Đánh giá kỹ thuật áp dụng trong dự án 661

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 59 - 63)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án

4.2.3. Đánh giá kỹ thuật áp dụng trong dự án 661

Lập kế hoạch thực hiện có vị trí rất quan trọng để khởi đầu cho các hoạt động của các dự án đạt được mục tiêu cần hướng tới và có ảnh hưởng tới và có ảnh hưởng lớn đến kết quả của các hoạt động, đồng thời làm cơ sở giám sát và đánh giá. Cơ sở đánh giá kết quả của các bước công việc này bao gồm:

- Mức độ hiểu biết mục tiêu dự án của các hộ gia đình điều tra khảo sát.

- Mức độ hỗ trợ của cán bộ dự án.

- Mức độ tham gia của hộ gia đình trong các hoạt động dự án.

Kết quả điều tra tại các hộ gia đình tại 2 xã Xuân Sơn và Kim Thượng, Vườn quốc gia Xuân Sơn về cách tiếp cận của dự án trong thiết kế thực hiện các hoạt động của dự án được tổng hợp tại bảng sau

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá mức độ hiểu biết về mục tiêu của dự án 661 Đơn vị tính: tỷ lệ %

Mức đánh giá

Hiểu mục tiêu dự án

Sự hỗ trợ của cán bộ

Tham gia các hoạt động

xã Xuân Sơn

xã Kim Thượng

xã Xuân Sơn

xã Kim Thượng

xã Xuân Sơn

xã Kim Thượng

Rất hạn chế 8 35 6 12,4 11 6

Hạn chế 22 36 15,4 38,9 36 12

T.bình 67 29 61 38,7 48 61

Khá 0 0 12 5 5 0

Rất khá 3 0 5,6 5 0 21

Số liệu bảng 4.4 cho thấy: Có tới 30 - 36% hộ gia đình không hiểu hoặc không hiểu rõ mục tiêu của dự án (mục tiêu phòng hộ của rừng), 60 - 70 % hộ hiểu rõ mục tiêu của dự án. Kim Thượng là xã có số hộ không hiểu rõ mục tiêu dự án cao nhất 35 - 36%, xã Xuân Sơn có số hộ nắm được mục tiêu dự án lớn nhất là 67%.

Sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án thông qua hoạt động tập huấn kỹ thuật gieo ươm tạo cây con, trồng chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Kết quả cho thấy nếu người dân nhận được sự hỗ trợ tốt về mặt kỹ thuật từ phía dự án thì sự hiểu biết về mục tiêu dự án tăng lên rất nhiều.

Chẳng hạn ở xã Xuân Sơn, khi có 15,4% số hộ tham gia cho rằng họ nhận được sự hỗ trợ ở mức trung bình thì 61% trong số họ có sự hiểu biết khá rõ về mục tiêu dự án. Tuy nhiên, công tác tập huấn kỹ thuật ít được quan tâm và không tổ chức thực hành trên hiện trường dẫn đến sự hạn chế sự hiểu biết về mục tiêu dự án. Có nhiều ý kiến chủ quan cho rằng, việc trồng cây quá dễ đối với dân nên không phải tập huấn kỹ thuật hay hội thảo đầu bờ nữa. Vì vậy, để nhận được tiền công trồng và chăm sóc người dân phải trồng đi trồng lại nhiều lần do không nắm chắc kỹ thuật và tỷ lệ sống thấp.

Mặt khác, mức độ tham gia của các hộ trong quá trình tập huấn lập kế hoạch cũng như các hoạt động của dự án cũng có ảnh hưởng đến quá trình đánh giá mức độ hỗ trợ kỹ thuật về sự hiểu biết về mục tiêu dự án. Mặc dù các hộ có tên trong danh sách tham gia dự án, nhưng mức độ tham gia các hoạt động dự án rất hạn chế. Ở 2 xã có 30 % số hộ không tham gia nên mức độ hiểu biết của họ về mục tiêu dự án, đánh giá về sự hỗ trợ kỹ thuật còn hạn chế.

