Văn hóa vật chất

Một phần của tài liệu NÉT đặc sắc của văn hóa CHĂM TRONG văn hóa VIỆT NAM (Trang 21 - 26)

Chương 2: Đời sống và nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào Chăm ở Việt Nam

2.2 Nét đặc sắc trong văn hóa Chăm ở Việt Nam

2.2.1 Văn hóa vật chất

Nhà ở

Cư dân thuộc ngữ hệ Nam Đảo là cư dân nông nghiệp, nên địa bàn cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn, chỉ có một bộ phận người Chăm sinh sống ở thành phố.

Trong số các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo có hai cộng đồng dân cư Chăm khác biệt nhau về tôn giáo và hình thành cư trú. Làng của người Chăm gọi là play.

Quy mô của các palay không giống nhau, mỗi palay quần tụ khoảng 50 đến 100 gia đình. Bên trong palay chia thành nhiều khu vực cư trú của các nhóm thân thích. Giữa các nhóm được giới hạn bởi một bờ tường hay bờ rào chắc chắn. Giữa các gia đình trong nhóm cũng có những hàng rào, có cửa thông với lối đi chung.

Ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận, các palay thường tọa lạc trên một khu đất cao hoặc vùng gò đồi, bao quanh những khu tụ cư đó là những cánh đồng lúa hoặc hoa màu. Các palay cách nhau bằng những cánh đồng rộng khoảng 500m trở lên.

Vùng An Giang, các khu vực cư trú của người Chăm tập trung trên các cù lao hoặc đa số sống dọc theo hai bên bờ sông Hậu. Vì vậy, họ làm nhà dọc theo bờ kênh hay vàm kênh, thường quay nhà hướng ra sông, kênh, rạch. Ở An Giang, mỗi năm nước đều dâng lên cao nên người dân thường sống chung với lũ (mùa nước nổi) từ 3 đến 4 tháng. Vì vậy, người Chăm ở An Giang thường làm nhà sàn, cột thường làm cây nguyên bào nhẫn, cao khỏi đầu người, nhà xây cách mặt đất khoảng 3 – 4m để tránh ngập nước. Nhà người Chăm An Giang không có hàng rào bao quanh như người Chăm

ở Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Bình Thuận). Nhà họ thường cất 4 mái, có hiên trước, hiên sau, mỗi hiên đều có cầu thang lên xuống (bậc lẻ 5,7,9). Hiên và cầu thang phía sau nhà dành riêng cho phụ nữ trong nhà hoặc khách nữ ngồi chơi và lên xuống. Bên trong nhà hầu hư không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà trải chiếu hoặc tấm thảm ra để chủ nhà và khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ cùng nhau trò chuyện, nhà chia thành hai ngăn rộng tương đương nhau, ngăn trước làm nơi tiếp khách và chỗ ngũ của nam giới, ngăn phía sau cũng là nơi tiếp khách, ăn uống và nơi ngũ của nữ giới. Đặc biệt, nhà người Chăm không có bàn thờ tổ tiên hay thờ phượng thánh Alhah. Những kinh sách quý như kinh Koran, vật kỉ niệm của ông, bà, cha, mẹ, họ hàng khi qua đời, người Chăm thường cất giữ bằng cách làm giá, kệ dựa vào vách nhà rồi để lên.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, người Chăm cũng có tập quán sống quần cư trong những khu vực nhất định như: Nancy, Hòa Hưng, Trương Minh Giảng, Phú Nhuận.

Người Chăm do điều kiện sống với những dị biệt về tôn giáo và tập quán nên cấu trúc nhà ở có sự khác nhau. Điều khác biệt rõ nhất đó là nhà ở của người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận không phải nhà sàn, còn nhà ở của người Chăm An Giang là nhà sàn.

Ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nhà ở của người Chăm được xây dựng bằng các vật liệu dễ kiếm ở địa phương. Trong những điều kiện cho phép họ tìm những loại gỗ quý như gõ, kiền kiền vừa chắc chắn chịu được mối mọt, không mục nát trong thời gian dài. Những thập niên gần đây vật liệu nặng đã được sử dụng rộng rãi như gạch, xi măng, tôn kẽm.

