Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án
4.3.3. Tác động xã hội của dự án
Các dự án triển khai đều nhằm mục tiêu cải thiện các điều kiện xã hội cũng như đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập của xã hội nói chung. Các hoạt động của dự án sẽ có tác động khác nhau đến các bộ phận trong cộng đồng dân cư. Có thể đối với bộ phận dân cư này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn bộ phận dân cư khác. Do đó quan điểm của họ về lợi ích mà dự án mang lại cũng khác nhau. Một dự án phát triển được coi là thành công khi mang lại lợi ích về kinh tế và được đông đảo mọi người chấp nhận, yên tâm tham gia vào các hoạt động của dự án. Tác động về mặt xã hội của dự án thường là vô hình và phân tán cho nên công tác đánh giá khó khăn và khó định lượng. Nhưng mục tiêu này nhằm giúp nhà quản lý dự báo được các hiệu ứng của các hoạt động dự án tới con người, từ đó có chính sách thích hợp đảm bảo hạn chế được mâu thuẩn giữa lợi ích kinh tế và sự ảnh hưởng đến tâm lý, phúc lợi của cộng đồng dân cư sẽ bị tác động do triển khai dự án.
4.3.3.1. Tạo việc làm, thu hút lao động tham gia vào dự án
Kết quả phỏng vấn về khía cạnh này được tổng hợp qua bảng 4.15.
Bảng 4.15. Tác động xã hội của dự án 661
Năm
Số hộ tham gia vào dự án
Số hộ nghèo tham gia vào dự án
Tỷ lệ số hộ nghèo tham gia vào dự án so
với tổng số hộ tham gia (%)
Số lượng lao động được giải
quyết việc làm (người)
1998 350 221 63.14 1205
1999 356 210 58.99 1302
2000 387 227 58.66 1391
2001 358 237 66.20 1415
2002 368 221 60.05 1541
2003 389 220 56.56 1576
2004 385 232 60.26 1653
2005 390 235 60.26 1721
2006 387 237 61.24 1743
2007 398 248 62.31 1835
2008 383 221 57.70 1836
2009 401 332 82.79 1874
2010 403 325 80.65 1926
Kết quả điều tra cho thấy, dự án 661 đã thu hút được số lượng lớn các hộ dân tham dự án, hàng năm đã thu hút được khoảng trên 300 đến hơn 400 hộ tham gia, cá biệt năm 2010 số lượng hộ dân tham gia vào dự án 661 là 403 hộ. Phần lớn số hộ tham gia vào dự án 661 đều là các hộ dân nghèo, các hộ dân tộc thiểu số sống gần rừng, cuộc sống của họ gắn liền với rừng. Các hoạt động mà hộ dân tham gia bao gồm: trồng và chăm sóc rừng phòng hộ, khoanh
nuôi tái sinh và bảo vệ rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất… Dự án 661 cũng đã tạo ra được một số lượng việc làm tương đối lớn cho các hộ dân nghèo, các hộ dân tộc thiểu số tại các địa bàn triển khai dự án. Số liệu trên cho thấy, số lượng lao động được giải quyết việc làm từ dự án 661 trên địa bàn đạt tới hàng ngàn người. Theo đánh giá của hầu hết các hộ dân tại các điểm khảo sát giá trị ngày công lao động khi tham gia dự án 661 chưa cao nhưng nó cũng đã tạo ra một khoản thu nhập đáng kể cho các hộ, đặc biệt là các hộ nghèo và các hộ là người dân tộc thiểu số. Như vậy, có thể thấy rằng dự án 661 bước đầu đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các địa phương trong Vườn.
Kết quả tích cực của dự án 661 còn được thể hiện thông qua sự đánh giá của người dân tại các địa phương thực hiện (bảng 4.16).
Bảng 4.16. Quan điểm của người dân về tác động xã hội của dự án 661 tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
Đơn vị tính: tỷ lệ %
Địa điểm khảo sát
Quan điểm của người dân Thu hút người dân tham
gia vào nghề rừng
Tạo ra việc làm cho lao động nông thôn
xã Xuân Sơn 84 91
xã Kim Thượng 82 85
Theo đánh giá của người dân tại một số địa điểm được tiến hành khảo sát trên địa bàn, dự án 661 bước đầu đã mang lại hiệu quả xã hội cho người dân tại các địa bàn được triển khai dự án. Có trên 80% số hộ được hỏi tại các điểm khảo sát cho rằng hiệu quả xã hội lớn nhất của dự án 661 là đã thu hút được người dân tham gia vào nghề rừng. Chẳng hạn như ở xã Xuân Sơn, đã thu hút hàng trăm hộ nhân dân tham gia dự án tương đương gần 1000 lao động địa phương mà phần lớn là các hộ thuộc các xã đặc biệt khó khăn.
