Những đặc điểm điêu khắc Chăm – những tác phẩm điêu khắc

Một phần của tài liệu NÉT đặc sắc của văn hóa CHĂM TRONG văn hóa VIỆT NAM (Trang 50 - 64)

Chương 2: Đời sống và nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào Chăm ở Việt Nam

2.3 Nét đặc sắc qua các di tích của văn hóa Chăm ở Việt Nam

2.3.2 Những đặc điểm điêu khắc Chăm – những tác phẩm điêu khắc

Điêu khắc đá là một thành phần có mối liên hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với công trình kiến trúc. Nếu kiến trúc là bộ khung thì điêu khắc là da thịt, linh hồn của kiến trúc bởi điêu khắc còn phản ánh nội dung tư tưởng, tôn giáo cũng như khát vọng của chủ nhân tạo tác ra chúng. Điêu khắc đá Chămpa thường được thể hiện dưới hai hình thức: tham gia thành phần xây dựng trang trí kiến trúc và thể hiện nội dung tôn giáo của công trình kiến trúc. Chính vì thế điêu khắc đá được coi là tiêu chuẩn, chỉ thị về niên đại tạo tác, nội dung tôn giáo, tư tưởng của thời đại sản sinh ra chúng. Điêu khắc đá có mặt sớm trong nghệ thuật Chămpa, song hành với kiến trúc. Có thể nói ở đâu có kiến trúc, phế tích kiến trúc thì ở đó có tác phẩm điêu khắc đá liên quan. Tác phẩm điêu khắc đá Chămpa hiện biết có mặt sớm nhất vào thế kỉ VII là Bệ thờ Mỹ Sơn E1 (Quảng Nam) và mở đầu cho truyền thống nghệ thuật điêu khắc đá có mặt theo suốt tiến trình lịch sử.

Trong các đền tháp Chăm nói riêng và khắp nơi trong khu vực cư trú của người Chăm nói chung, ta đều có thể gặp một vật có tên là LINGA. Đó là vật thờ phổ biến nhất. Linga thường được đặt ở bệ thờ trang trọng nhất trong giữa tháp, nhưng cũng có thể được đặt ở vị trí có tính cách trang trí, ở ngoài trời, ở cả trên đỉnh tháp (như tháp Bà (Nha Trang). “Linga” có nghĩa là sinh thực khí nam. Xét theo hình dáng và cấu tạo, có thể chia các linga Chăm thành ba loại như sau:

Một loại linga chỉ có một thành phần duy nhất là một hình trụ tròn tượng trưng cho sinh thực khí nam. Linga vào loại cổ nhất tìm được ở Óc Eo (An Giang) thuộc loại này. Linga loại này có khi gặp hàng chục cái được dựng thành hàng. Loại này ở Ấn Độ không thấy có. Nó mang dấu ấn đậm nét của tính cách bản địa Chăm là tính cách thiên về dương tính.

Loại linga thứ hai có cấu tạo hai thành phần, trên và dưới. Phần trên vẫn là hình trụ; phần dưới là một vật thể to tròn – ta gọi là biến thể 2A hoặc vuông – ta gọi là biến thể 2B. Trong biến thể 2A, phần to tròn ở dưới mô phỏng cái cối giã gạo; toàn bộ linga mô phỏng bộ chày cối – biểu tượng tín ngưỡng phồn thực điển hình như cư dân Đông Sơn. Ở biến thể 2B, cái cối được thay thế bằng hình vuông mang tính cách biểu tượng; tròn vuông là biểu tượng của triết lý âm dương. Như vậy, ở loại linga hai phần này không chỉ có chất dương tính của tính chất bản địa Chăm mà còn có cả chất âm

tính; nó là một tổng thể âm dương hài hòa rất rõ ràng của truyền thống văn hóa nông nghiệp khu vực.

Loại linga thứ ba có cấu tạo ba phần. Ngoài phần hình trụ tròn ở trên và phần hình vuông ở dưới, loại linga này có một đoạn hình bát giác ở giữa. Cấu trúc ba phần này phản ánh ảnh hưởng triết lý Bàlamôn giáo Ấn Độ: phần hình vuông (âm tính) ở dưới ứng với thần Brahma sáng tạo; khúc hình bát giác ở giữa là đoạn chuyển tiếp ứng với thần Vishnu bảo tồn; còn phần hình trụ tròn (dương tính) ở trên ứng với thần Siva hủy diệt. Một biến thể của loại này có dạng 4 phần về hình thức nhưng về cấu trúc cũng chỉ có 3 mà thôi. Trong loại hai và ba phần, phần hình vuông âm tính ở dưới gọi là yoni (sinh thực khí nữ). Đáng chú ý là linga trong những trường hợp này đã không còn là “sinh thực khí nam” nữa, song nó vẫn cứ được gọi là “linga”. Như vậy thấy rằng chất dương tính – tính cách bản địa Chăm – đã lấn át như thế nào.

