Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 37 - 43)

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Trong Vườn quốc gia có 10 xóm (đơn vị tính tương đương thôn) gồm:

Cỏi, Lấp, Dù, Lạng, Lùng Mằng (xã Xuân Sơn), Thân (xã Đồng Sơn), Nước Thang (xã Xuân Đài), Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng (xã Kim Thượng).

Bảng 3.5. Thành phần dân số và lao động

TT Xóm Dân số Lao động L.động nam L.động nữ

1 Lạng 278 130 85 45

2 Dù 175 61 40 21

3 Cỏi 341 158 102 56

4 Lấp 175 158 108 50

5 Lùng Mằng 107 87 61 16

6 Xoan 207 68 45 23

7 Tân Ong 149 90 54 36

8 Hạ Bằng 362 195 127 68

9 Nước Thang 455 242 125 117

10 Xóm Thân 481 251 142 109

Tổng cộng 2730 1440 889 541

Dân cư của các xóm này chủ yếu là 2 dân tộc chính: Dao (Mán) chiếm 65,42% và Mường chiếm 34.43% dân số, chỉ có 0,15% dân số là người Kinh sinh sống tại đây.

3.2.2. Kinh tế và đời sống 3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt

Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, lúa nương, khoai sắn, một số sản phẩm từ chăn nuôi.

Lúa nương được canh tác ở các vùng đồi, núi dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, sản lượng rất bấp bênh. Diện tích lúa nương không ổn định hàng năm mà thường được du canh qua nhiều vùng khác nhau xung quanh các điểm dân cư.

Các loại hoa màu thường chỉ có sắn, khoai, ngô, đậu, lạc được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước.

Theo kết quả bảng trên, diện tích ruộng nước còn rất ít, bình quân chưa đạt 1 sào/người, chủ yếu là lúa nước 1 vụ. Người dân phải canh tác lúa nương để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích nương tuy thấp hơn sự thật nhiều, nhưng nếu cứ luôn chuyển thì chắc chắn diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh.

Chăn nuôi

Chăn nuôi trong khu vực chưa được chú trọng đầu tư. Thành phần đàn gia súc, gia cầm còn tương đối đơn giản, chủ yếu là trâu , bò, lợn, gà.

Điều kiện tự nhiên trong khu vực cho phép phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá. Có nhiều vùng có thể trở thành đồng cỏ, có nhiều nguồn cung cấp thức ăn, có đủ nguồn nước để phát triển nuôi cá. Tuy nhiên, khi phát triển chăn nuôi cần phải có quy hoạch rõ ràng và rào cẩn thận để không ảnh hưởng tới công tác bảo tồn của vườn quốc gia.

3.2.2.2. Lâm nghiệp

Trong khu vực không có lâm trường, và không phải là vùng rừng sản xuất, bởi vậy sản xuất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là việc thu hái lâm sản tự phát của nhân dân.

Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá.

Từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, hiện tượng săn bắt và khai thác gỗ đã giảm. Các sản phẩm lâm nghiệp người dân thu hái chủ yếu là mật ong, song mây, Sa nhân, lá cọ, các loài cây thuốc... Tuy nhiên, trong quá trình thu hái không có định mức nên các nguồn tài nguyên này cũng đã suy giảm.

Ngoài ra, người dân xã Xuân Sơn còn tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng bằng cây bản địa do ban quản lý vườn quốc gia triển khai. Hiện nay mỗi xã kể cả vùng lõi và vùng đệm đều có 1 cán bộ lâm nghiệp xã hợp đồng với ban quản lý thực thi công tác theo dõi, quản lý bảo vệ rừng.

Trong năm 2001, một số hộ gia đình đã nhận đất rừng giao nhưng đã nhượng lại cho lâm trường trồng rừng Keo lai làm gỗ nhiên liệu. Diện tích rừng này tuy không lớn nhưng cần có giải pháp thu hồi và đền bù cho lâm trường hoặc sau 7 năm lâm trường sẽ khai thác rồi tiếp tục tiến hành trồng rừng cây bản địa.

3.2.2.3. Đời sống sinh hoạt

Theo các chỉ tiêu phân loại hộ gia đình quốc gia, toàn bộ các hộ gia đình trong Vườn quốc gia được xếp vào diện nghèo đói. Thu nhập bình quân các hộ gia đình chưa đạt 700.000 đồng/năm.

Điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình hết sức đơn giản. Hiện nay chỉ có khoảng 30% hộ có thuỷ điện nhỏ thắp sáng, 5% hộ gia đình có ti vi. Tuy sống gần rừng có nhiều loại gỗ quý nhưng đồ đạc trong nhà người dân như bàn ghế, giường, tủ rất tạm bợ. Theo người dân thì do cuộc sống còn thiếu thốn nên họ chỉ

lo tìm đủ nguồn lương thực thực phẩm. Hầu hết các hộ gia đình thiếu lương thực từ 1 tháng trở lên, nhiều hộ thiếu tới 4 - 5 tháng và thường xuyên bị “đứt bữa”.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng 3.2.3.1. Giao thông

Trước đây khu vực này hoàn toàn tách biệt với bên ngoài do không có đường cho xe cộ tiếp cận tới. Từ năm 2000, tỉnh đã đầu tư xây dựng đường cấp phối từ Minh Đài tới xóm Dù (Xuân Sơn). Dự án này do Ban quản lý Vườn quốc gia làm chủ đầu tư. Con đường này đã khai thông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện tiền đề phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hoá, cũng như công tác phát triển du lịch sinh thái. Con đường này cũng là bài học cho công tác bảo tồn. Người dân trong khu vực rất phấn khởi và tin rằng do có Vườn quốc gia mà có đường và còn gọi là “Đường ông Lâu” (ông Trần Đăng Lâu nguyên là giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn). Đó là bài học gắn bảo tồn với phát triển kinh tế xã hội. Dự án này tiếp tục làm đường tới Lạng và Lấp, Cỏi. Các xóm còn lại chưa có đường xe tới xóm. Đường giao thông nội xóm nhỏ, hẹp, dốc, lầy lội gây mất vệ sinh, đặc biệt là trong mùa mưa.

3.2.3.2. Y tế

Hiện nay trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố, đóng tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù). Trạm có 4 giường bệnh, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Cơ sở, dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ, nhưng công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh... Tuy nhiên, do điều kiện giao thông chưa thuận lợi, nên việc chữa chạy bệnh nhân trong trường hợp nguy cấp thường không kịp thời. Điều kiện trang thiết bị còn đơn sơ nên trạm xá chỉ chạy chữa những loại bệnh thông thường.

Các loại bệnh phổ biến trong khu vực: Sốt xuất huyết, đau bụng tiêu chảy, cảm cúm, viêm phế quản, phổi ở trẻ em... Các dịch bệnh lớn đã được đẩy lùi như thương hàn, sốt rét.

3.2.3.3. Giáo dục

Giáo dục trong khu vực đã được chú trọng. Hầu hết các xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở (cấp I và II). Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến 3 hoặc lớp 5. Giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Trên 90% học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở chỉ có khoảng 50% được đến trường, và trung học phổ thông chỉ có 25%.

Hầu hết các phòng học và phòng ở giáo viên đều là nhà tạm, chỉ có phòng học ở xóm Lấp là mới được xây dựng kiên cố.

Trường trung tâm xã Xuân Sơn đã có dự án 135 dự kiến đầu tư xây dựng đủ lớp học với các phòng học cấp II. Nhà ở giáo viên và khuôn viên trường cũng được nâng cấp và cải tạo.

3.2.4. Các chương trình và dự án đã hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội

Hiện nay trong khu vực đã có một số dự án phát triển kinh tế xã hội. Các dự án này tập trung vào y tế, giáo dục, giao thông, làm hệ thống nước sạch.

Bảng 3.6. Các dự án phát triển kinh tế xã hội

Tên dự án Thực hiện Nội dung Thời gian

Dự án 135 Huyện Tân Sơn

Xây trường trung tâm xã Xuân Sơn 2003 Nước sạch cho các xóm Cỏi, Dù,

Lạng, lớp học cho xóm Lấp 2000

Xây dựng trạm y tế 2001

Dự án làm đường

Vườn quốc gia

Làm đường từ suối Cú tới xóm Dù

30km 2000-2001

Dự án 661 Vườn quốc gia

Khoán bảo vệ rừng, trồng chè Shan,

trồng Giổi 1998-2010

Các dự án này đã đem lại hiệu quả khá rõ nét về phát triển kinh tế xã hội. Một số dự án đã gắn phát triển kinh tế với bảo tồn như dự án 661, dự án làm đường. Trong quá trình xây dựng dự án đã làm tốt công tác tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên của vườn quốc gia. Tuy nhiên, các dự án này được đầu tư nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa thực sự gắn liền với công tác bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi: Vườn có diện tích đất lâm nghiệp lớn, có nhiều kiểu thảm thực vật rừng với sự đa dạng về thực vật và động vật.

Khó khăn: Do trình độ dân trí thấp (chủ yếu là người Dao và Mường), đời sống khó khăn sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên rừng, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu thốn về y tế, đường xá, giáo dục… Chính vì thế mà khi dự án 661 được triển khai tại đây đã có tác động to lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội của người dân trong Vườn.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)