4.3.3.2. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về mặt khoa học kỹ thuật của người dân Một khía cạnh đạt được của dự án là nâng cao hiểu biết của người dân về mặt khoa học kỹ thuật. Hầu hết người dân trong vùng trước khi triển khai dự án hiểu biết về kỹ thuật lâm nghiệp là rất hạn chế. Dự án đã thông qua nhiều hình thức để giúp người dân tham gia được nâng cao kiến thức về lâm nghiệp. Các hoạt động chủ yếu là tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm nội tỉnh, cung cấp các tài liệu kỹ thuật miễn phí... Qua kết quả điều tra và số liệu báo cáo của Ban quản lý dự án 661 Vườn quốc gia Xuân Sơn, các hoạt động hỗ trợ dịch vụ phổ cập thể hiện ở bảng 4.17
Bảng 4.17. Các hoạt động phổ cập của dự án
TT Hoạt động phổ cập
Số người tham gia
Tổng Nam Nữ T.lệ nữ 1 Tập huấn kỹ thuật trồng rừng 752 408 344 45.74 2 Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, QLBVR 630 325 305 48.41
3 Tham quan nội tỉnh 48 34 14 29.17
4 Cấp phát tài liệu KT, thông tin về DA 1.500hộ
Kết quả ở bảng 4.17 cho thấy số người tham gia các hoạt động phổ cập của dự án tương đối lớn. Đặc biệt đối với tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng 100% số hộ tham gia dự án đều tham gia. Để các hộ có dịp trao đổi kinh nghiệm và so sánh cách làm của mình với người khác, dự án luôn tạo điều kiện cho các nhóm hộ, các hộ gia đình tham quan học tập các mô hình trồng rừng và mô hình nông lâm kết hợp điển hình trong tỉnh từ đó nâng cao hiểu biết của người dân trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn chế nên chỉ có 48 hộ trồng rừng tiêu biểu được lựa chọn tham quan nội tỉnh.
Sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động của dự án luôn được khuyến khích. Qua điều tra cho thấy hầu hết các hoạt động của dự án số lao động nữ tham gia rất đông từ 41 - 49%. Ngoài ra, dự án cũng đã cấp phát miễn phí nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và giới thiệu về dự án dưới dạng tờ rơi (1.200 hộ). Đây là những tài liệu quý đối với các hộ nông dân trong quá trình thực thi dự án. Họ có thể tra cứu hoặc cung cấp, hướng dẫn cho những người khác trong gia đình và trong thôn về những kỹ thuật lâm nghiệp, đồng thời họ sẽ hiểu biết hơn về dự án cũng như quyền lợi mà họ được hưởng và trách nhiệm phải thực hiện khi tham gia.
4.3.3.3. Góp phần vào xoá đói giảm nghèo cho người dân
Cùng với các hiệu quả khác về xã hội, dự án 661 cũng mang lại hiệu quả lớn về xoá đói giảm nghèo cho người dân tại các vùng thực hiện.
Trên 80% số hộ được phỏng vấn tại các điểm khảo sát cho rằng dự án 661 đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nghèo, khó khăn các địa phương thực hiện dự án. Tác động xã hội của dự án được thể hiện thông qua các nguồn lợi mà người dân được hưởng từ rừng (bảng 4.18).
Bảng 4.18. Thực trạng hưởng lợi của người dân tại Vườn khi tham gia dự án 661
Thực trạng hưởng lợi từ các hoạt động của dự án Khoanh nuôi
bảo vệ Trồng rừng PH Trồng rừng đặc dụng
Trồng rừng sản xuất - Tiền bảo vệ
hàng năm - Lâm sản ngoài gỗ (măng, cây thuốc, củi, lá dong, rau rừng…)
- Tiền công trồng, chăm sóc, phát dọn thực bì
- Bảo vệ sau 5 năm - Tiền tỉa thưa và khai thác cây phù trợ
- Tiền công trồng, chăm sóc, phát dọn thực bì
- Bảo vệ sau 5 năm - Tiền tỉa thưa và khai thác cây phù trợ
- Được hỗ trợ giống và phân bón.
- Được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc.
- Thu nhập sau khi bán sản phẩm khai thác.
