Độ ẩm không khí TB năm 86 %

Độ ẩm cực tiểu trung bình 65 %

Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối 14%

3.1.3.2. Thủy văn

Hệ thống sông Bứa với các chi lưu của nó toả rộng ra khắp các vùng.

Với lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1500-2000mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2453mm nhưng có năm ít mưa chỉ đo được 1414mm.

Trong vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40l/s/km2. Dòng chảy cực tiểu khoảng 67 l/s/cm2. Lưu vực sông Bứa khá rộng. Địa hình lưu

vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Vườn quốc gia chỉ nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Bứa với nhiều nhánh suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong vườn.

3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng 3.1.4.1. Địa chất

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: khu vực Vườn quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Theo các nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.

Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura- creta.

Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi khá cao, cao nhất có đỉnh 1200m. Đá vôi có mầu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung Làng Lạng, Làng Dù và Làng Lấp... Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ.

3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú... Nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này.

Một số loại đất chính có nhiều giá trị trong khu vực: Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH); Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp

(F); Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi)-R; Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL):

3.1.5. Hệ sinh thái và thảm thực vật rừng

Vườn quốc gia nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, nên thảm thực vật rừng trong khu vực tương đối đa dạng.

Bảng 3.2. Thống kê diện tích các kiểu thảm ở Xuân Sơn

hiệu Kiểu thảm

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) 1.1 Rừng kín thương xanh mưa ẩm nhiệt đới 1.733 11.5 1.2 Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi

xương xẩu 1.549 10.3

1.3 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy 1.156 7.7

1.4 Rừng thứ sinh tre nứa 639 4.2

1.5 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh 4.624 30.7

1.6 Rừng trồng 21 0.1

2.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 2.218 14.7 2.2 Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp trên đất

đá vôi xương xẩu 883 5.9

2.3 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới

núi thấp 531 3.5

2.4 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh á nhiệt

đới núi thấp 303 2.0

3 Thảm cây nông nghiệp và dân cư 1.369 9.1

4 Hồ nước 22 0.1

Tổng 15.048 100,0

3.1.6. Hệ thực vật rừng 3.1.6.1. Thành phần thực vật

Kết quả điều tra bước đầu và tập hợp tài liệu, đã thống kê được 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Trong các ngành thực vật đã ghi nhận được thì ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm đa số, sau đó là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) rồi đến ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ít loài nhất là 2 ngành Khuyết lá thông và ngành Quản bút.

Bảng 3.3. Thành phần thực vật VQG Xuân Sơn

Ngàng thực vật Số họ Số chi Số loài

Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1

Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 5

Quản bút (Equisetophyta) 1 1 1

Dương xỉ (Polypodiophyta) 15 21 42

Thông (Pinophyta) 4 5 5

Ngọc lan (Magnoliophyta) 111 444 672

- Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 94 735 541

- Lớp Hành (Liliopsida) 17 87 131

Tổng số 134 475 726

Trong thành phần thực vật ở Xuân Sơn, thấy đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết là khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam- Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ óc chó (Juglandaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Đậu, họ Ngọc lan (Magnoliaceae),.... Đây là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật Xuân Sơn. Ngoài ra còn có các luồng thực vật di cư khác:

Luồng di cư thứ nhất, từ phía Nam đi lên là luồng các yếu tố Malaixia - Inđônêxia trong đó họ Dầu (Dipterocarpaceae) là họ tiêu biểu với 6 loài: Chò

nâu - Dipterocarpus retusus, Chò chỉ - Shorea chinensis, Sao Trung Hoa - Hopea chinensis, Táu nước - Vatica glabrata, Táu lá ruối - Vatica odorata subsp. odorata và Táu muối - Vatica diospyroides đều là những loài trong họ Dầu di cư lên phía Bắc xa hơn cả.

Luồng thứ hai, từ phía Tây Bắc đi xuống bao gồm các yếu tố vùng ôn đới theo độ vĩ Vân Nam - Quí Châu và chân dãy núi Himalaya, trong đó có các loài cây ngành Thông (Pinophyta), họ Đỗ quyên (Ericaceae) và các loài cây lá rộng rụng lá thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae).

Luồng thứ ba, từ phía Tây và Tây Nam, là luồng các yếu tố Inđônêxia- Malaixia của vùng khô hạn Ấn Độ - Miến Điện, tiêu biểu là một số loài rụng lá như Sâng - Pometia pinnata, họ Bàng (Combretaceae)...

3.1.7. Khu hệ động vật 3.1.7.1. Đặc điểm khu hệ.

Khu hệ Động vật có xương sống ở cạn Xuân Sơn đã được khảo sát từ 1991, khi xây dựng dự án đầu tư khu Bảo tồn thiên nhiên. Từ đó tới nay đã có nhiều đợt khảo sát nghiên cứu cộng với kết quả khảo sát của đoàn lập dự án đầu tư (2003), đã thống kê được 365 loài. Cụ thể thú 69 loài, chim 240 loài, bò sát 32 loài, và lưỡng thê 24 loài. So với các kết qủa khảo sát cũ, thì đợt khảo sát vừa qua đã bổ sung 70 loài chim, 8 loài thú và một số loài lưỡng thê, bò sát.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát động vật rừng

TT Lớp Tổng số

loài

Số loài có

mẫu Số loài quan sát Số loài phỏng vấn

1 Thú 62 12 30 15

2 Chim 5 235

3 Bò sát 17 19 5

4 Lưỡng thê 10 22 2

Tổng 52 308 24

3.1.7.2. Sơ bộ đánh giá tình trạng nguồn lợi.

Nhìn chung, tình trạng nguồn lợi động vật rừng tương đối nghèo. Có tới 7 loài gần như đã rơi vào tình trạng bị tiêu diệt ở Xuân Sơn. Đó là Vượn đen tuyền, Hồng hoàng (Buceros bicornis), Voọc bạc má (Trachypithecus bicornis), Nai (Cervus unicolor), Cheo cheo (Tragulus javanicus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (P. pardus). Những loài có giá trị kinh tế khác đề ở cấp mật độ ít. Mặt khác, 50 loài ở cấp mật độ nhiều, đều là những loài Chim nhỏ thuộc họ Chim chích, Chim sâu, các loài Sẻ. Những loài bò sát, lương cư cũng thế. Tất cả các loài Rùa, Kỳ đà, Trăn và các loài Rắn có giá trị thương mại hoặc dược liệu, đều đã trở nên hiếm.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)