KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Ý Yên
3.1.1.1.Vị trí địa lý
Huyện Ý Yên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nam Định (thuộc khu vực Trung tâm của Đồng bằng Sông Hồng).
+ Phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm và Bình Lục, tỉnh Hà Nam, + Phía Đông giáp huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,
+ Phía Nam giáp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, + Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình.
Huyện Ý Yên nằm cách trung tâm thành phố Nam Định 20 km về phía Đông, cách thị xã Ninh Bình 10 km về phía Tây.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông tương đối dày hình thành nên hai vùng chính:
- Vùng I (phía Bắc huyện) gồm 16 xã: Yên Trung, Yên Thành, Yên Thọ, Yên Phương, Yên Nghĩa, Yên Tân, Yên Lợi, Yên Minh, Yên Mỹ, Yên Hồng, Yên Quang, Yên Phú, Yên Phong, Yên Khánh, Yên Chính, Yên Hưng.
- Vùng II (phía Nam huyện) gồm 16 xã: Thị trấn Lâm, xã Yên Bình, Yên Xá, Yên Dương, Yên Bằng, Yên Khang, Yên Tiến, Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Trị, Yên Nhân, Yên Lương, Yên Cường, Yên Lộc, Yên Phúc, Yên Ninh.
Đặc điểm của vùng I thuần nông cây lúa là chính. Vùng I có diện tích 11.278,7 ha chiếm 46,8% diện tích tự nhiên và 46,9% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
Ở vùng II có lợi thế phù sa sông Đáy bồi đắp qua nhiều năm tạo nên vùng đất phù sa, thuận lợi cho việc phát triển cây hoa màu, cây công nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Huyện Ý Yên nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng. Một năm có hai mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 250C. Bình quân tháng thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 vào khoảng 16- 180C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7 và tháng 8) khoảng 28 - 300C .
Lượng mưa trung bình nằm ở mức 1820mm, nhưng lại phân bố không đều trong năm. Mưa nhiều vào tháng 5 đến tháng 10, cao điểm là tháng 7 tháng 8, bình quân 306 - 356mm, thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 khoảng 52mm/tháng. Tháng 5 đến tháng 10 là mùa giông bão và kèm theo gió lốc, mưa lớn gây thiệt hại cho nhiều loại cây trồng.
Với điều kiện khí hậu như vậy cho phép trồng được nhiều loại cây trồng trong năm. Về mùa mưa đất canh tác có thể trồng được nhiều loại cây như lúa, cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, đậu tương … và các cây thực phẩm: khoai tây, rau, đậu đỗ … từ tháng 11 đến tháng 2 do có mưa ít nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, không có nắng to nên thuận lợi cho việc trồng các loại cây vụ đông có thể chịu rét, hanh khô.
Hệ thống sông ngòi chính:Với mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều tạo ra nguồn nước khá dồi dào cho canh tác nông nghiệp. Ngoài hệ thống ao, hồ, ngòi hiện còn có hệ thống sông như: Sông Đào nằm ở phía Đông Nam của huyện, sông Sắt, sông Sinh nằm ở phía Tây Nam và các sông Cầu Giành, sông Chanh.
3.1.1.4. Đất đai
Huyện Ý Yên có tổng diện tích tự nhiên là 24.129,74 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2010 được nêu trên Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai huyện Ý Yên
TT Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Tỷ trọng
(%) Ghi chú
I Đất nông nghiệp 17.356,60 71,93
1 Đất sản xuất nông nghiệp 15.947,72 66,09 1.1 Đất trồng cây hàng năm 15.226,18 63,03
1.1.1 Đất trồng lúa 14.564,53 60,36
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 661,65 2,68
1.2 Đất trồng cây lâu năm 737,83 3,06
2 Đất lâm nghiệp 9,00 0,04
Đất rừng đặc dụng 9,00 0,04
3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.383,59 5,73
4 Đất nông nghiệp khác 16,29 0,07
II Đất phi nông nghiệp 6.641,93 27,20
1 Đất ở 1.467,60 6,08
2 Đất chuyên dùng 3.331,14 13,81
3 Đất phi nông nghiệp khác 1.843,19 7,31
III Đất chưa sử dụng 211,21 0,87
1 Đất bằng chưa sử dung 143,25 0,59
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 65,78 0,27
3 Núi đá không có cây 2,18 0,01
Cộng 24.129,74 100,00
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ý Yên.
Huyện Ý Yên có 17.356,60 ha đất dành cho nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 71,93% diện tích đất tự nhiên của huyện, chủ yếu là đất thịt màu mỡ do phù sa bồi đắp, vùng đất bằng phẳng, trũng nước thuận lợi cho gieo trồng và phát triển nhiều loại cây lương thực.
Ngoài ra, một số loại đất còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, đá hoa và đồ sành sứ. Do đó, đất đai còn là nguyên liệu quan trọng, là tiềm năng phát triển ngành công nghiệp tại huyện.