Dự án 661 cùng với các chính sách đi kèm theo nó đã mang lại những nguồn lợi cho các hộ gia đình tham gia. Thông tin từ bảng 4.18 cho thấy, với các hoạt động khác nhau của dự án 661 người dân được hưởng các nguồn lợi khác nhau. Đối với hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ, bên cạnh tiền bảo vệ hàng năm theo chu kỳ (5 năm) người dân còn được quyền khai thác các sản phẩm phụ và lâm sản ngoài gỗ. Theo quan điểm của hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn, lượng tiền chi trả cho hoạt bảo vệ rừng hàng năm đối với một hộ gia đình là không lớn (50.000 đồng/ha trước năm 2008, và 100.000 đồng/ha từ năm 2008 đến nay), tuy nhiên nó cũng đã tạo ra một khoản thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng bởi vì hầu hết các hộ tham gia khoanh nuôi bảo vệ rừng đều là các hộ nghèo. Bên cạnh tiền bảo vệ theo chu kỳ, các hộ gia đình cũng có thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ.
Theo quy định của dự án 661, ngoài việc nhận được các khoản hỗ trợ cho việc trồng, chăm sóc, và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng phòng hộ này còn được quyền khai thác các loài cây phù trợ để tăng thêm thu nhập và cải thiện kinh tế cho gia đình. Đối với hoạt động trồng rừng phòng hộ, tiền hỗ trợ cho công phát dọn thực bì, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ cũng tạo ra những khoản thu nhập đáng kể cho người dân vào thời điểm tham gia. Theo đánh giá của các hộ, mức hỗ trợ cho các hoạt động (trồng, chăm sóc, bảo vệ…) vào thời điểm bắt đầu triển khai dự án (năm 1999) thực sự đã là các khoản thu nhập để cứu cánh cho rất nhiều các hộ dân nghèo. Theo thiết kế trồng rừng phòng hộ của Vườn quốc gia Xuân Sơn thì cây phù trợ chủ yếu là Keo lai và Keo tai tượng. Đã có rất nhiều hộ mà việc khai thác cây phù trợ thực sự mang lại nguồn thu nhập chính và giúp các hộ làm rừng có tích lũy và trở nên giàu có. Trên địa bàn vườn có hộ gia đình đã thu được các khoản thu nhập rất cao từ việc khai thác cây keo (cây phù trợ) trong rừng trồng phòng hộ. Theo ông Nguyễn Văn Minh ở xóm Lùng Mằng,
xã Xuân Sơn, Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ cho biết: Gia đình ông nhận trồng 56 ha rừng phòng hộ từ năm 1995 theo chương trình trồng rừng 327. Đến năm 1999 diện tích rừng của gia đình ông được chuyển sang dự án 661. Thời gian đầu gia đình ông nhận được tiền hỗ trợ cho việc bảo vệ rừng từ dự án 661. Năm 2008, gia đình ông tiến hành khai thác cây keo (cây phù trợ) trên diện tích rừng phòng hộ này và thu được 220 triệu đồng. Sau khi giao nộp 30% cho Ban quản lý dự án Vườn. Đây là một số tiền rất lớn đối với gia đình bởi từ trước tới giờ ông chưa bao giờ dám mơ tới khi mình có được một số tiền lớn như vậy. Với khoản thu nhập này gia đình ông và gia đình đã có điều kiện để mua sắm các vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày. Hiện tại gia đình ông đã tiến hành trồng lại Keo lai trên diện tích rừng phòng hộ này.
Hiện tại diện tích rừng của gia đình ông đã tạo việc làm cho khoảng 6-7 lao động (phát dọn thực bì, cây chết, đổ…) hàng năm.