Dòng dương tính và chất bản địa này không chỉ thể hiện bằng vô số tượng linga, mà còn thể hiện qua việc thờ Visa chiếm đa số, ở nhiều pho tượng Visa, chất ngoại lai chỉ còn nơi tên gọi, vị thần được tạc hoàn toàn là một người Chăm. Để nhấn mạnh tính cách dương tính, nhiều pho tượng Visa được tạc ở tư thế ngồi, tay cầm linga. Không chỉ thần dạng người, mà cả thần voi Ganesa tay cầm linga. Thậm chí không chỉ nam thần, mà cả nữ thần cũng cầm hai linga nữa.

Chất dương tính còn thể hiện cả trong những tượng phụ nữ thông thường như tượng vũ nữ ở Trà Kiệu (Quảng Nam) – một pho tượng vào loại đẹp nhất của điêu khắc Chămpa.

Tượng tạc một hình cô gái với đầy đủ những đặc trưng nhân chủng Chăm (mặt vuông, mắt xếch, môi dày). Nhờ lối trang phục gần như khỏa thân, tượng thể hiện cái đẹp phụ nữ một cách dương tính, trực diện bầu vú căng tròn, cặp đùi thon, hông rộng, cổ tay tròn lẳn,… Động tác múa tạo nên hình khối rất cân đối và chặt chẽ, nửa thân dưới và tay trái chìa xuống dưới đưa sang phải; đầu và tay phải co lại giơ lên cao đưa sang trái để lại thế quân bình. Động tác đổi hướng ấy vừa uyển chuyển vừa đầy sức mạnh. Sở dĩ như vậy là cái đẹp của hình khối đó chính là cái đẹp của một thế võ, chân khuỳnh là thế đứng tấn, một tay che bên dưới là để tự vệ, tay kia co là đưa lên cao là để chuẩn bị tấn công.

Bên cạnh dòng dương tính sục sôi với những linga, những Visa và những thế võ thì trong văn hóa Chăm lại còn có một dòng âm tính mạnh mẽ không kém với những bầu vú căng đầy, những tượng và hình tượng mẫu thần của quê hương xứ sở.

Những bầu vú căng đầy không chỉ được thể hiện trên ngực tượng các vũ nữ Chăm, chúng còn được tạc thành từng dãy vú trang trí bao quanh các hệ tượng. Đó chính là biểu tưởng của nữ thần Uroja hay Pô Ina Nưgar – bà chính là Mẹ Quê hương xứ sở, là Quốc mẫu của người Chăm. Người Chăm thờ Quốc Mẫu (Pô Ina Nưgar) của mình ở tháp Bà (Nha Trang) dưới hình ảnh phồn thực của một bà mẹ bản địa với bụng tho, vú căng tròn.

Cho dù Ấn Độ vốn theo phụ hệ thì xã hội Chăm từ xưa đến nay vẫn là mẫu hệ.

Những ảnh hưởng của Bàlamôn giáo Ấn Độ không hề thay thế nếp tôn vinh người phụ nữ - người mẹ trong truyền thống văn hóa ngàn đời của người Chăm và cư dân nông nghiệp Đông Nam Á. Ngày nay ta vẫn gặp khắp nơi những Pô Ina Nưgar Huma Aram (mẹ Xứ Rừng) ở Phan rang, Pô Ina Nưgar Humu Cavat (Mẹ Xứ Chim) ở Ninh Thuận, Pô Ina Nưgar Humu Chanok (Mẹ Xứ Chài) ở bà Rịa, Pô Ina Nưgar Yathan (Mẹ Xứ Lau) ở Nha Trang, Thiên yana Thánh Mẫu (Mẹ Trời) ở diện Hòn Chén (Huế), Bà Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc)…

Sự tồn tại song song của hai dòng dương tính và âm tính này làm ta liên tưởng đến sự đối chọi của thiên nhiên miền Trung giữa một bên là dãy Trường Sơn dương tính cao vút với bên kia là biển Đông âm tính sâu thẩm.

