Đánh giá việc thực hiện các chính sách và giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 64 - 68)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án

4.2.5. Đánh giá việc thực hiện các chính sách và giải pháp

Thực hiện chủ trương trồng mới 5 triệu ha rừng, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhằm tháo gỡ những

khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện dự án. Trên địa bàn khu vực Vườn, từ những năm đầu thực hiện dự án Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc phát huy thành quả chương trình 327, đẩy mạnh triển khai thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định số về cơ cấu cây trồng rừng trong dự án 661.

Hàng năm, UBND tỉnh Phú thọ và các sở, ban, ngành đã ra nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện dự án, để đảm bảo cho dự án hoạt động có hiệu quả cụ thể như.

- Các Nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh uỷ về việc thực hiện chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của tỉnh. Giai đoạn 1999-2010 và giai đoạn 2010- 2015 và hướng tới năm 2020.

- Các Quyết định thành lập Ban điều hành dự án 661 cấp tỉnh.

- Quyết định phê duyệt dự án 661.

- Các quyết định phê duyệt suất đầu tư các hạng mục lâm sinh.

- Các quyết định phê duyệt đơn giá cây giống phục vụ chương trình dự án - Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình dự án 661 hàng năm (như thiết kế, nghiệm thu, thanh quyết toán…)

Việc ban hành các văn bản quy định về cơ chế, chính sách, các giải pháp trong thực hiện dự án của tỉnh cơ bản kịp thời, nhất là trong việc quy định định mức đầu tư cho các hạng mục lâm sinh phù hợp với điều kiện các vùng, miền trong khu vực, đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của UBND các tỉnh trong việc thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng, bảo vệ vốn rừng hiện có và phát triển lâm nghiệp trên toàn khu vực.

Dự án được triển khai thực hiện trong một thời gian dài, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án thường xuyên thay đổi vì vậy hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, chính sách thực hiện dự án cũng liên tục có

những thay đổi, bổ sung điều chỉnh... Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều cố gắng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp thực tiễn cơ sở, do vậy đã cơ bản đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn sản xuất.

Đối với Ban Quản lý dự án tỉnh đã chủ động phối kết hợp với các Sở, ban ngành tham mưu cho Chủ tịch UBND các tỉnh ban hành phê duyệt định mức chi phí các hạng mục đầu tư lâm sinh, suất đầu tư lâm sinh, suất đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng dự án 661...

Hầu hết các văn bản đã ban hành đến nay vẫn còn phù hợp. Tuy nhiên, trong công tác ban hành các văn bản qui phạm pháp luật còn có mặt hạn chế, một số văn bản tham mưu triển khai và hướng dẫn còn chậm có điểm còn chưa phù hợp thực tiễn và yêu cầu sản xuất, ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án ở cơ sở, cần phải điều chỉnh, bổ sung kịp thời như:

a. Về cơ chế chính sách

- Các văn bản phê duyệt mức đầu tư cho các hạng mục lâm sinh như trồng rừng, bảo vệ rừng, KNTS, KNTSTBS. Nhìn chung định mức đầu tư áp dụng cho các đối tượng rừng đặc dụng, và rừng phòng hộ đều như nhau, trong khi đó tính cấp thiết trong công tác quản lý bảo vệ rừng lại khác nhau.

- Giá cây giống được điều chỉnh phê duyệt trợ cấp giá nhưng không được thực hiện.

- Một số văn bản về suất đầu tư được áp dụng cho nhiều năm.

b. Thời gian ban hành văn bản

- Một số văn bản hướng dẫn, và giao chỉ tiêu, kế hoạch đôi khi còn chưa kịp thời, dẫn đến việc triển khai thực hiện còn chậm, không kịp thời vụ, ảnh hưởng đến tiến độ.

- Thời vụ trồng rừng tập trung chủ yếu và vụ Xuân hàng năm, thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch, để tiến độ trồng rừng nhanh kịp thời vụ

cần tạm ứng vốn trước để thực hiện, xong thủ tục cấp tạm ứng vốn thường bị chậm so với kế hoạch, do vậy tiến độ thực hiện thường bị chậm.

Đối với rừng sản xuất, ngoài việc khai thác gỗ để làm nhà ở, người dân đã có thu nhập đáng kể từ việc khai thác gỗ, nhiều hộ gia đình đã thực sự làm giàu từ rừng (như một số hộ ở xã Kim Thượng, Xuân Đài vv… có mức thu nhập từ tiền bán gỗ lên đến vài chục triệu đồng/năm).

Chính sách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Năm 1994 thực hiện giao đất, giao rừng theo Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ. Hầu hết các tỉnh đã làm tốt công việc này, tuy nhiên ở mỗi tỉnh đều có những đặc điểm riêng nên kết quả khác nhau. Tính đến nay Vườn đã giao là 5.025,6 ha. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác giao đất lâm nghiệp chỉ tập trung về thủ tục giao đất, phần giao rừng chưa được chú trọng đúng mức (đặc biệt là giao rừng tự nhiên). Do đó gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện trách nhiệm và quyền hưởng lợi của người nhận đất, nhận rừng. Trong giao rừng tự nhiên, do xác định trữ lượng, các loài cây cơ bản, loài cây có giá trị trong lâm phần chưa chính xác, ranh giới rừng sau khi giao cho hộ gia đình khó phân biệt ngoài thực địa, thủ tục pháp lý chưa chặt chẽ nên khó xác định trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi từ tăng trưởng rừng khó thực hiện nên không kích thích người nhận rừng tự nhiên bảo vệ rừng.

Rừng tự nhiên sau khi giao, nhiều diện tích vẫn bị xâm hại.

Tóm lại, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), cơ chế, chính sách thực hiện dự án từ Trung ương đến địa phương đã đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chính phủ khi xây dựng dự án; từ các Quy trình chi tiết để thực hiện các nội dung trong dự án đến các văn bản quy phạm như Nghị định, Luật đều khá phù hợp với tình hình từng thời điểm và có khả năng áp dụng lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dự án 661 tại ban quản lý vườn quốc gia xuân sơn, huyện tân sơn,tỉnh phú thọ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)