Dụng cụ làm hết sức đa dạng như: rìu, rựa, đực, cưa. Trước đây làm nhà không có thước đo nhà mà chủ yếu dựa vào độ dài và khoảng cách của một số bộ phận trên cơ thể để tính toán, ước lượng. cách đo đạc như vậy không chính xác vì phụ thuộc vào kích cỡ của người được lấy làm chuẩn. Sau này, người Chăm đã dùng thước mét để đo và tính toán. Khung nhà được kết cấu tương đối đơn giản với các vì kèo gá vào cột.

Các vì kèo này được liên kết với nhau bởi hệ thống đòn dông, nhà thường có bốn mái, hai mái chính và hai mái phụ. Mái được lợp bằng cỏ gianh. Tường nhà trước đây được xây dựng bằng đất bùn trộn rơm rạ. Mỗi nhà có cửa chính và cửa phụ. Các cửa này

thường làm bằng gỗ. Một số nơi thay cửa sổ bằng các ô trống trên vách tường để thông gió và có phên tre bên ngoài để nâng lên hạ xuống khi cần thiết.

Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận trước đây còn tồn tại loại nhà có kết cấu trần đất, người ta dùng đất sét trộn bùn đều với rơm rạ để làm vách. Kiểu nhà này giữ được sự mát mẻ vào mùa hè và giữ được độ ấm vào mùa đông lại phòng cháy tốt. Ngôi nhà của người Chăm là không gian cư trú của một gia đình mẫu hệ. Trong khuôn viên đó, có nhiều ngôi nhà nhỏ với những chức năng khác nhau. Trước hết là nhà tục (thang yơ), là ngôi nhà đầu tiên được xây dựng, gồm hai gian một chái, có đòn dông quay về hướng đông – tây. Gian phía đông là kho thóc, còn cháy phía tây là nơi tổ chức lễ trải chiếu khi có đám cưới, và là nơi ở đầu tiên của vợ chồng cô con gái nhà chủ. Ngoài ra, còn có nhà khách, bếp, nhà ngang.

Với người Chăm Hroi ở tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên thì lại khác, làng của họ được định cư trên các vùng núi đất, ở nhà sàn, cửa mở theo chiều dọc, kiến trúc dựa theo những hàng cột.

Y phục và trang sức

Người Chăm có hai bộ phận sinh sống ở vùng môi sinh khác nhau, tùy theo lức tuổi, giới tính, địa phương, tôn giáo tín ngưỡng mà y phục có sự khác biệt nhau.

Đàn ông Chăm vùng Ninh – Bình Thuận trước đây thường mặc xà rông. Đây là một tấm vải rộng chừng 1m (phụ thuộc vào chiều cao và ý thích của người mặc), chiều dài gấp rưỡi vòng bụng. Khi cuốn xà rông, người mặc gấp hai mép cuộn quanh người vòng ra phía bên hông mặt. Xếp lại hai đến ba nếp ôm chặt vào bụng, gấp cập cuộn vào trong. Cùng mặc với xà rông là kiểu áo lakay, ngắn, chùng đến trên mông, phía trước có đường xẻ và đính khuy, vạt trước có hai túi, ống tay áo rộng, dài gần quá cổ tay, không xẻ thân phía trước thành hai vạt mà chỉ xẻ một khoảng dài chừng một ngón tay ở trước ngực, mặc theo kiểu chui đầu.

Nếu đàn ông Chăm theo đạo Hồi mà lại có chức vụ gọi là Pochar thì khi hành lễ cũng khi tiếp khách cũng phải mặc áo Pochar. Đây là kiểu áo rộng, gần với áo thụng, nhưng không xẻ tà, mà được ghép với bốn miếng vải.

Phụ nữ Chăm mặc váy mở và loại áo dài không xẻ vạt. Váy của họ gọi là khăn, được may tự vải do người Chăm tự sản xuất hoặc mua tại các cửa hàng. Vải được may

áo thường được chọn màu đen hoặc màu sẫm. Phụ nữ Chăm mặc áo dài không xẻ vạt, kiểu chui đầu, được nhuộm những màu tươi và sáng như màu chàm, xanh lục, hồng.