Hoạt động hỗ trợ cho trồng rừng phòng hộ và đặc biệt là hỗ trợ cho trồng rừng sản xuất của dự án 661 đã được người dân tại các điểm khảo sát đánh giá rất cao. Hầu hết các hộ được khảo sát tại các điểm nghiên cứu đều cho rằng việc hỗ trợ cho trồng rừng phòng hộ của dự án 661 ban đầu đã giải quyết được công ăn việc làm và tạo ra nguồn thu nhập cho các hộ trồng rừng, đặc biệt là các hộ nghèo. Tuy nhiên, do thời giá thay đổi nên suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ càng về giai đoạn cuối của dự án càng trở nên không phù hợp và đã không còn hấp dẫn đối với các hộ trồng rừng. Rất nhiều hộ trồng rừng cho rằng ngày công lao động khi tham gia trồng rừng phòng hộ đã thấp hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Vì vậy, việc thuyết phục được các hộ tham gia vào hoạt động trồng rừng phòng hộ tại địa phương là rất khó khăn. Bên cạnh đó, theo quy định của hoạt động trồng rừng phòng hộ trong dự án 661, người trồng rừng được quyền khai thác các loại cây phù trợ (cây kinh tế, chủ yếu là keo). Tuy nhiên, do hầu hết rừng phòng hộ nằm ở các địa
hình phức tạp và hiểm trở, xa xôi không có đường đi nên có rất ít các hộ trồng rừng có thể khai thác được cây phù trợ. Có nhiều hộ cho rằng nếu họ tiến hành khai thác cây phù trợ trong rừng phòng hộ thì giá trị thu được không bù đắp nổi chi phí khai thác. Điển hình như gia đình ông Triệu Sinh Hới, xóm Hạ Bằng, xã Kim Thượng, Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ cho biết: gia đình ông trước đây có nhận khoanh nuôi và trồng bổ sung khoảng 70 ha rừng phòng hộ tại xóm Hạ Bằng, xã Kim Thượng. Hiện tại tiền bảo vệ hàng năm của diện tích rừng này đã hết, tiền công của ông Hới cho việc bảo vệ diện tích rừng này chỉ là 150.000 đồng/tháng (tiền hỗ trợ của Ban quản lý dự án 661 Vườn). Ông Hới cho biết thêm, hiện tại trên diện tích rừng ông đang quản lý có rất nhiều cây phù trợ (cây keo) đã đến tuổi khai thác. Theo quy định hưởng lợi của dự án 661 gia đình ông được quyền khai thác cây phù trợ dưới sự giám sát của Ban quản lý dự án 661 Vườn quốc gia Xuân Sơn. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, núi cao và không có đường đi lại, nên nếu tiến hành khai thác cây phù trợ ông cho rằng chi phí khai thác sẽ cao hơn giá trị thu được. Vì vậy, hiện tại gia đình ông vẫn không có khoản thu nhập nào từ diện tích rừng này.
Ông Hới cũng kiến nghị rằng, để bảo vệ được tốt diện tích rừng này, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ tiền bảo vệ hàng năm để đảm bảo được một phần đời sống cho người làm nghề rừng.
Ở rất nhiều khu vực của Vườn rừng phòng hộ chủ yếu phân bổ trên núi cao, địa hình hiểm trở vì vậy việc khai thác cây phù trợ là rất khó khăn và hầu như là không thể tiến hành được. Vì vậy, việc không tiếp tục hỗ trợ tiền công bảo vệ đối với rừng phòng hộ sau khi hết chu kỳ bảo vệ đã là một áp lực khá lớn cho việc giữ rừng tại các địa phương. Do đó, hầu hết các hộ đều kiến nghị rằng đối với diện tích rừng phòng hộ nằm trên địa hình núi cao và hiểm trở, việc khai thác cây phù trợ khó khăn… Nhà nước nên tiếp tục hỗ trợ tiền bảo vệ hàng năm để đảm bảo đời sống cho người làm rừng. Hiệu quả kinh tế chỉ
mang lại nguồn thu trước mắt cho người dân mà chưa đảm bảo tính bền vững sau khi kết thúc dự án kết thúc. Tuy vậy, thực tế điều tra cho thấy một số hộ gia đình cho biết rằng họ chỉ là người làm thuê chứ thực sự họ không có vai trò và quyền hạn gì đối với diện tích rừng vì nó thuộc quyền quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Vườn.
4.3.3.4. Nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn hành chính của 6 xã thuộc 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, thành phần dân cư chủ yếu là người Mường và người Dao với trình độ dân trí thấp. Mặt khác do diện tích tự nhiên được giao cho Vườn quản lý là khá lớn (39821,96 ha). Vì vậy, làm cho công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, trước đây diện tích đất rừng và rừng trồng chưa được giao khoán cho các hộ gia đình nên nạn chặt phá rừng, chặt củi, xâm lấn đất rừng và cháy rừng ... vẫn xảy ra thường xuyên.
Sau thời gian triển khai dự án, ngoài việc phổ cập tuyên truyền cho người dân về các lợi ích của việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và vai trò của rừng đối với kinh tế, xã hội và môi trường, dự án còn tiến hành hàng loạt các hoạt động để hỗ trợ cho các hộ gia đình như: Hỗ trợ cây giống, kỹ thuật...
Hơn thế nữa dự án còn khuyến khích sự tham gia của lãnh đạo địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, họ thực sự là cầu nối giữa người dân và Ban quản lý dự án các cấp. Hằng năm Ban quản lý dự án đã hợp đồng giao khoán diện tích rừng đến tận hộ nhận khoán. Nhờ tác động tổng hợp của các hoạt động trên, dự án đã thu hút được người dân tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
Nhận thức về tầm quan trọng nhiều mặt của rừng đã đi sâu vào ý thức và trách nhiệm của đồng bào các dân tộc. Người dân làm rừng đã tự bỏ công lao động, tiền vốn để xây dựng và phát triển rừng. Ở rất nhiều nơi, người dân