KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên 1. Quan điểm chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.2.3. Thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên trong giai đoạn 2006 - 2010
3.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp
Trong 5 năm qua (2006 - 2010), huyện đã tập trung khai thác các tiềm năng và lợi thế, khắc phục những khó khăn, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, từ đó góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội huyện Ý Yên. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Ý Yên về mặt kinh tế - kỹ thuật được thể hiện ở Bảng 3.5.
Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy, cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Ý Yên những năm qua bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản; trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Bảng 3.5. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp huyện Ý Yên (theo giá cố định năm 1994)
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Tốc độ PTBQ
(%/năm)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
I Giá trị sx
trong NN Tr.đ 582.655 100,0 583.206 100,0 621.778 100,0 103,30 1 Chăn nuôi Tr.đ 163.827 28,12 178.997 30,69 218.643 35,16 115,52 2 Trồng trọt Tr.đ 373.091 64,03 354.597 60,80 345.664 55,59 96,25 3 Dịch vụ Tr.đ 17.216 2,95 17.149 2,94 17.075 2,75 99,59 4 Thuỷ sản Tr.đ 24.389 4,19 27.764 4,76 35.633 5,73 120,87 5 L.nghiệp Tr.đ 4.132 0,71 4.699 0,81 4.763 0,77 107,36
II
Cơ cấu sử dụng đất trong NN
Ha 17.433,07 100 17.343,37 100 17.356,60 100 99,78
1
Đất trồng cây hàng năm
Ha 15.726,89 90,21 15.645,84 90,21 15.226,18 87,73 98,40
2
Đất trồng cây lâu năm
Ha 729,60 4,19 730,54 4,21 737,83 4,25 100,56
3
Đất mặt nước nuôi trồng TS
Ha 967,58 5,55 957,99 5,52 1.383,59 7,97 119,58
4 Đất LN Ha 9,00 0,05 9,00 0,05 9,00 0,05 100,00 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ý Yên.
Sự chuyển dịch cụ thể cơ cấu kinh tế của từng ngành bộ phận trong cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung như sau:
Cơ cấu sản xuất lĩnh vực trồng trọt
Do đặc thù của khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước… của khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và huyện Ý Yên nói riêng, ngành trồng trọt đã xuất hiện từ lâu đời và chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng của huyện gồm các loại cây chính như: lúa, cây ăn quả, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu.
Diễn biến cơ cấu đất gieo trồng nông nghiệp huyện Ý Yên được thể hiện ở Bảng 3.6.
Tổng diện tích đất gieo trồng các loại cây của huyện Ý Yên giảm 1.108 ha sau 5 năm.
Trong cơ cấu cây trồng tại huyện, cây hàng năm chiếm ưu thế. Diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 33.000 - 35.000 ha và chiếm trên 99% tổng diện tích gieo trồng toàn huyện. Trong 5 năm qua, diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng giảm. Diện tích gieo trồng cây lâu năm rất ít và có xu hướng tăng từ 181ha (năm 2006) lên 337ha (năm 2010) và chiếm 0,51 - 0,98% tổng diện tích gieo trồng toàn huyện.
Trên thực tế, năm 2006, huyện Ý Yên đã dành 327 ha đất nông nghiệp cho trồng cây lâu năm nhưng mới gieo trồng được khoảng 10,8 ha, tức là tiềm năng phát triển cây lâu năm tại huyện còn nhiều, cần khai thác tốt hơn nữa. Trong diện tích trồng cây lâu năm, cây ăn quả được trồng chủ yếu với các loại chính như: vải, nhãn, xoài, cam… Đặc biệt, từ năm 2006, huyện đã bước đầu xây dựng mô hình trang trại cây ăn quả như trang trại cam ở xã Yên Nhân, Yên Phú… Đến nay, toàn huyện có 3 trang trại cây ăn quả.