Áo của họ chia thành hai loại: dùng trong các ngày thường và lễ, tết. Áo của phụ nữ Chăm được ghép bởi bốn mảnh vải dọc theo chiều đứng của thân người, hai mảnh ở phía trước, hai mảnh ở phía sau, ngoài ra còn hai mảnh nhỏ được ghép hai bên. Áo dài Chăm có hai loại: áo dài đến đầu gối hoặc quá gối một chút, được lớp trẻ yêu thích và loại áo dài phủ chùng gót chân.

Đối với người Chăm An Giang, trang phục truyền thống đối với nam giới là những chiếc xà rong, xà rong nam giới là một loại váy dài từ hông xuống mắt cá chân, một loại sản phẩm đặc biệt của ngành dệt truyền thống, chỉ được bán và sử dụng trong cộng đồng Chăm. Bên cạnh chiếc xà rong, nón cũng đóng vai trò quan trọng trong trang phục của nam giới. Theo quy định của đạo Hồi thì nón trắng dành cho những người đã đến Thánh địa Mecca, còn màu đen dành cho những ai chưa một lần đến đó.

Phụ nữ thường mặt những chiếc xà rong dài 2m, ngang khoảng 0,9m–1,2m. Chăn phụ nữ thường có nhiều màu sắc khác nhau được may giáp hai mí và luôn có chiếc kim băng đi cùng để cho chăn ôm sát vào người. Về màu sắc của những chiếc chăn cũng rất đa dạng, nhưng tất cả nhằm tô thêm vẻ đẹp và duyên dáng của phụ nữ Chăm. Nhìn chung phụ nữ Chăm nhất là các cô thiếu nữ rất khéo tay trong việc thiết kế trang phục, họ đã dệt những chiếc xà rong của họ đạt đến trình độ khá cao. Một chiếc xà rong sau khi dệt xong đều mang hình ống nhưng không có một đường nối vải nào, y như một chiếc khăn tròn trịa liền trơn. Trang phục của dân tộc Chăm vừa kín đáo vừa trang trọng, vừa xinh đẹp biểu lộ được sắc thái đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Trang phục thường ngày, nam giới cũng như phụ nữ họ thường mặc xà rong với áo sơ mi hay áo thun. Những chiếc xà rong ấy có thể mua ở chợ hay mua tùy vào sở thích của mỗi người, nhưng xà rong họ phải mua ở chính địa phương của mình hay ở trong cộng đồng dân tộc mình. Tuy nhiên, phụ nữ thường có thêm chiếc khăn trùm kín mỗi khi ra đường. Nhưng ngày nay, đã có sự tiến bộ hơn, chỉ cần đội vào đầu, che phần tóc của mình là được, không nhất thiết phải trùm cả mặt.

Trang phục khi hành lễ: những vị chức sắc thường mặc áo Achuba hoặc gọi là hadji. Với nam giới họ có thể mặc trang phục thường ngày của mình đến làm lễ ở Thánh đường. Nhưng nữ giới, bộ trang phục của họ khác với trang phục thường ngày.

Khi vào Thánh đường, họ mặc những bộ đồ thường ngày. Đầu đội những chiếc khăn trùm kín cổ, chỉ chừa lại gương mặt mà thôi, khi hành lễ họ không để lộ màu da của mình. Đó là quy định của tôn giáo họ. Sau khi làm lễ xong trang phục để lại Thánh đường và tiếp tục mặc trong các buổi hành lễ sau.

Trang phục lễ hội: Vào những ngày lễ của dân tộc hay lễ về tôn giáo, người già luôn trong chiếc áo dài truyền thống (áo Tắc). Các thanh niên thường thích mặc áo Aochava, còn phụ nữ mặc bộ đồ đẹp và rực rỡ nhất nhằm tô thêm vẻ đẹp.

Trong lễ cưới, trang phục dành cho cô dâu là kiểu áo cổ cao, tay dài được may phủ hết cánh tay, tà áo dài tới đầu gối, không xẻ tà và không ép eo, gần giống chiếc áo dài của người Kinh. Trong ngày cưới, chú rễ mặc áo sơ mi trắng, dưới quấn xà rong trắng, bên ngoài khoác áo choàng xuống tới chân. Ngày nay chiếc áo choàng dài được thay thế bằng chiếc Vecte.

