Đánh giá tác động của dự án về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 79 - 87)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án

4.3.2. Đánh giá tác động của dự án về mặt kinh tế

Một trong 3 mục tiêu của dự án 661 hướng tới là giảm nghèo và tạo sinh kế nông thôn là “Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư tăng thu nhập cho người dân sống ở vùng nông thôn miền núi...”. Mặc dù tiền công nhận được từ việc nhận rừng để quản lý bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh không nhiều, nhưng trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhất là các hộ gia đình vùng sâu vùng xa của Vườn thì mức thu nhập này đã giúp họ vượt qua cảnh thiếu thốn trong lúc khó khăn.

Qua kết quả phỏng vấn, thu thập số liệu tại hai thời điểm trước khi triển khai dự án và sau dự án tại Ban quản lý Vườn cho thấy, tình hình kinh tế ở đây có sự thay đổi rõ rệt. Trong quá trình thực hiện dự án đã góp phần thay đổi các chỉ tiêu kinh tế như cơ cấu thu nhập, chi phí đầu tư và các chỉ tiêu phân loại hộ gia đình.

4.3.2.1. Tác động của dự án đến cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình trước và sau dự án

Tác động về kinh tế của dự án 661 còn được đánh giá thông qua cơ cấu thu nhập của 3 nhóm hộ nghiên cứu trước và sau khi dự án thực hiện. Có thể thấy thu nhập và cơ cấu thu nhập là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế hộ gia đình nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng lĩnh vực nói chung. Dự án 661 triển khai tại Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập của các hộ nông dân tham gia. Để chứng minh rõ hơn tác động tích cực này, thông qua thảo luận nhóm, đề tài tiến hành phân tích thu nhập của 30 hộ gia đình (gồm:

15 hộ gia đình ở xóm Lùng Mằng, xã Xuân Sơn và 15 hộ gia đình xóm Hạ

Bằng, xã Kim Thượng, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ) trước và sau dự án theo từng nhóm hộ do chính người dân phân nhóm phù hợp với điều kiện từng địa phương. Kết quả được phân chia thành 3 nhóm hộ :

Nhóm I: 10 hộ có thu nhập khá.

Nhóm II: 10 hộ có thu nhập trung bình.

Nhóm III: 10 hộ có thu nhập thấp.

Kết quả điều tra về nguồn thu nhập của 3 nhóm hộ này được chọn ở 02 xóm thuộc 02 xã điển hình của dự án được tổng hợp ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Cơ cấu thu nhập theo nhóm hộ trước và sau dự án

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhóm hộ I (%) II (%) III (%) BQ %

Trước dự án

Tổng 11.03 100 8.49 100 5.43 100 8.32 100

Cây NN 2.77 25.11 2.35 27.68 1.68 30.94 2.27 27.25 Chăn

nuôi 3.62 32.82 3.38 39.81 1.76 32.41 2.92 35.11

CAQ 0.87 7.89 0.18 2.12 0 0 0.35 4.21

Lâm

nghiệp 0.13 1.18 0.07 0.82 0.12 2.21 0.11 1.28 Nguồn

khác 3.64 33 2.51 29.56 1.87 34.44 2.67 32.14

Sau dự án

Tổng 25.5 100 15.39 100 9.52 100 16.8 100

Cây NN 3.55 13.92 3.46 22.48 2.13 22.37 3.14 18.69 Chăn

nuôi 6.81 26.71 3.73 24.24 3.47 36.45 4.87 28.98

CAQ 2.6 10.2 0.63 4.09 0.59 6.2 1.32 7.86

Lâm

nghiệp 4.98 19.53 3.04 19.75 1.18 12.39 2.17 12.91 Nguồn

khác 7.56 29.65 4.53 29.43 2.15 22.58 5.1 30.35

I

II

III

Trước DA Sau DA 0

5 10 15 20 25 30

Tr. đồng Trước DA

Sau DA

Hình 4.9. Thu nhập bình quân của các nhóm hộ

Từ số liệu bảng 4.12 và hình 4.9 cho ta thấy thu nhập bình quân của 3 nhóm hộ đều có sự tăng lên rõ rệt trong giai đoạn sau dự án. Trình độ tổ chức được nâng cao một bước, do đó cơ cấu thu nhập trong từng nhóm hộ cũng như tỷ trọng các nguồn thu trước và sau dự án cũng thay đổi. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ được thể hiện ở hình 4.10.