Những tác phẩm điêu khắc

Ảnh hưởng của Ấn Độ và những tác phẩm điêu khắc đầu tiên của Chămpa (trước thế kỉ VII).

Năm 1901, tại khu vực Đồng Dương (nay thuộc tỉnh Quảng nam) đã phát hiện ra một pho tượng đồng truyền Mỹ. Đây là pho tượng bằng đồng thau khá lớn (cao 1,08m), không có phần bệ, thể hiện đức Phật đứng hai tay hướng cân xứng ra phía trước. Phật mặc áo tu hành dài để hở vai phải và khoác ở ngoài một tấm áo khoác. Tóc Phật là những vòng xoáy ốc. Trên trán có một urna lớn. Tuy cùng làm một động tác như tay phải, bàn tay trái cầm một phần phải kéo ra đằng trước.

Phật Đồng Dương gần với truyền thống Amaravati của Ấn Độ đến nổi không thể nào tìm ra một dấu ấn gì thuộc truyền thống bản địa. Không những ngẫu nhiên mà vùng đất, nơi tìm ra pho tượng Phật này nằm trong vùng được gọi là Amaravati của vương quốc cổ Chămpa. Dựa trên những tiêu chí phong cách, các nhà nghiên cứu định niên đại cho tượng Phật Đồng Dương là giữa và cuối thế kỉ IV đầu thế kỉ VI.

Bên cạnh những tác phẩm điêu khắc Phật giáo, một nhóm tượng Chămpa khác lại thể hiện những đề tài ít nhiều gắn liền với Ấn Độ giáo cũng được phát hiện ra. Tại Phú Ninh (huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam) trong vùng Amaravati xưa của người Chàm, nơi tìm ra tượng Phật Đồng Dương, đã phát hiện ra một nhóm tượng bán thân có mái tóc nặng nề uốn thành những xoáy óc lớn, dựa vào một vòng hào quang phía sau. Thân mình của các hình người này được tạo rất sơ sài, hình thù ngực và vai hầu như không được thể hiện. Khuôn mặt khá dài và thẳng, có cặp mắt rất lớn nằm dưới vòng cung lông mày khá cách nhau, có đôi môi dày và hơi cong lên ở khóe. Các kiểu tóc kiểu xoáy ốc rất lớn thòng xuống tận đôi vai. Hai tóc ở rìa trán xếp thành một loạt làn sóng cân đói. Đôi tai hoàn toàn bị mái tóc che kín để lộ ra đôi vòng tai hình đĩa lớn thõng xuống dựa xiên vào đôi vai. Các tượng ở Phú Ninh, xét về mặt cấu trúc và hình dáng, khiến ta liên tưởng tới các kiến trúc có hình đầu người của Pra Pathom (thuộc nghệ thuật Môn Dvaravati của Thái Lan), hoặc của Sandi Bihma thuộc nghệ thuật Điêng của Inđônêxia).

Gần gũi với tượng Phú Ninh là những đầu tượng được tìm thấy ở Cung Sơn tỉnh Phú Yên (miền bắc tỉnh Kauthara xưa của Chămpa). Vì bằng đất nung chứ không bằng sa thạch như các tượng Phú Ninh, nên những tượng Cung Sơn biểu lộ những nét đặc trưng không được đậm và rõ. Các đầu tượng Cung Sơn cũng có cặp mắt to mở rộng, cũng có những đĩa to đeo ở tai. Nhưng cũng ở các đầu tượng Cung Sơn này đã bắt đầu xuất hiện những nét mới về nghệ thuật Chàm giai đoạn sau sẽ tiếp tục: nếp nhăn dẹp ở cổ, cặp vòng cung lông mày vẽ ra một đường kẻ liên tục, quanh co và nổi lên.

Những tác phẩm điêu khắc Chămpa vào buổi đầu tuy không nhiều và tập trung nhưng lại có diện phân bố rộng và thể hiện những tinh thần tôn giáo khác nhau. Ngoài ra, chúng lại mang những nét đặc trưng rời rạc chứ không thống nhất để xác định được một phong cách. Tuy vậy, có thể thấy một điều rõ ràng là điêu khắc Chàm trước thế kỷ

VII gần gũi một cách lạ kỳ với truyền thống nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ. Chỉ từ nửa thế kỷ của thế kỷ VII. Tức là dưới là triều vua Prakásadharma Vikratavarman I, nền nghệ tuật điêu khắc Chàm mới bộc lộ những cá tính riêng biệt của mình.