Có thể nói rằng, 3 nhân tố có sự liên quan lẫn nhau, trong đó hỗ trợ kỹ thuật là nhân tố trung tâm đòi hỏi cán bộ dự án phải có phương pháp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với trình độ hiểu biết của người dân, thời gian tập huấn hợp lý, lý thuyết phải gắn với thực hành. Tuy vậy, công tác này chưa

được dự án quan tâm và ngân sách cho các hoạt động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn của dự án 661 do đó hiệu quả rất thấp. Có thể đây là một bài học về cách tiếp cận thực hiện dự án 661 cần rút kinh nghiệm cho những dự án tiếp theo để đổi mới phương pháp lập kế hoạch và chuyển giao hỗ trợ kỹ thuật đến người dân.

4.2.3.2. Kỹ thuật áp dụng trong dự án

Kết quả điều tra khảo sát kỹ thuật trồng chăm sóc bảo vệ rừng tại khu vực được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 4.5. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng áp dụng

TT Nội dung công

việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể

1 Xử lý thực bì Phát dọn theo băng với nơi có địa hình dốc và phát đốt toàn diện ở những nơi có địa hình ít dốc.

2 Làm đất

Cục bộ bằng phương pháp đào hố thủ công. Kích thước hố 30 x 30 x 30 cm, hoặc 40 x 40 x 40 cm phụ thuộc loài cây.

3 Mật độ trồng

- Rừng trồng thuần loài chủ yếu là 1600 cây/ha

- Trồng hỗn giao, mật độ 1600 cây/ha; gồm 600 cây/ha cây trồng chính và 1000 cây /ha là cây phù trợ.

- Một số mô hình trồng 3 cây, tỷ lệ giữa các cây có khác nhau phụ thuộc vào loài cây (600 keo + 150 Lát/ha hay 500 keo + 300 Giổi + 200 Lát...)

4 Nguồn giống

- Phần lớn các diện tích rừng phòng hộ trồng trước năm 2006, cây trồng chính chủ yếu là các giống lấy từ rừng tự nhiên chưa qua chọn lọc, tiêu chuẩn cây con xuất vườn chưa được giám sát chặt chẽ. Từ 2007 chất lượng cây giống đã được cải thiện, có nguồn gốc

rõ ràng..

- Cây trồng phù trợ, cây trồng rừng sản xuất giống đã được cải thiện, cây con từ hạt, hom, hạt nhập ngoại...

5 Phương pháp trồng

Chủ yếu trồng bằng cây con có bầu

6 Thời vụ trồng Phụ thuộc vào mùa mưa

7 Bón phân - Phân vi sinh, NPK, phân chuồng, liều lượng 150 - 200 g/hố. Với rừng sản xuất liều lượng cao hơn

8 Chăm sóc Phát dây leo bụi rậm, làm cỏ, vun gốc kết hợp bón phân trong 3 năm đầu

9 Tỉa thưa nuôi dưỡng

Đã có một số hộ dân đã quyết định chặt tỉa thưa cây phù trợ

10 Khoanh nuôi bảo vệ rừng

- Chủ yếu là bảo vệ không tác động một biện pháp kỹ thuật lâm sinh nào

- Một số hộ, hoặc nhóm hộ tiến hành phát luỗng dây leo bụi rậm, cây cong queo sâu bệnh...

11 Khoanh nuôi có trồng bổ sung

Phát luỗng dây leo bụi rậm theo băng, theo đám trồng cây bản địa, mật độ thấp 300 - 500 cây/ha.

Từ kết quả tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tổng hợp có thể thấy rằng, khâu kỹ thuật trong dự án đã được quan tâm chú trọng. Xử lý thực bì đã quan tâm đến yếu tố địa hình, độ cao độ dốc... Trong khi xử lý đã chú ý chừa lại những cây lá rộng tái sinh để che bóng cho các cây trồng sau này.

Nguồn giống đã được quan tâm, đặc biệt từ khi áp dụng qui chế quản lý chất lượng cây giống của Bộ NN&PTNT, nguồn giống được cải thiện, chất lượng cây giống được kiểm tra chặt chẽ, dẫn đến tỷ lệ sống cao, tỷ lệ thành rừng cao hơn.

Phương thức trồng rừng đã có cải tiến cho phù hợp, không áp dụng máy móc theo lý thuyết trồng hỗn giao theo hàng, thiết kế theo đường đồng mức... dẫn đến sự cạnh tranh, chèn ép nhau dẫn đến chất lượng rừng kém.

Mật độ trồng trên thực tế rất khác nhau, dao động từ 1200 - 2500 cây/ha, không cố định là 1600 cây/ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)