Giải pháp cho thực hiện các dự án tiếp theo

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5.2. Giải pháp cho thực hiện các dự án tiếp theo

+ Làm cho người dân nhận thức rõ hơn về DA và từ đó tham gia một cách chủ động vào công tác quy hoạch và lập kế hoạch, một số khái niệm và thuật ngữ chuyên môn cần được diễn đạt đơn giản, dễ hiểu với trình độ của người dân. Làm tốt công tác truyền thông, khuyến khích STG của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để họ chủ động đưa ra ý kiến của mình. Xác định rõ vai trò trợ giúp, thúc đẩy của cán bộ DA, không trực tiếp làm thay dân. Khi QHSDĐ cần chú ý tới các loại hình đất khác như đất thổ cư, đất trồng CĂQ,

đất chăn thả gia súc…để đảm bảo tính an toàn cho rừng trồng DA. Các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch cần phải được làm rõ, đặc biệt quy ước bảo vệ rừng của các thôn cần có sự thống nhất và thực hiện nghiêm túc của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Coi người dân là chủ thể của dự án từ đó nhận thức rõ hơn và tham gia một cách chủ động vào công tác quy hoạch và lập kế hoạch.

+ Quy trình và phương pháp điều tra lập địa cần được tập huấn đầy đủ, tỉ mỉ hơn nữa cho cán bộ hiện trường và cán bộ phổ cập, bởi việc này do chính họ làm cùng với STG của một số người dân địa phương. Cần có chỉ tiêu cụ thể làm cơ sở cho việc ghép nhóm dạng lập địa.

Nếu cần thiết rút ra một bài học về các DA trồng rừng trong những thập niên vừa qua, thì trước hết phải nói đến việc kế thừa, vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của địa phương hay còn gọi là "kiến thức bản địa". Bởi lẽ không gì có thể thay thế được kiến thức bản địa mà con người đã tích luỹ được trong chính cuộc đời họ. Các kiến thức địa phương thường được xây dựng trên những kinh nghiệm được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chúng là nguồn tài liệu hướng dẫn tốt để xây dựng DA. Do vậy, chiến lược quan trọng nhất để DA thành công là chấp nhận quyền tối cao quyết định của nhân dân địa phương vì dẫu sao họ cũng sẽ làm cái mà họ muốn, đồng thời giúp họ đề xuất các lựa chọn hợp lý cây trồng trên nguyên tắc: "Đất nào, cây ấy". Cần tiến hành các công việc này theo phương pháp PRA có STG của người dân.

+Tăng cường sự phối kết hợp giữa BQLDA với các cơ quan chức năng khác như Địa chính, Kiểm lâm và UBND xã để đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp bìa đỏ cho các hộ: Với những diện tích không thuộc phạm vi đầu tư của DA cũng cần một kinh phí nhất định để rà soát lại diện tích và tiếp tục giao cho các hộ để họ yên tâm sản xuất và đảm bảo tính bền vững từ rừng trồng DA.

+ Tăng cường hoạt động dịch vụ phổ cập thông qua các cơ quan KNL Nhà nước các cấp. Những hoạt động này của DA nhằm phát triển bền vững tài nguyên rừng, phát huy vai trò cộng đồng, giúp họ tự thành lập các nhóm sở thích, hiệp hội nông dân làm nghề rừng… Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn với đối tượng là cán bộ cấp thôn, các HND, chú trọng các phương pháp truyền thông cơ sở. Sử dụng tối đa ngôn ngữ phổ thông, tranh ảnh trong các tờ rơi, tờ bướm. Đầu tư vốn xây dựng các mô hình trình diễn làm cơ sở cho mọi người tham quan học tập và nhân rộng.

+ Tổ chức sản xuất cây con ở các vườn ươm phân tán quy mô nhỏ là một chủ trương đúng đắn, cần tiếp tục phát huy: Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện. Tăng cường tham quan, tập huấn về quy trình sản xuất, cách phòng chống sâu bệnh vườn ươm HGĐ. Lựa chọn các hộ có trình độ, tạo điều kiện để họ được tiếp cận dần với công nghệ sản xuất cây con chất lượng cao.

+ Xây dựng quy trình và chỉ tiêu kỹ thuật đánh giá chất lượng và diện tích rừng. Trước khi đưa ra công thức phối trí giữa những loài cây trong trồng rừng cần phải nghiên cứu đặc tính sinh thái từng cây và phải nghiên cứu điều kiện lập địa thích hợp tránh hiện tượng trồng các loài cây ưa sáng mọc nhanh với nhau.

+ Tiếp cận với xu hướng sản xuất cân đối gỗ lớn, gỗ nhỏ, lâm sản ngoài gỗ, và dịch vụ môi trường: Xây dựng quy trình khoa học công nghệ trồng rừng gỗ lớn, gỗ nhỏ và cả giải pháp trồng rừng vừa khai thác gỗ nhỏ, vừa nuôi dưỡng để khai thác gỗ lớn; quản lý bền vững rừng tự nhiên, thâm canh, làm giàu rừng lâm sản ngoài gỗ bền vững.

+ Tăng cường phí quản lý cho dự án cơ sở: Tăng phí quản lý dự án cơ sở từ 8 % hiện nay lên 12% từ tổng vốn đầu tư hàng năm, lấy từ ngân sách nhà nước; cũng có thể cấp phí quản lý như nhau cho các Ban quản lý dự án 661.

+ Cải thiện chính sách đầu tư: Đơn giá đầu tư hiện tại bình quân 10 triệu đồng/ ha là chưa đủ, chưa kể các hỗ trợ về hạ tầng, khoa học công nghệ, khuyến nông khuyến lâm, quản lý dự án...; Đơn giá trồng rừng sản xuất nên tăng thêm vì hiện nay đất trồng rừng dự án chỉ còn ở những chỗ xa xôi, hẻo lánh khó khăn… Và nên theo thiết kế dự toán cho từng loại rừng, từng điều kiện và trách nhiệm của chủ đầu tư; ưu đãi của nhà nước không nên thông qua lãi suất ưu tiên, dễ gây ra thủ tục phức tạp và quyền xin - cho.

+ Có kế hoạch triển khai đào tạo nguồn lực, cán bộ nhân viên của dự án phải được qua các lớp đào tạo dù ngắn hạn. Chuyên trách hóa công việc của dự án trong thời gian dự án có hiệu lực; trang thiết bị tối thiểu phải được đảm bảo để thực thi.

+ Giám sát đánh giá chặt chẽ là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự thành công của DA. Do đó, tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động DA cần phải được giám sát đánh giá một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Thiết lập ngay hệ thống giám sát đánh giá từ Ban quản lý trung ương đến các Ban quản lý dự án cấp cơ sở. Có đào tạo cán bộ chuyên trách và cập nhật ở cấp tỉnh, có cán bộ thống kê kiêm nhiệm ở cấp cơ sở.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)