0 5 10 15 20 25 30

Tổng Cây NN Chăn nuôi CAQ Lâm nghiệp Nguồn khác Tổng Cây NN Chăn nuôi CAQ Lâm nghiệp Nguồn khác

Trước DA Sau DA

tr.đồng NhómI

NhómII NhómIII

Hình 4.10. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ

Từ hình 4.10 cho ta thấy thu nhập từ cây ăn quả của nhóm hộ trung bình chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập hàng năm, riêng nhóm hộ nghèo thu nhập từ cây ăn quả không có. Vào thời điểm trước dự án và sau dự án tỷ trọng các nguồn thu trong tổng thu nhập đã có sự thay đổi đối với từng nhóm hộ.

Sự thay đổi về thu nhập cho thấy việc bố trí sản xuất của các hộ đã có sự thay đổi rõ nét. Tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi, cây nông nghiệp và nguồn thu nhập khác hiện tại trong tổng thu nhập nhìn chung đều tăng, tổng thu của hộ tăng, đặc biệt là sự có mặt của sản xuất lâm nghiệp thể hiện sự khác biệt đáng kể so với trước dự án. Sự thay đổi tích cực này chủ yếu là do dự án được triển khai tại địa phương, điều đó cho thấy thông qua các hoạt động khuyến lâm của dự án đã có ý nghĩa quan trọng giúp người dân địa phương hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường, sử dụng các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Tỷ trọng kinh tế ngành lâm nghiệp trong cơ cấu hộ gia đình ở cả 3 nhóm hộ nghiên cứu đều tăng lên và đang dần khẳng định vị trí của mình trong tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình vùng rừng.

Thông qua phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ cũng cho thấy các hoạt động của dự án thực sự góp phần quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế của địa phương.

4.3.2.2. Tác động của dự án đến cơ cấu chi phí của các hộ tham gia dự án Đề tài thông qua việc điều tra tổng chi phí trong năm của các hộ gia đình để xác định cơ cấu các khoản chi bình quân của từng nhóm hộ ở thời điểm trước và sau dự án, làm cơ sở đánh giá tác động của dự án đến cơ cấu kinh tế của các hộ. Kết quả chi phí trung bình và cơ cấu chi phí của các nhóm hộ trước dự án và hiện tại được tổng hợp trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tổng hợp cơ cấu chi phí các nhóm hộ trước và sau DA

Đơn vị tính: triệu đồng

Nhóm hộ I % II % III % BQ %

Trước dự án

Cây NN 1.52 12.81 1.12 13.21 0.94 14.05 1.19 13.24 Chăn nuôi 1.89 15.92 1.58 18.63 1.24 18.54 1.57 17.42 Lâm nghiệp 0.45 3.79 0.28 3.3 0 0 0.24 2.7 CAQ 0.78 6.57 0.22 2.59 0.15 2.24 0.38 4.25 Đời sống 5.93 49.96 4.15 48.94 3.54 52.91 4.54 50.37 Khác 1.3 10.95 1.13 13.33 0.82 12.26 1.08 12.02 Tổng 11.87 100 8.48 100 6.69 100 9.01 100

Sau dự án

Cây NN 2.46 10.01 2.16 14.31 1.76 14.5 2.13 12.31 Chăn nuôi 2.58 10.5 2.06 13.65 2 16.47 2.21 12.82 Lâm nghiệp 4.12 16.76 1.1 7.29 0.89 7.33 2.04 11.79 CAQ 1.64 6.67 0.44 2.92 0.3 2.47 0.79 4.59 Đời sống 9.98 40.6 6.78 44.93 5.04 41.52 7.27 42.08 Khác 3.8 15.46 2.55 16.9 2.15 17.71 2.83 16.41 Tổng 24.58 100 15.09 100 12.14 100 17.27 100

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

Tr. đồng

Nhóm I Nhóm

II

Nhóm III

Trước dự án Sau dự án

Hình 4.11. Biểu đồ chi phí bình quân của các nhóm hộ trước và sau dự án

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00

Cây NN Chăn nuôi Lâm nghiệp CAQ Đời sống Khác Tổng Cây NN Chăn nuôi Lâm nghiệp CAQ Đời sống Khác Tổng