Với tất cả trang phục vừa kể trên, chắc rằng ai cũng phần nào hình dung được trang phục của người Chăm là như thế nào? Bởi nó chính là nét đặc trưng cho một dân tộc, nhìn vào đó có thể thấy được một nền văn hóa độc đáo và riêng biệt của dân tộc Chăm mà không lẫn lộn với một dân tộc khác.

Về trang sức đối với người Chăm thì khá phong phú. Người Chăm Ninh – Bình Thuận thường đeo một loại nhẫn bằng kim loại có khảm mặt đá đen, đây là vật trang sức đặc biệt để những người đồng tộc nhận ra nhau. Trang sức của phụ nữ Chăm vùng An Giang thường được chế tạo bằng các kim loại quý, được chạm trổ tinh vi như vòng đeo tay, đeo chân. Phụ nữ Chăm rất thích đeo những đôi bông tai bằng vàng, cài trâm vàng, bạc, đồi mồi và búi tóc.

Văn hóa ẩm thực

Người Chăm ngoài việc dùng gạo nấu cơm hàng ngày, còn chế biến thành những món khác như bún, bánh, đặc biệt là món cháo chua. Thực phẩm, ngoài các loại thịt gia súc, gia cầm, còn có thịt rừng như thỏ rừng, cheo,... Cá biển cũng là món ăn phổ biến của họ.

Trong những dịp lễ tết, tiếp khách, gia chủ thường làm thịt gà, vịt, dê và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Do theo đạo Hồi nên người Chăm thực hiện một cách nghiêm túc những quy định của luật giáo. Người Chăm Ninh – Bình Thuận

không được giết và ăn thịt bò. Còn người Chăm An Giang không ăn thịt heo và một số động vật khác như chó, mèo, ếch, nhái, chim, chuột và những loài thú dùng chân bắt mồi…Theo người Chăm Islam, lợn là một con vật ô uế, bẩn thiểu, nên không nuôi, không giết thịt và cũng không ăn. Khi ăn thịt, họ làm lấy, hoặc chọn những tiệm, quán do người Chăm nấu bán.

Người Chăm có thói quen ăn bằng muỗng hay ăn bốc, vì vậy họ thường ăn khô, khi có khách là người Kinh cùng ăn thì họ mới dùng đũa ăn, tiếp khách cho lịch sự. Những trường hợp đi dự tiệc của người Kinh mời hay tham gia các cuộc liên hoan, hội nghị, tổng kết,… nếu không có người dân tộc nấu ăn thì họ cũng dự cùng nhưng chỉ ăn chay, hay ăn qua loa bằng cơm nhạt với xì dầu hoặc với đường.

Vì có thói quen ăn bốc, nên trong các buổi tiệc tại các Thánh đường, người ta mang ra một ấm nước lạnh và một chậu nhôm để mọi người rửa tay trước và sau bữa ăn. Ngoài ra, họ còn kiêng xỉa răng nơi đông người, không mút tay, không nhặt thức ăn rơi xuống chiếu, sàn nhà đưa lên miệng,…

Vào ngày vui của cộng đồng, lễ hội, tết hay các ngày kỉ niệm, đón mừng khách,

…người Chăm thường tiếp khách rất trang trọng và tạo không khí thân mật. Ngoài những món ăn đặc sản do người Chăm nấu đãi khách, còn có thức uống dành riêng cho khách, đó là sữa dê, được coi như thức uống quý giá trong dịp họp mặt của cộng đồng.

Người Chăm Ninh – Bình Thuận dùng trà như thức uống thông dụng và là một nghi thức tiếp khách. Sau bữa ăn, hay khát nước, người Chăm thích uống nước giếng, hoặc nước mưa tích trữ trong lu, vò. Họ chỉ uống rượu trong những ngày lễ tết.

Một phần của tài liệu NÉT đặc sắc của văn hóa CHĂM TRONG văn hóa VIỆT NAM (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)