Những tác phẩm điêu khắc trên địa bàn Thừa Thiên - Huế

Nằm chung trong truyền thống nghệ thuật điêu khắc Chămpa, song hành cùng các kiến trúc tháp, trên địa bàn Thừa Thiên Huế, các tác phẩm điêu khắc đá Chămpa có mặt ở đây khá nhiều, nhiều loại hình, kích cỡ, nhiều giai đoạn nghệ thuật khác nhau thể hiện nội dung vô cùng phong phú

Về số lượng các tác phẩm điêu khắc đá trên địa bàn Thừa Thiên – Huế khá nhiều, lưu giữ khá tản mạn trên địa bàn rộng nhưng về loại hình thì khá phong phú đa dạng, nhiều loại, kích cỡ khác nhau; phản ánh diện mạo của nghệ thuật điêu khắc đá trên một vùng đất trong thời kì lịch sử.

Về đề tài thể hiện, nằm chung trong “nghệ thuật Chàm, như người ta đã biết đó là nền nghề thuật sản sinh ra từ ảnh hưởng của Ấn Độ”. Các tác phẩm điêu khắc đá ở đây đều mang nội dung tôn giáo khá đa dạng. Đó là hình ảnh các vị thần linh, các con vật linh trong tôn giáo, phản ánh trung thực đời sống tôn giáo của cư dân vùng đất.

Về nghệ thuật thể hiện các tác phẩm điêu khắc ở đây đều được thể hiện đẹp, có tính mỹ thuật cao, khối nổi gọn khỏe, đường nét nuột nà tinh xảo, hoa văn tinh tế thể hiện trình độ nghệ thuật cao, góp phần khẳng định giá trị của nghệ thuật điêu khắc đá Chămpa.

Sau đây tôi xin khảo tả một vài tác phẩm điêu khắc hiện có trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

1. Linga – Yoga

- Tượng Linga ở Vân Trạch Hòa

Linga được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ học tại phế tích Vân Trạch Hòa năm 1999. Linga tìm được tại đống gạch đổ nát phế tích tháp Bắc. Đây là bệ thờ Yony – Linga được tạo tác liền khối hoàn chỉnh gồm Yony và Linga. Yony – Linga được chế tác từ chất liệu đá màu đen hạt min Yony hình vuông, cạnh dài 0,58, vòi vươn ra 0,12m, dày 0,10m. Lòng Yony đục trục thũng xuống 0,003m với cạnh vát xuống vào giữa lòng nơi thể hiện Linga, tạo nên lòng phẳng vuông, cạnh dài 0,34m.

Chính giữa lòng Linga nhô lên. Linga thể hiện hai phần, phần dưới hình bát giác (biểu tượng của thần Visna) cao 0,01m, cạnh dài 0,09m, phần trên hình trụ tròn (biểu tượng thần Visa). Trụ tròn khắc tạc với đầu thu nhọn, hai bên có hai đường gờ nổi nhẹ hướng lên cao như quy đầu hình dương vật. Linga thể hiện giàu tính hiện thực mang năng lực sáng tạo. Toàn bộ hiện vật được mài nhẵn bóng, tỷ lệ tạo tác cân xứng, có giá trị nghệ thuật cao.

- Linga tại chùa Ưu Điềm

Trong những vật được thu gom khi xây dựng chùa Ưu Điềm lưu giữ thờ tại miếu có một tượng Linga. Hiện vật ở đây bị vỡ, có thể ở phía dưới có phần Yony nhưng bị vỡ mất,phần còn lại là Linga khá hoàn chỉnh. Linga có hai phần, phần dưới hình bát giác thể hiện biểu tượng của Siva cao 0,1m, cạnh dài 0,15m, phần trên là trụ tròn biểu tượng của Visa cao 0,4m, chu vi 1,1m, đầu trụ tròn thu dần hơi nhọn thể hiện với hai đường gờ nổi lên tạo hình như quy đầu. Linga ở đây tương tự như Linga tìm được tại vân Trạch Hòa nhưng kích thướt lớn hơn.

