Thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện trong giai đoạn 2006 - 2010

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 46 - 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên 1. Quan điểm chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.2.2. Thực tiễn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện trong giai đoạn 2006 - 2010

Sau 20 năm đổi mới, kinh tế nông thôn ở nước ta nói chung và ở huyện nói riêng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; lao động trong nông nghiệp có xu hướng chuyển sang lĩnh vực khác, diện tích đất nông nghiệp giảm qua các năm. Kết quả chuyển dịch CCKT chung của huyện được thể hiện qua Bảng 3.3.

Bằng việc phát huy nội lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh có được, huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư cho kinh tế - xã hội nên những năm qua, kinh tế - xã hội huyện Ý Yên liên tục tăng, thể hiện ở giá trị tổng sản phẩm của huyện qua các năm như sau:

Từ năm 2006 - 2010, giá trị tổng sản phẩm của huyện tăng từ 1.367.825 triệu đồng lên 2.256.842 triệu đồng, đạt tốc độ phát triển bình quân 128,45%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 103,3%/năm; giá trị công nghiệp - xây dựng tăng mạnh, sau 5 năm phát triển bình quân đạt 147,34%/năm. Giá trị sản phẩm ngành dịch vụ - thương mại năm 2010 tăng 2,2 lần so với năm 2006, một số điểm tập trung về thương mại, dịch vụ đã hình thành như: Thị trấn Lâm, Thị tứ (Yên Thắng)…

Sự chuyển biến giá trị sản phẩm giữa các ngành kinh tế đã cho thấy tương đối rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Ý Yên từ năm 2006 - 2010.

Bảng 3.3. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung huyện Ý Yên

TT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Tốc độ PTBQ (%/năm) Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

Tỷ trọng

(%)

I Giá trị sản

phẩm Tr.đ 1.367.825 100,00 1.783.405 100,00 2.256.842 100,00 128,45 1 Nông nghiệp Tr.đ 582.655 42,60 583.206 32,70 621.778 27,55 103,30 2 Công nghiệp

–XD cơ bản Tr.đ 537.430 39,29 873.684 48,99 1.166.721 51,70 147,34 3 Thương mại

- Dịch vụ Tr.đ 247.740 18,11 326.515 18,31 468.343 20,75 137,49 II Lao động sử

dụng Người 122.678 100,00 122.345 100,00 123.350 100,00 100,27 1 Nông nghiệp Người 92.379 75,30 90.335 73,84 90.135 73,07 98,78

2 Công nghiệp

- XD cơ bản Người 19.869 16,20 20.560 16,80 21.050 17,07 102,93 3 Thương mại

- Dịch vụ Người 10.430 8,50 11.450 9,36 12.165 9,86 108,00 III Tổng diện

tích đất Ha 24.116,08 100,00 24.123,47 100,00 24.129,74 100,00 100,03 1 Đất NN Ha 17.433,07 72,29 17.343,37 71,89 17.356,60 71,93 99,78

2 Đất phi NN Ha 6.452,81 26,76 6.549,66 27,15 6.641,93 27,20 101,45

3 Đất chưa SD Ha 230,2 0,95 230,44 0,96 211,21 0,87 95,79

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ý Yên.

Ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng ưu thế trong cơ cấu kinh tế của huyện, từ năm 2006 huyện đã tăng cường thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nhờ đó, tỷ trọng của ngành nông nghiệp bắt đầu giảm xuống còn 42,60% (năm 2006). Và đến năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm (chỉ còn27,55%).

Huyện Ý Yên cũng như nhiều địa phương khác tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu thực hiện chuyển dịch CCKT nông thôn đều chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản. Năm 2006, công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 39,29% tỷ trọng các ngành kinh tế tại huyện. Tăng mạnh nhất vào năm 2010 chiếm 51,7% tỷ trọng các ngành kinh tế, với 04 cụm công nghiệp tăng 02 cụm so với năm 2006, 13 điểm công nghiệp tăng 04 điểm so với năm 2006 trở thành ngành then chốt trong phát triển kinh tế huyện.

