MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 27 - 31)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp;

- Đánh giá được thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên giai đoạn 2006 - 2010;

- Đề xuất được giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên theo hướng CNH, HĐH.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Cơ cấu nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên - Nam Định.

- Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp được nghiên cứu trong khóa luận này bao gồm các lĩnh vực:trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được xem xét trên 3 mặt: Cơ cấu kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, luận văn tập

trung chủ yếu vào nghiên cứu cơ cấu kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp của huyện Ý Yên.

- Số liệu thu thập từ năm 2006 - 2010.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2010

- Các giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn sử dụng là:

2.4.1. Phương pháp kế thừa

Luận văn kế thừa các tài liệu về:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Các số liệu thống kê có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

- Các kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố.

- Các báo cáo, các quyết định, nghị định…

2.4.2. Phương pháp khảo sát thực tiễn, điều tra, thu thập số liệu

Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn và đánh giá thực trạng sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên. Từ đó tiến hành thu thập các số liệu chuyên ngành về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của khu vực nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin

Hệ thống hóa các tài liệu, thông tin thu thập được, sau đó tiến hành xử lý, phân tích và tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho nội dung nghiên cứu.

- Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá quá trình chuyển dịch CCKT + Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất trong cơ cấu chung của ngành:

Hi = Gi

∑ Gi. 100 (%)

Trong đó: Hi: Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất thứ i Gi: Giá trị của lĩnh vực sản xuất thứ i + Tốc độ phát triển bình quân, được tính theo công thức [16]:

t̅ = n−1√t2. t3… tn = n−1√Tn = √yn y1

n−1

Trong đó: t̅: tốc độ phát triển bình quân.

y1, yn: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu và thời gian n.

Tn: tốc độ phát triển định gốc thời gian n so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.

ti: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. ti được tính theo công thức:

ti = yi yi−1

yi, yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian i và i-1.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

+ Chuyển dịch tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong ngành kinh tế huyện + Chuyển dịch tỷ trọng các lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp

+ Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác

+ Thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực nông nghiệp

+ Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác như: chuyển dịch số lượng lao động nông nghiệp sang làm việc tại các ngành khác, số hộ gia đình chuyên sản xuất nông nghiệp, số trang trại nông nghiệp …

2.4.4. Phương pháp phân tích kinh tế

Được sử dụng để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu để kết quả đánh giá, nhận xét được chính xác hơn, khách quan hơn. Đó là cơ sở để luận văn đề xuất được những giải pháp cụ thể, khả thi và có ý nghĩa thực tiễn với khu vực nghiên cứu.

Chương III

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)