Bảng 3.6. Cơ cấu diện tích đất gieo trồng tại huyện Ý Yên
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Tốc độ PTBQ (%/năm) Diện
tích (ha)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích (ha)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích (ha)
Tỷ trọng
(%)
1 Đất trồng cây
hàng năm 35.161 99,49 33.630 99,12 33.897 99,02 98,19 1.1 Đất trồng cây
lương thực 27.144 76,80 26.510 78,14 27.045 79,00 99,82 a Đất trồng Lúa 25.939 73,39 25.780 75,99 26.565 77,60 101,20 b Đất trồng Ngô 1.205 3,41 730 2,15 480 1,40 63,11 1.2 Đất trồng cây
chất bột 670 1,90 557 1,64 324 0,95 69,54 1.3 Đất trồng cây
rau đậu 3.834 10,85 2.818 8,31 3.303 9,65 92,82
1.4
Đất trồng cây công nghiệp hàng năm
3.405 9,63 3.662 10,79 3.200 9,35 96,94
1.5 Đất trồng cây
hàng năm khác 108 0,31 83 0,24 25 0,07 48,11 2 Đất trồng cây
lâu năm 181 0,51 297 0,88 337 0,98 136,45
2.1
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
26 0,07 26 0,08 7 0,02 51,89
2.2 Đất trồng cây
ăn quả 155 0,44 226 0,67 280 0,82 134,40
2.3 Đất trồng cây
lâu năm khác 45 0,13 50 0,15 111,11
Tổng 35.342 100,00 33.927 100,00 34.234 100,00 98,42 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Ý Yên.
- Cây lúa
Trong các loại cây hàng năm, lúa nước vẫn là cây trồng chính. Diện tích gieo trồng lúa năm 2010 là 26.565 ha, tăng626 ha so với năm 2006, chiếm 98,2% diện tích gieo trồng cây lương thực và 77,6% tổng diện tích gieo trồng của cả huyện.
Như vậy, mặc dù huyện đã có nhiều cố gắng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa màu song tình trạng độc canh lúa vẫn còn.
Trong sản xuất lúa, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng là một đặc trưng quan trọng cho phép giải quyết được những vấn đề do điều kiện khí hậu thời tiết đặt ra đồng thời nói lên sự tiến bộ trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật và cải thiện điều kiện canh tác như giống, kỹ thuật thâm canh, vấn đề thuỷ lợi…
Tại huyện Ý Yên, một năm có hai vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ Mùa. Cơ cấu vụ sản xuất lúa của huyện được thể hiện qua Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Cơ cấu sử dụng đất trồng lúa tại huyện Ý Yên
TT Vụ lúa
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Tốc độ PTBQ (%/năm) Diện
tích (ha)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích (ha)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích (ha)
Tỷ trọng
(%)
1 Vụ đông xuân 12.476 48,10 12.320 47,79 12.915 48,62 101,74 2 Vụ mùa 13.463 51,90 13.460 52,21 13.650 51,38 100,69 Tổng diện tích lúa 25.939 100,00 25.780 100,00 26.565 100,00 101,20 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ý Yên.
Năm 2010,Vụ Đông Xuân có diện tích 12.915 ha, năng suất đạt 60,03 tạ/ha.
Vụ Mùa có diện tích 13.650 ha, năng suất đạt 48,8 tạ/ha (xem phụ biểu 01).
Những năm gần đây, huyện Ý Yên đã kiên trì chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ theo hướng tăng diện tích lúa Xuân muộn, Mùa sớm, trung vụ để mở rộng diện tích cấy vụ Đông, nâng tỷ lệ diện tích cấy lúa thuần năng suất cao, mở
rộng diện tích cho giá trị sản xuất trên 50 triệu/ha/năm nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân. Huyện cũng thực hiện quy hoạch 500 ha cấy lúa kém hiệu quả ở 4 xã (Yên Phong, Yên Phú, Yên Dương, Yên Khánh) sang nuôi trồng thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngoài ra, huyện đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất nông - lâm - thuỷ sản nói chung. Huyện đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất cao, sản xuất lúa lai F1903…. và đưa vào gieo cấy đại trà. Nhờ vậy, nâng năng suất cả năm 2010 đạt 108,83 tạ/ha.
Ý Yên còn tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu/ ha từ năm 2003. Đến năm 2010, cả huyện có 1.492,5 ha đạt giá trị 60 triệu/ ha. Đây là thành công nổi bật góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, vì vậy cần tiếp tục phát huy.
Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ, huyện Ý Yên còn tiến hành dồn đổi ruộng đất “liền vùng, liền thửa” nhằm hướng sản xuất nông nghiệp tập trung, hiệu quả hơn. Huyện đã tiến hành dồn điền đổi ruộng thí điểm ở xã Yên Bình và năm 2007, chỉ đạo mở rộng toàn huyện. Đến nay, cơ bản gần 80% diện tích đã được dồn đổi. Ở những vùng đã được dồn đổi, huyện tiến hành quy hoạch, đầu tư hệ thống kênh mương, giao thông. Riêng vùng quy hoạch lúa, rau tập trung được hỗ trợ 50% kinh phí làm kênh nội đồng (hỗ trợ vùng rau 3,69 tỷ; vùng lúa 7,5 tỷ). Đây có thể coi là một bước “đột phá” nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại huyện.
Sản lượng và năng suất lúa tăngchủ yếu là do nông dân chọn sử dụng giống lúa năng suất cao vào sản xuất, tuy nhiên cần chú trọng tới những loại lúa có năng suất thấp hơn nhưng giá trị cao như: giống lúa Bắc thơm. Ngành nông nghiệp huyện đã nỗ lực triển khai đồng bộ các chương trình để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp như: chương trình sản xuất và
nhân giống lúa mới, chương trình quản lý, dịch hại tổng hợp trên lúa, chương trình bảo vệ thực vật, chương trình khuyến nông, thi công các công trình thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu và chống lũ cho cây lúa như thuỷ lợi nội đồng, đê bao chống lũ, trạm bơm điện, quỹ hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (với hơn 2 tỷ đồng)… Từ đó, từng bước đưa sản xuất cây lúa của cả huyện vào thế ổn định và phát triển bền vững. Tuy nhiên, diện tích trồng lúa tại huyện ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá tại huyện đang diễn ra mạnh trong khi đó giá cả thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định luôn là một thách thức to lớn đối với người trồng lúa. Đây là một vấn đề khó khăn đòi hỏi chính quyền huyện quan tâm và có những chính sách hỗ trợ đồng bộ đối với vùng chuyên canh cây lúa, góp phần giữ vững an ninh lương thực nông thôn huyện nói riêng và của cả nước nói chung.
- Cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
Bên cạnh lúa là cây trồng chính, huyện Ý Yên cũng phát triển một số loại cây trồng khác như: cây lương thực (ngô, lạc), cây chất bột khác (khoai lang, sắn, khoai sọ, củ từ..), cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đỗ tương), các loại rau…
Tuy nhiên, các loại cây này còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cây trồng của huyện. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm tăng từ 3.405 ha năm 2006 lên 3.662 ha năm 2008 (tăng 465 ha), tính riêng diện tích trồng lạc từ năm 2006 - 2008 đã tăng 202 ha, do ngành nông nghiệp thời gian qua quan tâm đầu tư nghiên cứu nhiều cho cây công nghiệp ngắn ngày, các công trình khuyến nông, giống, bảo vệ thực vật triển khai đã đẩy mạnh được việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường tiêu thụ giảm mạnh, nên sang năm 2010 diện tích gieo trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày giảm còn 3.200 ha.
Địa hình Ý Yên bằng phẳng cộng với khí hậu tương đối ôn hoà là điều kiện thuận lợi để phát triển cây thực phẩm, trong đó rau là loại cây thực phẩm được trồng chủ yếu.
Hiện nay, huyện Ý Yên hình thành một số vùng tập trung trồng rau xanh như xã Yên Nhân: 668 ha, Yên Bình: 583 ha… Rau màu thực sự trở thành một thế mạnh của huyện, là vùng cung cấp nguồn rau chính cho thành phố Ninh Bình và các vùng lân cận. Trung bình mỗi ngày huyện cung cấp từ 23 đến 25 tấn rau cho thành phố và nhu cầu này còn tăng cao vào những dịp lễ tết. Nhờ vậy thu nhập của nông dân ngày càng được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, trồng rau cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác đều chịu tác động bởi thời tiết, ảnh hưởng của sâu bệnh, sự biến động của thị trường, người dân lại thiếu thông tin về thị trường, kỹ thuật nên gây ra không ít khó khăn cho người nông dân. Vì vậy, để nông dân yên tâm sản xuất, chính quyền huyện cần tăng cường hơn nữa việc thực hiện các chương trình phòng chống sâu bệnh, phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây, cung cấp thông tin thị trường để bảo vệ lợi ích của nông dân.
Cơ cấu sản xuất lĩnh vực chăn nuôi
Nhìn chung, chăn nuôi được duy trì phát triển: tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi đạt 10,6% năm 2010.
Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng. Từ năm 2006 - 2010, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng 4,3%. Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi liên tục tăng, năm 2010 đạt 218.643 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,16% trong giá trị sản phẩm ngành nông - lâm - thủy sản. Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng hơn đến ngành chăn nuôi, thực hiện nhiều chương trình khuyến nông, đẩy mạnh việc chuyển giao con giống, gia súc, gia cầm như lợn giống siêu nạc, gà Tam hoàn, gà Ai Cập, ngan Pháp… kết hợp với quy trình kỹ thuật mới.
Nhờ vậy, ngành chăn nuôi phát triển, số lượng vật nuôi tăng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân.
Tình hình chăn nuôi của huyện thời kỳ 2006 - 2010 được cụ thể ở Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Cơ cấu chăn nuôi huyện Ý Yên giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Tốc độ PTBQ (%/năm) Số
lượng (con)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(con)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(con)
Tỷ trọng
(%)
I. Gia súc 138.254 100,00 133.175 100,00 129.938 100,00 96,95 1. Lợn 120.504 87,16 115.640 86,83 112.539 86,61 96,64 2. Trâu 1.057 0,76 985 0,74 1.149 0,88 104,26 3. Bò 16.693 12,07 16.550 12,43 16.250 12,51 98,66 II. Gia cầm 794.840 100,00 822.905 100,00 835.530 100,00 102,53 1. Gà 601.292 75,65 624.175 75,85 669.320 80,11 105,51 2. Vịt 102.574 12,90 103.250 12,55 110.000 13,17 103,56 3. Ngan,
ngỗng 90.974 11,45 95.480 11,60 56.210 6,73 78,60 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ý Yên.
Từ năm 2006 - 2010, quy mô đàn gia súc (lợn, trâu, bò) của huyện giảm từ 138.254 con xuống còn 129.938 con (giảm 8.316 con). Trong đó, lợn là loại gia súc được nuôi nhiều nhất tại Ý Yên, chiếm khoảng 87% tổng đàn gia súc. Số lượng đàn lợn từ 2006 - 2010giảm về số lượng, tốc độ phát triển bình quân đạt 96,64%/năm.
Số lượng được tập trung nhiều nhất ở xã Yên Trị là 7.310 con (năm 2010), xã Yên Nhân là 6.915 con, xã Yên Đồng là 6.773 con. Lợn được nuôi chủ yếu làm nguồn cung cấp thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho người dân. Năm 2010 sản lượng thịt lợn đạt 18.168 tấn.
Trong khi đó, tổng đàn trâu biến động qua các năm, đạt tốc độ phát triển bình quân là: 104,26%/năm. Số lượng đàn trâu năm 2010 là 1.149 con, tăng 164 con so với năm 2008. Song quy mô đàn trâu không lớn và còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu đàn gia súc 0,88%.
Tổng đàn bò giảm về số lượng, trong 5 năm, số lượng đàn bò giảm 443 con.
Tỷ trọng của đàn bò trong cơ cấu chăn nuôi gia súc chiếm 12,51% (năm 2010).
Hiện nay, huyện có cơ chế hỗ trợ mua giống bò Laisind (hỗ trợ 50% giá trị bò giống) nhằm cải tạo đàn bò vàng ở huyện, góp phần gia tăng tốc độ phát triển ngành chăn nuôi của huyện.
Với đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước dùng trong nông nghiệp khá lớn (khoảng 1.347ha), lại có nguồn thức ăn tận dụng từ đánh bắt và chế biến thuỷ sản, các sản phẩm thừa từ nông nghiệp nên Ý Yên có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia cầm mà chủ yếu là gà, vịt. Cuối năm 2005, do dịch cúm gia cầm bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi gia cầm của huyện khiến đàn gia cầm giảm. Song, huyện đã tập trung làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm duy trì và phát triển đàn gia cầm, đảm bảo sự phát triển của ngành chăn nuôi. Đến năm 2010, tổng đàn gia cầm của huyện lên tới 835.530 con, sau 5 năm từ 2006 - 2010 tốc độ phát triển bình quân đạt 102,53%/năm.