Mặc dù, Ý Yên là một huyện chủ yếu phát triển nông nghiệp nhưng trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có những bước phát triển mới với sự ra đời của hàng loạt các công ty, xí nghiệp như:

Công ty Trường Giang sản xuất may tre đan xuất khẩu, doanh nghiệp Hòa Bình đúc đồng, doanh nghiệp Dương Thanh Sơn chuyên về các sản phẩm mộc, đồ mỹ nghệ, nội thất… đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân và góp phần phát triển kinh tế huyện. Một số đơn vị từ quy mô sản xuất nhỏ bé đã mạnh dạn đổi mới quản lý, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, vươn lên là đơn vị tiêu biểu của tỉnh về năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm như: doanh nghiệp đúc đồng Phú Thịnh, Công ty Vĩnh Oanh sản xuất các sản phẩm may mặc xuất khẩu. Việc chuyển giao khoa học công nghệ trong công nghiệp cũng được huyện chú trọng. Nhờ vậy, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện hoạt động năng suất hơn, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn.

Ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 20% trong GDP của huyện. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ (theo giá so sánh) năm 2010 đạt: 468.343 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2006. Tốc độ phát triển bình quân đạt: 137,49%/năm.

Giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2010 đạt: 4 triệu USD. Lao động trong hoạt động thương mại, dịch vụ khoảng: 9,86%, tăng 1,36% so với năm 2006.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ý Yên từ năm 2006 - 2010 được biểu hiện cụ thể qua Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu giá trị sản phẩm huyện Ý Yên qua các năm

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Ý Yên thời kỳ 2006- 2010 đã có sự chuyển dịch đúng định hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại - dịch vụ. Kinh tế - xã hội toàn huyện phát triển khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ còn thấp.Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi chính quyền huyện quan tâm, có biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động của huyện cũng có những thay đổi. Ý Yên có số dân là 227.200người, trong đó, số lao động trên 120.000 người, tạo cho huyện lực lượng lao động dồi dào. Trong những năm qua, số người tham gia lao động trực tiếp trên địa bàn huyện liên tục tăng.

Tổng lao động của huyện sau 5 năm tăng 672 người. Năm 2010, tổng số lao động toàn huyện là 123.350 người, chiếm 54,3% dân số. Tỷ số phụ thuộc chung (tỷ số giữa những người ở độ tuổi phụ thuộc - dưới 15 tuổi và trên 60 tuổi - so với những người trong độ tuổi lao động) của Ý Yên khoảng 1,01; tức là cứ 1 người lao

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00

Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 42,60%

32,70% 27,55%

39,29%

48,99%

51,70%

18,11% 18,31% 20,75%

Dịch vụ CN - XDCB Nông nghiệp

động nuôi 1 người. Nhờ vậy, đời sống của nhân dân trong huyện cũng bớt khó khăn, từng bước được ổn định và cải thiện hơn.

Cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế có sự thay đổi khác nhau, thể hiện trên Biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế Trong đó:

1. Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 2. Lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản 3. Lao động trong ngành dịch vụ

Trong những năm qua, lực lượng lao động trực tiếp trong các ngành kinh tế tại huyện có sự thay đổi như sau:

- Ý Yên là một huyện thuần nông nên phần lớn lao động tham gia nông nghiệp, chiếm 73,07 % tổng lao động toàn huyện. Tuy nhiên, cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, số lao động trực tiếp ngành này tại huyện có xu hướng giảm từ 92.379 xuống còn 90.135 người (giảm 2.244 người).

0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00

Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

75,30% 73,84% 73,07%

16,20% 16,80% 17,07%

8,50% 9,36% 9,86%

- Trong khi đó, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Lao động trong ngành công nghiệp tăng 1,1 lần. Lao động trong ngành dịch vụ tăng 1,2 lần. Sự gia tăng lao động trong hai ngành này là tất yếu và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ của huyện và dự báo những năm tiếp theo lao động trong hai ngành này sẽ tăng cao.

