KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên 1. Quan điểm chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.2.4. Những thành công và tồn tại của quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp của huyện Ý Yên
3.2.4.1. Những chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ý Yên
Nhìn chung, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tại huyện đạt được những thành công nhất định.
- Tỷ trọng sản xuất ngành nông nghiệp giảm tương đối trong cơ cấu giá trị sản xuất chung toàn huyện.
- Tỷ trọng các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đã có thay đổi theo hướng CNH, HĐH (tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt).
- Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác.
- Cơ cấu sản xuất lĩnh vực trồng trọt có thay đổi theo hướng tạo vùng chuyên canh tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương.
- Cơ cấu sản xuất lĩnh vực chăn nuôi thay đổi theo hướng tăng dần giá trị chăn nuôi gia cầm, giảm dần giá trị chăn nuôi gia súc.
- Đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp tăng về tổng số vốn, đồng thời tập trung cho cải thiện điều kiện giao thông, thủy lợi, hệ thống năng lượng.
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất từ thành phần kinh tế cá thể, giảm thành phần kinh tế nhà nước, một số hộ gia đình đã chuyển hướng sản xuất sang một số lĩnh vực khác (CN, TM - DV), kinh tế trang trại phát triển mạnh.
- Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác tăng mạnh.
- Thu nhập và đời sống nông dân được cải thiện khá rõ.
- Đã thực hiện một số chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như: chính sách dồn điền đổi thửa, chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nông thôn (xem phụ biểu 02).
Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Ý Yên sau 5 năm được thể hiện rõ nét ở một số chỉ tiêu được nêu trong Bảng 3.16.
Bảng 3.16. Kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2006
Năm 2008
Năm 2010
Tốc độ PTBQ (%/năm)
1 Giá trị sản phẩm toàn
huyện Tr.đ 2.522.818 4.320.998 6.441.789 159,79 2 Tỷ trọng giá trị sản
xuất chung % 100,00 100,00 100,00 100,00
a Nông nghiệp % 42,60 32,70 27,55 80,42
b CN - CXCB % 39,29 48,99 51,70 114,71
c Thương mại - dịch vụ % 18,11 18,31 20,75 107,04 3 Tỷ trọng giá trị sản
xuất ngành NN % 100,00 100,00 100,00 100,00
a Chăn nuôi % 28,12 30,69 35,16 111,83
b Trồng trọt % 64,03 60,80 55,59 93,18
c Dịch vụ % 2,95 2,94 2,75 96,41
d Thủy sản % 4,19 4,76 5,73 117,01
e Lâm nghiệp % 0,71 0,81 0,77 103,93
4 Cơ cấu sử dụng đất 100,00 100,00 100,00 100,00 a Diện tích đất cho sản
xuất nông nghiệp ha 17.433,07 17.343,37 17.356,60 99,78 b Diện tích đất phi NN
(phát triển CN, ĐT,…) ha 6.452,81 6.549,66 6.641,93 101,45 c Diện tích đất chưa SD ha 230,20 230,44 211,21 95,79
5
Tỷ trọng giá trị sản xuất theo TP kinh tế trong NN
% 100,00 100,00 100,00 100,00
a Kinh tế Nhà nước % 5,07 5,36 4,47 142,97
b Kinh tế tập thể % 5,33 3,34 2,94 113,13
c Kinh tế cá thể % 90,66 91,30 92,60 153,94
6 Số lao động sử dụng
trong SXNN người 92.379 90.335 90.135 98,78 7 Giá trị sản phẩm của
SXNN Tr.đ 944.353 1.715.934 2.191.117 152,32
8
Thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị
Tr.đ
/năm 7,78 10,62 14,06 134,49
9
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn
Tr.đ
/năm 5,40 7,26 9,41 131,99
10 Giá trị sản phẩm bình quân/1ha canh tác
tr.đ
/năm 41,08 58,32 70,23 130,75 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ý Yên.
Thành công của quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp không chỉ đối với ngành sản xuất nông nghiệp mà còn tác động vào một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác của huyện. Đối với sản xuất nông nghiệp: diện tích đất cho nông nghiệp giảm, lao động sử dụng trong sản xuất nông nghiệp giảm, song giá trị sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp tăng, đạt tốc độ phát triển bình quân 159,79%/năm.
Ngoài ra, tác động của quá trình chuyển dịch còn làm tăng giá trị sản phẩm bình quân/1ha canh tác lên 70,23 triệu đồng (năm 2010). Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 9,41 triệu đồng/năm, tốc độ phát triển bình quân:
131,99%/năm, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị - nông thôn.
3.2.4.2. Những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết
Tuy đã đạt được một số thành tựu trong quá trình chuyển dịch CCKT, song quá trình chuyển dịch diễn ra chậm chạp, chưa vững chắc và nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
- Công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn chậm, cản trở sự chuyển dịch bền vững.
- Việc chuyển dịch một bộ phận diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra chậm do thiếu vốn đầu tư (mới chuyển đổi được trên 56 ha/200 ha cần chuyển đổi).
- Một số xã đã xảy ra hiện tượng chuyển dịch kinh tế nông nghiệp một cách tự phát, không theo quy hoạch và định hướng lâu dài.
- Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch CCKT nông nghiệp của huyện, đặc biệt là đầu tư cho KHCN trong nông nghiệp chưa được quan tâm.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung chưa giải quyết tốt vấn đề lao động nông thôn, chưa thu hút được lao động nông thôn sang làm việc ở lĩnh vực khác.
- Vấn đề đào tạo nghề cho nông dân chưa được chú ý đúng mức.