Sự đóng góp của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm trong giá trị sản phẩm của ngành được thể hiện trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Cơ cấu giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi (theo giá hiện hành)
TT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
Tốc độ PTBQ (%/năm) Doanh
thu (tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng
(%)
1 Gia súc 243.270 81,31 497.861 82,17 627.937 78,77 160,66 2 Gia cầm 27.324 9,13 51.863 8,56 85.506 10,73 176,90 3 CN khác 28.576 9,55 56.144 9,27 83.753 10,51 171,20 Ngành CN 299.170 100,00 605.868 100,00 797.196 100,00 163,24 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Ý Yên.
Trong những năm qua, huyện Ý Yên đã tích cực thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Tỷ trọng ngành chăn nuôi gia súc chiếm khoảng 78,77% trong cơ cấu ngành chăn nuôi. Nhìn chung, chăn nuôi gia súc đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình vì huyện Ý Yên có nhiều bãi cỏ, có nguồn thức ăn phong phú từ trồng trọt, lao động dồi dào là những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc.
Vì vậy, trong tương lai, ngành chăn nuôi gia súc sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
Trong khi đó, gia cầm chiếm khoảng 10% tỷ trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi, tốc độ phát triển bình quân đạt: 176,90%/năm. Do ưu thế về hệ thống sông ngòi dày, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm đang được huyện ưu tiên.
Ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, Ý Yên còn phát triển chăn nuôi thỏ do tận dụng các sản phẩm thừa từ nông nghiệp như: rau, củ quả. Tính đến năm 2010, toàn huyện có 758 con (tăng 1,5 lần so với năm 2006), góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cơ cấu giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi được thể hiện qua Biểu đồ 3.4.
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi huyện Ý Yên qua các năm Trước năm 2000, phương thức chăn nuôi chủ yếu là theo hộ gia đình. Từ năm 2006 đến nay, một số hộ nông dân đã chuyển sang nuôi công nghiệp theo hình thức trang trại vườn ao chuồng. Hiện nay, ở huyện có hàng trăm hộ chăn nuôi công
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010
81,31% 82,17% 78,77%
9,13% 8,56% 10,73%
9,55% 9,27% 10,51%
Chăn nuôi khác Gia cầm Gia súc
nghiệp với 76 trang trại, trên 1.000 hộ chăn nuôi tập trung. Ngoài ra, trong 5 năm 2006 - 2010, huyện đã triển khai dự án phát triển chăn nuôi tập trung và chăn nuôi tại gia đình như: nuôi thỏ ở xã Khánh, nuôi ong tổ ở xã Yên Phú. Những sự thay đổi trên cho thấy nỗ lực của chính quyền huyện Ý Yên nhằm phát triển ngành chăn nuôi nói riêng và phát triển kinh tế toàn huyện nói chung.
Tóm lại: Sau 5 năm từ 2006 - 2010, huyện đã có nhiều nỗ lực nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (theo nghĩa hẹp). Nhờ vậy, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, hướng tới một tỷ lệ hợp lý hơn giữa 2 ngành này trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong nội bộ từng phân ngành nhỏ, sự chuyển dịch diễn ra còn chậm và chưa rõ ràng. Trong trồng trọt, mặc dù tỷ trọng của cây rau các loại có tăng nhưng về cơ bản lúa vẫn là cây trồng độc canh, cây hàng năm vẫn chiếm ưu thế trong khi diện tích, tỷ trọng cây lâu năm bắt đầu tăng chủ yếu ở các loại cây ăn quả, còn cây nghiệp lâu năm hầu như không thay đổi về diện tích. Trong chăn nuôi còn thiếu cân đối giữa chăn nuôi gia súc và gia cầm, chưa khai thác và sử dụng tốt các tiềm năng sẵn có của huyện để phát triển chăn nuôi gia cầm. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Ý Yên sẽ phải cố gắng hơn nữa để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước phát triển và xây dựng nông thôn mới.
Cơ cấu sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp
Toàn huyện có khoảng 9ha đất dùng vào lâm nghiệp, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 0,04% diện tích tự nhiên. Đóng góp vào GDP huyện năm 2010 (theo giá hiện hành) là: 15.190 triệu đồng.
Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp tại huyện, chỉ có đất rừng đặc dụng tại xã Yên Lợi, Yên Tân.
Cơ cấu sản xuất lĩnh vực thuỷ sản
Ý Yên có tài nguyên nước phong phú với nhiều con sông chảy qua, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
Từ lợi thế sẵn có, Ý Yên thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm phát triển và đưa thuỷ sản thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với tốc độ tăng trưởng cao.