Trước Dự án Sau Dự án

Tr. đồng Nhóm I

Nhóm II Nhóm III

Hình 4.12. Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ trước và sau dự án Kết quả chi phí trung bình/ năm và cơ cấu chi phí của các nhóm ở thời điểm trước và sau DA được tổng hợp trong bảng 4.13 và hình 4.11, hình 4.12 cho thấy nhờ thu nhập tăng nên chi phí sau dự án của cả 3 nhóm hộ đều tăng so với trước dự án. Đặc biệt, đầu tư cho sản xuất đều tăng lên đáng kể so với trước dự án. Tuy nhiên, cơ cấu các khoản chi đã có sự thay đổi lớn, chi phí cho sinh hoạt giảm so với tổng chi phí. Chính sự biến đổi về cơ cấu thu nhập

đã góp phần xác định được tác động của DA đến cơ cấu kinh tế hộ. Điều này cho thấy các hộ đã tiết kiệm tiền để đầu tư cho sản xuất và mua sắm. Mức độ đầu tư cho cây ăn quả và lâm nghiệp có sự dịch chuyển rõ rệt, lâm nghiệp từ 2,7 % trước dự án lên tới 11,79 % sau dự án; cây ăn quả từ 4,25 % trước dự án lên 4,59 % sau dự án để phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá. Đây là hai loại hình sản xuất phát huy được nhiều thế mạnh về quỹ đất địa phương. Chi phí cho sản xuất nông nghiệp giảm từ 13,24% xuống 12,31% sau dự án. Nếu xét trong 3 nhóm hộ với nhau, thì nhóm hộ I do có tiềm lực về kinh tế hơn 2 nhóm còn lại nên việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các ngành sau dự án đều tăng hơn so với 2 hộ còn lại.

4.3.2.3. Tác động của dự án đến cơ cấu sử dụng đất của các hộ gia đình

Kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình về diện tích, cơ cấu sử dụng đất bình quân trước và sau dự án của 2 xã Xuân Sơn và Kim Thượng của Vườn được thể hiện ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Diện tích đất sản xuất bình quân của các hộ.

Đơn vị tính: ha.

TT Loại hình sử dụng đất Trước dự án Sau dự án

1 Đất ở 0.05 0.05

2 Ruộng lúa 1 vụ 0.090 0.130

3 Ruộng lúa 2 vụ 0.050 0.090

4 Đất vườn 0.045 0.070

5 Đất có rừng 0.480 4.130

Tổng diện tích đất sản xuất/hộ 0.715 4.470

Trước dự án

0.05 0.090 0.050 0.045 0.480

Đất ở Ruộng lúa 1 vụ Ruộng lúa 2 vụ Đất vườn Đất có rừng

Sau dự án

0.050.1300.0900.070

4.130

Đất ở

Ruộng lúa 1 vụ Ruộng lúa 2 vụ Đất vườn Đất có rừng

Hình 4.13. Cơ cấu sử dụng đất bình quân của các hộ trước và sau DA.

Từ kết quả ở biểu 4.14 và hình 4.13 cho thấy tổng diện tích bình quân của một hộ trước dự án thấp hơn nhiều so với sau dự án, cơ cấu sử dụng đất trước dự án chủ yếu là diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa màu, đất rừng chưa được chú trọng hợp lý và đất rừng chiếm không đáng kể trong cơ cấu.

Hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt, đất sản xuất của hộ tăng từ 0,715 ha lên 4,47 ha. Trong đó, đất có rừng tăng từ 0,48 ha lên 4,13 ha, đất ruộng lúa 2 vụ và các loại đất khác đều tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp. Sở dĩ nguyên nhân làm

cho diện tích đất canh tác của hộ tăng so với trước dự án chủ yếu là do đất rừng tự nhiên của các hộ tăng lên. Diện tích đất ở thì không có thay đổi.

Cơ cấu sử dụng đất của các hộ cho thấy trong giai đoạn sau dự án loại hình sử dụng đất đa dạng hơn, góp phần làm thay đổi sản phẩm thu hoạch của người dân theo hướng đa dạng, lấy ngắn nuôi dài. Diện tích lúa nước 1, 2 vụ giúp ổn định lương thực cho người dân. Đất vườn từng bước được sử dụng hợp lý, các loài cây ăn quả được chú ý phát triển góp phần làm tăng thu nhập của hộ gia đình. Đất trống, đồi trọc, rừng kém chất lượng được sử dụng để trồng rừng là cơ sở đảm bảo an ninh môi trường. Cơ cấu sử dụng đất như trên được coi là mô hình sử dụng đất bền vững đối với các hộ dân sống ở khu vực núi Vườn Xuân Sơn. Đây cũng là tiền đề đảm bảo cho việc phát triển kinh tế bền vững. Kết quả đó cũng cho thấy tác động của dự án đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình trong vùng dự án.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)