Yony

Yony là biểu tượng mặt âm của thần Shiva. Yony kết hợp với Linga tạo nên một bệ thờ hoàn chỉnh biểu tượng sự kết hợp âm dương, nguồn gốc của mọi sự sinh sôi nảy nở. Yony có thể được khắc tạc liền khối với Linga, có thể khắc tạc riêng lẻ gá lắp với Linga tạo nên. Yony thường được chế tác hình vuông, với vòi dẫn nưới vươn ra, lòng thường trũng phẳng, để khi làm lễ nghi tôn giáo, nước tắm Linga được dẫn qua lòng Yony, chảy ra vòi trở thành nước thiêng. Ngoài những Yony – Linga đã nêu, ở Thừa Thiên – Huế còn có những bệ Yony khắc tạc riêng:

- Yoga bảo quản tại Vân Trạch Hòa: 2 chiếc

Linga được chế tác từ chất liệu đá màu xám đỏ nhạt, hạt mịn, được tạo tác đẹp.

Yony hình vuông dài 0,68m, dày 0,17m, vòi bị gãy. Lòng Yony đục trũng xuống hình vuông cạnh dài 0,32m, sâu 0,03 có rãnh dẫn nước ra vòi, chính giữa lòng đục lỗ tròn đường kính 0,18m dùng gá lắp Linga. Linga ở đây là khối trụ tròn thể hiện thần Shiva.

Bệ được cắt cạnh góc vuông vức, mài nhẵn đẹp.

Yony được chế tác từ chất liệu đá màu xám đen, hạt mịn, tạo dáng khá đẹp với hình khối hộp vuông hai cấp, phần dưới thu nhỏ dần. Mặt Yony hình vuông, cạnh

0,7m, chính giữa lòng đục lỗ gá lắp Linga hình vuông, cạnh 0,3m. Linga ở đây thể hiện 3 phần, biểu tượng của 3 vị thần mà phần dưới là biệu tượng thần Brahma.

- Yony tại chùa Ưu Điềm

Yony được chế tác từ chất liệu đá màu xanh xám, hiện trạng bị vỡ mất một mảnh. Yony hình vuông cạnh dài 1,1m dày 0,23m, vòi dẫn nước nhô ra 0,36 với khe dẫn đục. Do bị lấp trong đất chưa rõ lỗ gá lắp Linga, có thể chiếc Linga hiện còn là bệ Yony này kết hợp thành cặp hoàn chỉnh. Bệ Yony được được cắt gọt vuông vức, mài nhẵn bóng.

2. Tượng thần Visnu

Thần Visnu là một trong 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo, Visnu được coi là thần bảo tồn. Theo thần thoại Visnu có mười kiếp hóa thân (Avatara) khác nhau, năm kiếp người và năm kiếp hóa vật. Mỗi kiếp hóa thân đều gắn với một sự tích. Năm kiếp hóa vật gồm: cá (Matasya), lợn rừng (Varaha), nhân sư (Narasinha) và hai lần thành rùa (Kurma). Trong năm lần hóa thân kiếp người, có hình tượng học thần Visnu được thể hiện là vị thần có 4 cánh tay, mỗi tay cầm một linh vật: con ốc (Cakha) tượng trưng cho ngũ hành; chùy hay đoạn gỗ (Cakha) tượng trưng cho ý thức hay tri thức, cây cung hoặc chày vồ (Gada) tượng trưng cho ảo giác, bông sen (Padama) tượng trưng cho vũ trụ đang vận hành. Thần Visnu ít được thể hiện trong điêu khắc Chămpa, tại Thừa Thiên – Huế có một số tượng thần Visnu được biết đến như sau:

- Tượng Visnu được lưu giữ tại chùa thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Do được thờ cúng cùng hệ thống tượng phật trong chùa, nên tượng được sơn vẽ khá sặc sỡ. Thần Visnu được được thể hiện trong tư thế đứng, gương mặt thanh tú, mắt nhỏ dài, sóng mũi cao thẳng, môi dày hơi trễ. Thân tượng tròn hình khối ngọn khỏe, từ thân có 4 cánh tay tỏa ra, hai tay chính một tay hướng ra phía trước lòng bàn tay ngửa, một tay tựa vào cột chống song song với chân, hai tay còn lại hướng lên, một tay cầm bông sen, một tay cầm vật tròn hình đĩa. Đầu tượng đội mũ chóp tròn, trang phục khá đơn giản, quần áo với những nếp uốn nhẹ. Kích thước tượng cao 0,8m, rộng vai 0,27m

- Tượng thần Visnu tại xã Hương Vinh

Một phần của tài liệu NÉT đặc sắc của văn hóa CHĂM TRONG văn hóa VIỆT NAM (Trang 50 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)