- Tỷ lệ lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 75,30% (năm 2006) xuống 73,07% (năm 2010), giảm 2,23 %.

- Tỷ lệ lao động ngành CN - XDCB tăng từ 16,20% (năm 2006) lên 17,07%

(năm 2010), tăng 0,87%.

- Tỷ lệ lao động ngành dịch vụ tăng tăng từ 8,50% (năm 2006) lên 9,86%

(năm 2010), tăng 1,36%.

Ý Yên mang đặc thù là một huyện nông nghiệp với trên 75% lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông - lâm - thuỷ sản. Sản xuất nông nghiệp mang tính thuần nông và chủ yếu là độc canh cây lúa. Phần lớn diện tích đất tự nhiên trong huyện là đất nông nghiệp.

Cơ cấu sử dụng đất huyện Ý Yên được thể hiện qua Biểu đồ 3.3.

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Ý Yên năm 2010

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

72,29% 71,89% 71,93%

26,76% 27,15% 27,20%

0,95% 0,96% 0,87%

Đất chưa sử dụng Đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp chiếm khoảng 72% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, cho thấy vị trí của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện Ý Yên. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2010 giảm 189,12 ha so với năm 2006, do một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích sử dụng khác, ở xã Yên Tiến và Yên Xá xây dựng mặt bằng phục vụ sản xuất cho làng nghề gỗ mỹ nghệ và đúc đồng.

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, huyện Ý Yên được chia thành 2 vùng rõ rệt với những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau, từ đó hình thành 2 vùng kinh tế riêng biệt: Vùng I tập trung phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, Vùng II có lợi thế phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai vùng theo xu hướng sau:

Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế giữa hai vùng tại huyện Ý Yên

Đơn vị: %

TT Chỉ tiêu Tổng

số

Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010 Vùng

I

Vùng II

Vùng I

Vùng II

Vùng I

Vùng II Giá trị SX toàn huyện 100 40,50 59,50 35,90 64,10 33,70 66,30 1 Nông - lâm - thủy sản 100 42,90 57,10 47,40 52,60 53,70 46,30 2 CN - XD cơ bản 100 32,40 67,60 30,20 69,80 26,80 73,20 3 Thương mại - dịch vụ 100 23,80 76,20 19,60 80,40 12,30 87,70

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ý Yên.

Từ năm 2006 - 2010, Vùng II luôn giữ tỷ trọng lớn hơn trong các ngành sản xuất so với Vùng I do những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Biểu số liệu trên cho thấy, huyện Ý Yên có xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp tại Vùng I vì đây là vùng chiếm 46,80% diện tích tự nhiên toàn huyện và diện tích chân ruộng trũng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển kinh tế Vùng I, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân trong vùng là cần thiết nhằm thu hẹp khoảng cách giữa hai vùng, khai thác tốt mọi tiềm năng của

Vùng I, tạo sự phát triển cân đối trong toàn huyện. Do đó, đến năm 2010, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của Vùng I đạt 53,70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện (tăng 10,80% so với năm 2006). Mô hình nông thôn mới ở xã Yên Phú đang được triển khai và nếu thành công sẽ được nhân ra rộng rãi khắp huyện đặc biệt là Vùng I. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tại Vùng I giảm về tỷ trọng, nhưng đóng góp vào GDP của ngành trong toàn huyện tăng, một số nhà máy đã và đang hoạt động có hiệu quả như: nhà máy gạch Tuynen tại xã Yên Phương góp phần tạo việc làm cho người dân trong vùng.

Vùng II có ưu thế phát triển đều cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản phát triển mạnh với 02 cụm công nghiệp lớn như: trạm điêu khắc ở Yên Ninh, đúc đồng ở xã Yên Xá. Năm 2006, công nghiệp - xây dựng cơ bản vùng II chiếm 67,60% GDP toàn huyện. Năm 2010, tỷ trọng ngành này đã tăng lên là 73,20% (tăng 5,6%). Lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 87,70% GDP của huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)